Hoa hồng và căn bệnh phấn trắng đầy mối nguy hại

3 phút, 53 giây để đọc.

Hoa hồng là loài cây hoa cảnh được nhiều người ưa chuộng. Cây rất ưa nắng và thích nghi tốt trong nền nhiệt độ từ 15-30oC. Nên được đa số những người làm vườn nuôi trồng. Tuy nhiên với các giống hoa này dù là truyền thống hay ngoại nhập đều gặp phải vấn đề về sâu bệnh. Điển hình trong đó là bệnh phấn trắng gây hại trên cây hoa hồng. Vì vậy, nếu ai muốn những cây hoa hồng nhà mình sinh trưởng và phát triển tốt hãy cùng JIA tìm hiểu và khắc phục căn bệnh phấn trắng này nhé!

Đôi nét về hoa hồng

Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae. Có hơn 100 loài với màu hoa đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới. Các loài này nổi tiếng vì hoa đẹp nên thường gọi là hoa hồng. Phần lớn có nguồn gốc bản địa châu Á, số ít còn lại có nguồn gốc bản địa châu Âu, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi. Các loài bản địa, giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm. Đôi khi các loài này được gọi là tường vi.

Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi
Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi

Đây là các cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai. Lá kép lông chim lẻ, lá chét khía răng, có lá kèm. Hoa thơm, màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ… Hoa thường có nhiều cánh do nhị đực biến thành. Đế hoa hình chén. Quả bế, tụ nhau trong đế hoa tôn dày lên thành quả.

Biểu hiện của bệnh phấn trắng ở hoa hồng

Bệnh hại trên lá , thân, cành non, nụ hoa. Trên các bộ phận bị bệnh có một lớp nấm màu trắng mịn rắc lên trên lá. Bệnh thường biến dạng , mép lá cong cuốn, thô, dày, lá nhỏ, chồi ngọn bé, nụ hoa và lá vàng, dễ dụng.

Bệnh hại trên lá , thân, cành non, nụ hoa
Bệnh phấn trắng hại trên lá, thân, cành non, nụ hoa

Phấn trắng phủ lên bề mặt làm lá giảm khả năng quang hợp. Từ đó dẫn đến làm cho cây giảm sức sống, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của hoa hồng. Làm cho nụ hoa bị biến dạng, hoặc không nở được. Nặng nhất là làm cho cây bị chết khô nếu người trồng không chăm sóc cẩn thận.

Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng

Bệnh phát sinh phát triển mạnh ở nhiệt độ 17-25oC. Gây ra bởi nấm Peronospora sparsa. Trong điều kiện có ẩm độ cao hoặc khô hạn bệnh đều phát triển. Bệnh thường phát sinh vào cuối mùa đông từ tháng 1 đến tháng 5. Phát triển gây hại nhất vào tháng 3 – 4 ở các tỉnh phía bắc. Bệnh phá hoại nặng trên các giống hoa hồng đỏ Pháp, hoa hồng Đà Lạt ở những chân ruộng trồng độc canh, bón nhiều phân bón hóa học (nhiều đạm).

Bệnh phát sinh phát triển mạnh ở nhiệt độ 17-25oC
Bệnh phấn trắng phát sinh phát triển mạnh ở nhiệt độ 17-25oC

Tuy nhiên sau khi chết sợi nấm vẫn còn tồn tại trên lá và những cành bị bệnh rụng xuống gốc cây. Đây chính là nguyên nhân tại sao mặc dù cây đã rụng hết lá bệnh nhưng khi hoa hồng ra ngọn, lá mới được 1 thời gian cây lại mắc bệnh trở lại. Hỡn nữa, nếu không dọn dẹp tàn dư của cây bệnh cũ thì cây mới cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

Phương pháp phòng trừ bệnh ở cây hoa hồng

Cần có các biện pháp phòng bệnh để giúp cây phát triển tốt hơn. Bởi khi đã bị phấn trắng trên toàn thân cây rất khó có thể điều trị. Thậm chí là mất một lứa để ra hoa.

Do vậy cần áp dụng phương pháp kỹ thuật điều trị bệnh phấn trắng như sau:

Chăm sóc vườn tốt, bón phân hợp lý, tránh bón nhiều đạm vô cơ. Chú ý tỉa cảnh và lá bệnh, tạo vườn thông thoáng nhiều ánh sáng. Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh

Trên đây là những kinh nghiệm trong việc điều trị kỹ thuật phòng bệnh mọi người có thể tham khảo để chăm sóc tốt cho vườn hoa của mình.

Nguồn: huucomientrung.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết