Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm rõ được quy hoạch và chăm sóc dê hiệu quả. Vì vậy, số lượng đàn dê thất thoát lớn, tăng trưởng chậm, không đạt hiệu quả kinh tế. Để giúp bà con có một khởi đầu tốt và mang lại năng suất cao, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ các lưu ý khi nuôi dê hiệu quả. Hy vọng bạn không bỏ qua!
Cắt sừng ở dê
Việc cắt, khử sừng dê với mục đích là để tránh cho dê đánh húc nhau hoặc sừng quặp vào đầu, cổ. Gây tổn thương cho đàn dê.
Do vậy, người nuôi nên khử sừng dê con khi sừng mới nhú lên, lúc dê con còn đang theo mẹ (dưới 3 tháng tuổi). Bởi vì khử sừng lúc này sẽ ít tổn hại đến sức khỏe dê và ít gây viêm nhiễm hoặc biến chứng cho dê sau này.
Người chăn nuôi nên tiến hành: cắt lông, vệ sinh vùng sừng mọc; dùng ống sắt đặc, dài 5 – 7 cm, đường kính 3 – 4 cm, có cán gỗ; nung nóng trên bếp rồi áp nhanh vào gốc sừng của con dê.
Đối với trường hợp sừng quá dài hoặc có nguy cơ đâm vào đầu, cổ hay mắt thì nên cắt bỏ bớt sừng. Cách tiến hành như sau: vệ sinh sạch sẽ và sát trùng vùng cắt; phong bế gốc sừng bằng Novocain với liều 30 – 50 ml. Tiếp theo, dùng cưa sắc cắt nhanh quanh phần sừng quá dài. Áp nhanh dao nung đỏ vào vùng sừng vừa cắt. Cuối cùng, dùng bông, gạc buộc chặt vết cắt và tiến hành theo dõi cho đến khi vết thương lành.
Phương pháp thiến ở dê
Theo nghiên cứu, nên thiến những dê đực non không sử dụng làm giống lúc đạt 3 tuần tuổi. Những dê đực giống hết thời gian sử dụng, trước khi đưa vào nuôi vỗ béo cũng nên thiến. Để tăng hiệu quả chăn nuôi và chất lượng thịt thơm ngon.
Các bước thiến dê:
– Trước tiên, làm vệ sinh, sát trùng túi dịch hoàn. Sau đó, nắm và kéo hai dịch hoàn ra phía ngoài và dùng dây buộc lại. Để chúng không di chuyển trở lại vào trong của dê.
– Kế đến, dùng dao sắc cắt một đường dài khoảng 3 – 4 cm vào chính giữa túi, để lộ dịch hoàn và kéo dịch hoàn ra bên ngoài của dê.
– Tiếp theo, buộc thắt phần trên thừng dịch hoàn hai nút cách nhau 1,5 cm. Sau đó dùng dao sắc cắt thừng dịch hoàn giữa hai nút buộc. Dịch hoàn còn lại thì làm tương tự.
– Tiếp đó, dùng bông lau sạch máu bên trong và bên ngoài bao dịch hoàn. Rắc kháng sinh vào bên trong và khâu bao dịch hoàn của dê.
– Thời gian sau đó sẽ kiểm tra, theo dõi vết thiến. Và bôi thuốc sát trùng hàng ngày cho đến khi vết thương lành.
Phương pháp cắt móng ở dê
Thông thường thì móng của dê phát triển nhanh. Nhất là trong điều kiện nuôi nhốt hoặc ít được chăn thả. Khi móng chân dê quá dài làm cho chúng đi lại khó khăn, dễ gãy, xước hoặc bị kẹt đá, sỏi, gây tổn thương, làm thối móng và có thể dẫn đến què. Do vậy, cần thường xuyên kiểm tra chân móng dê và tiến hành cắt gọt móng của dê.
Người chăn nuôi cần thực hiện các bước như sau: dùng dao hoặc kéo sắc cắt móng chân, chú ý cắt bỏ hết các phần móng thừa, bẩn và bị bệnh. Có thể cắt sâu khi tổ chức móng bị hỏng. Trường hợp chảy máu, dùng cồn iốt 5% sát trùng rồi băng bó vết thương. Sau đó theo dõi vết thương cho đến khi thực sự lành hẳn.
Phòng bệnh cho dê
Dê dễ mắc các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng… Đây đều là những bệnh có tỷ lệ chết cao. Nên dù là nuôi dê chăn thả hay nuôi dê nhốt chuồng thì bà con phải lưu ý các biện pháp phòng bệnh quan trọng sau:
- Dê mới mua về cần được cách ly từ 30 – 40 ngày trước khi nhốt chuồng.
- Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.
- Định kỳ khử trùng cho chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu nước, phát bụi rậm xung quanh để hạn chế mầm bệnh
- Dê nuôi nhốt chuồng cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện con dê ốm yếu, bệnh để cách ly.
- Phải tuân thủ nghiêm ngặt kịch tiêm phòng vacxin cho đàn dê theo chỉ dẫn của các cơ quan thú ý. Mỗi năm phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
Một số điều cần chú ý khác
Luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo,định kỳ. Một tháng tiêu độc sát trùng chuồng trại một lần bằng các hóa chất như vôi bột, Iodin, Vikol,…Để tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh lây nhiễm sang vật nuôi.
Định kỳ kiểm tra và tẩy giun sán cho dê (ít nhất năm 2 lần).
Chủ động tiêm vacxin. Để phòng một số bệnh truyền nhiễm hay mắc trên đàn dê. Như Tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, lở mồm long móng và bệnh đậu dê.
Dê thuộc loại động vật hiền lành, dễ nuôi, có khả năng tận dụng được nhiều loại thức ăn. Bên cạnh đó nuôi dê đầu tư vốn thấp, quay vòng vốn nhanh. Vì vậy nuôi dê là cơ hội cho một số hộ thoát nghèo vươn lên khá giả hay nâng cao kinh tế. Tuy nhiên, việc nuôi dê không quá dễ dàng. Người nuôi cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc nuôi dê. Để đảm bảo công tác chăn nuôi hiệu quả.
Vui lòng nhấn tại đây để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích khác.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn