Hướng dẫn nấu lẩu gà thơm ngon đơn giản tại nhà

6 phút, 28 giây để đọc.

Với cách nấu đơn giản và có thể biến tấu dễ dàng thành nhiều loại lẩu mang hương vị hấp dẫn khác nhau, lẩu gà là món ăn được nhiều người yêu thích. Đặc biệt là trong các dịp chuẩn bị cho cả gia đình mình 1 bữa tiệc hay những bữa tụ họp gia đình, bạn bè, người thân… thì có lẽ lẩu là một trong những món ăn được lựa chọn rất nhiều phải không nào? Bạn có thể biến tấu món lẩu gà với nhiều nguyên liệu khác nhau tùy theo sở thích cá nhân và người thưởng thức. Và dưới đây là một công thức chuẩn mực cho món lẩu gà vừa thơm ngon vừa hấp dẫn bạn có thể tham khảo. Hãy cùng mình tìm hiểu cách chế biến lẩu gà đơn giản mà thơm ngon nức mũi nhé!

Nguyên liệu

  • 1-1,5kg gà ta (tùy nhu cầu)
  • Rau ăn lẩu: rau muống, cải bao, cải cúc
  • 2 gói nấm kim, 250g nấm hương và các loại nấm khác mà bạn thích
  • Khoai môn, ngô ngọt, cà chua, gừng, tỏi, chanh, sả, ớt.
  • Ăn kèm: trứng vịt lộn, 3-4 bìa đậu, bún, mì tôm hoặc bánh đa.
  • Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, sa tế.

Cách nấu lẩu gà ngon đơn giản nhất

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế các loại nguyên liệu cho món lẩu gà
Sơ chế các loại nguyên liệu cho món lẩu gà
  • Gà xát muối ngoài da rồi rửa sạch sau đó chặt thành miếng vừa ăn. Để riêng phần nhiều xương của gà như chân, cổ, cánh,… để nấu nước lẩu.
  • Ướp thịt gà với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê đường cùng 1 muỗng cà phê dầu ăn để thịt có độ béo nhất định.
  • Các loại rau nhặt rửa sạch ngâm nước muối loãng 10 phút rồi xả lại nước lạnh để ráo cắt thành từng khúc vừa ăn.
  • Nấm kim rửa sạch, cắt gốc để ra đĩa. Nấm hương ngâm qua cho nở rồi rửa sạch cắt gốc. Củ, quả rửa và làm sạch vỏ.

Bước 2: Chế biến nước lẩu

  • Hành củ bóc vỏ băm nhỏ, sả bóc vỏ ngoài rửa sạch rồi đập dập. Cho nồi lên bếp phi thơm hành sả rồi cho phần chân, cổ cánh của gà đã để riêng vào xào săn khoảng 5 phút cho ngấm gia vị.
  • Thêm khoảng 3 lít nước vào nồi, cho thêm gia vị như hạt nêm, muối, sa tế vừa ăn. Đun nhỏ lửa đến khi sôi thì cho ngô, khoai, cà chua thái miếng và nấm hương vào. Hớt bọt thường xuyên cho nước dùng trong.
  • Đậy vung đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút là có thể thưởng thức.

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

  • Nấu xong nước lẩu, chiết 1 phần nước lẩu sang nồi của bếp từ hoặc bếp điện. Không nên cho đầy nồi vì khi ăn nhúng rau sẽ bị tràn nước. Phần nước còn lại đợi khi ăn cạn nước sẽ cho thêm vào.
  • Bật bếp điện, cho 1 phần thịt gà, rau các loại, trứng vịt lộn, đậu vào nồi.
  • Đun sôi bếp lẩu. Khi rau, đậu và nấm kim châm chín trước ta có thể ăn dần đợi thịt gà chín và thưởng thức.
Thưởng thức món lẩu gà với các loại rau và nấm
Thưởng thức món lẩu gà với các loại rau và nấm

Có thể sử dụng món lẩu gà với gia vị chấm theo sở thích như: muối chanh ớt; hay 1 số người thích ăn cay có thể lấy vài thìa nước lẩu 1 chút sa tế làm nước chấm.

Tham khảo thêm 4 hương vị khác của lẩu gà

Lẩu gà lá giang

  • Cũng tương như cách làm lẩu gà đơn giản trên, ta chuẩn bị thêm khoảng 300g lá giang rửa sạch và vò nhẹ cho lá dập.
  • Khi nước lẩu sôi thì cho lá giang vào, vị chua của lá giang sẽ hòa đều trong nước lẩu.
  • Lá giang khi càng nấu sẽ càng chua vì thế điều chỉnh lượng lá giang cho thích hợp, đừng để nước lẩu bị chua quá mất ngon.
Lẩu gà lá giang mang hương vị miền Trung
Lẩu gà lá giang mang hương vị miền Trung

Lẩu gà lá é

Lẩu gà lá é có nguồn gốc từ Phú Yên là sở thích của rất nhiều người yêu vị ngọt thanh của nước dùng hòa cùng hương cay nồng của lá é và ớt xiêm xanh trong miếng gà. Hãy cùng tham khảo cách làm sau:

Nguyên liệu chuẩn bị thêm: 8 trái ớt xiêm xanh, 200g lá é trắng, đường phèn.

  • Ớt nhặt bỏ cuống, rửa sạch, cho 5 trái ớt vào trong cối cùng với 6 ngọn lá é, 1 thìa muối hạt, giã nhuyễn.
  • Thịt gà chặt thành miếng vừa ăn ướp với hỗn hợp vừa giã trên khoảng 15 phút.
  • Thái số ớt còn lại thành lát nhỏ, lá é còn lại nhặt bỏ cọng già, bị dập rồi rửa với nước muối pha loãng, vớt để trên rổ cho ráo nước.
  • Tỏi, sả đập dập cho vào nồi phi thơm. Cho gà vào đảo đều cho thịt săn ngấm đều gia vị sau đó đổ khoảng 2 lít nước vào nồi lẩu đun đến khi sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút. Cho thêm một ít đường phèn để tạo vị ngọt dịu cho nước lẩu cùng 1 số gia vị như hạt nêm, muối nếm cho vừa.
  • Sau đó, bạn vò lá é hơi dập, cho vào nồi nước lẩu đang sôi. Để hoàn thiện món lẩu gà lá é, bạn cho thêm vào một ít ớt xiêm xanh và thưởng thức cùng với bún tươi.

Chú ý: Nên bỏ một lượng lá é vừa đủ. Vì nếu quá ít thì nước lẩu sẽ nhạt, còn nếu quá nhiều sẽ khiến nồi lẩu có mùi cay nồng rất khó ăn.

Lẩu gà ớt hiểm

  • Gà chặt miếng ướp cùng ớt hiểm, hành và tỏi đã băm nhỏ. Cho thêm muối, đường, hạt nêm trộn đều để 15 phút ngấm đều. Hành tây bóc vỏ thái múi cau.
  • Dùng nồi lẩu cho dầu vào xào sả sau đó cho 1/3 gà vào đảo đều cho thịt săn lại. Tiếp theo cho khoảng 2 lít nước, cho hành tây, ớt hiểm vào đun sôi trong 10 phút sau đó nhúng rau cải, nấm vào thưởng thức, ăn hết lại nhúng tiếp phần gà còn lại.

Lẩu gà vị sả

Nguyên liệu chuẩn bị thêm: nấm rơm, cải trắng, sả

Lẩu gà hương sả
Lẩu gà hương sả
  • Cũng tương như cách làm lẩu gà đơn giản trên, ta chuẩn bị thêm củ cải trắng cắt ra thành từng khúc, nấm rơi rửa sạch.
  • Cho dầu ăn vào đợi cho dầu nóng. Sau đó bạn cho vào nồi 1 củ hành tím cắt lát, 1 củ gừng thái sợi và sả cây đập dập, cắt khúc vào xào cho đến khi dậy mùi thơm.
  • Cho gà vào nồi và thêm 1,5 lít nước. Sau đó bạn cho tiếp nấm rơm và củ cải trắng vào. Nấu cho đến khi nước dùng sôi thì hạ lửa nhỏ lại và tiếp tục nấu khoảng 20 phút để thịt gà được mềm.
  • Sau 20 phút hầm gà thì bạn tắt bếp, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho rau ăn kèm vào.

Món lẩu gà với nhiều hương vị chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Cùng xem thêm các món ăn ngon tại chuyên mục Ẩm thực nhé!

Nguồn: danviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết