
Từ tháng 8 đến đầu tháng 10 là thời kỳ từ khi lúa mùa đẻ nhánh đến trổ bông. Nhưng ở nước ta vào thời gian này thường có mưa giông, bão lốc… dễ khiến cho bộ lá lúa bị sây sát hoặc giập nát. Từ đó, các vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa có điều kiện hoành hành và phát triển. Gây ra rất nhiều trở ngại cho nhà nông. Ngày nay, hầu như ở tất cả các vụ lúa trong năm đều có bệnh bạc lá xuất hiện và gây hại cho cây lúa. Vì vậy nó đã trở thành một trong những đối tượng cần tiêu diệt trên đồng ruộng.
Nguồn gốc bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá lúa hay còn có tên gọi khác là bệnh cháy bìa lúa. Tên tiếng anh là Bacterial leaf blight desease. Là bệnh trên cây lúa, do loại vi khuẩn có tên Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra. Đây là một trong những căn bệnh điển hình gây hại đối với nhiều vùng trồng lúa trên thế giới. Bệnh có thể gây thiệt hại cho năng suất lúa đến 50%.

Bệnh được phát hiện đầu tiên ở tỉnh Fukuoka của Nhật Bản vào năm 1884. Ban đầu, các nhà khoa học lầm tưởng đây là bệnh có nguồn gốc sinh lý, do đất chua gây nên. Không lâu sau đó, các nhà khoa học đã xác nhận nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do vi khuẩn gây nên.
Từ cuối thập kỷ 60 đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 cho đến nay, bệnh bạc lá lúa phổ biến ở mọi nơi. Chúng xuất hiện tại các nước trồng lúa trên thế giới. Có thể nói ở đâu có lúa, ở đó có bệnh bạc lá lúa. Điều này đã khiến cho các nhà nông đều phải đau đầu khi nghĩ cách giải quyết
Dấu hiệu nhận biết bệnh bạc lá lúa
Thông thường bệnh bạc lá lúa xuất hiện trên các phiến lá. Để nhận biết được bệnh trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng về bệnh. Đầu tiên thường ở hai bên mép lá phía trên, sau lan dần vào giữa lá. Khi mới xuất hiện, vết bệnh có màu xanh đậm, khi gặp nắng vết bệnh héo đi, tế bào chết dần tạo thành vết dài màu trắng xám, rìa vết bệnh có hình gợn sóng.

Khi thời tiết ẩm hay sáng sớm, trên vết bệnh có giọt dịch màu trắng đục. Lúc khô có màu vàng hoặc nâu chứa vi khuẩn. Bệnh nặng có thể làm khô cháy toàn bộ phiến lá.
Nguyên nhân và quy luật phát sinh, phát triển: Đây là bệnh do vi khuẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương cơ giới. Các giống lúa lá to bản, lá mềm, các ruộng bón phân không cân đối thường bị bệnh nặng.
Bệnh thường phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao. Khi có mưa gió tạo vết thương cơ giới, nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống, trong đất, ký chủ phụ…
Khu vực gieo cấy các giống dễ bị nhiễm bệnh như: Nhị ưu 838, BC15, TBR 225, TH3-3, TH3-4… Vì vậy, các nhà nông phải quan sát cẩn thận để kịp thời có biện pháp phòng tránh và diệt trừ.
Biện pháp phòng trừ
Nên tạm dừng phun phân bón hoặc bón đạm có chứa chất kích thích sinh trưởng cho cây. Ngoài ra, những ruộng bị bệnh cần giữ mực nước từ 3-5cm.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, chỉ đạo phun trừ kịp thời bằng một trong các thuốc: Lino Oxto 200WP; Starner 20WP; Norshield 86.2WG; Apolits 20WP, 30WP, 40WP; Aliette 800 WG; Starsuper 10SC, 20SL, 20WP, 21SL, 60WP; Supervery 50WP… Hay những thuốc khác có trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ đối tượng này. Phun theo hướng dẫn in trên bao bì.

Đối với những ruộng bệnh nặng cần phun kép 2 lần. Lần 1 cách lần 2 từ 2-3 ngày, những ruộng phun xong gặp mưa cần tiến hành phun lại.
Trên đây là dấu hiệu nhận biết và cách phòng trừ bệnh cho cây lúa. Giúp nhà nông hiểu và phòng chống các loại bênh cho lúa dễ hơn. Ngoài ra hãy ghé thăm JIA để tìm hiểu thêm về cách phòng bệnh cho cây trồng nhé!
Nguồn: huucomientrung.com.vn