Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

4 phút, 56 giây để đọc.

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ vi khuẩn và thường xảy ra vào các hôm trời mưa to; gió lớn. Khi lá lua bị nhiễm bệnh sẽ giảm khả năng quang hợp và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây lúa; từ đó dẫn đến tình trạng cây lúa chậm phát triển và giảm năng suất của hạt. Nhiều người trồng lầm tưởng bệnh này đơn giản; thế nhưng bệnh bạc lá lại rất nguy hiểm; nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây ra tình trạng mất mùa. Để tìm hiểu rõ biểu hiện và cách phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa bà con có thể theo dõi bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của bệnh bạc lá

Bệnh bạc lá hay còn gọi là cháy lá xuất hiện ở cây lúa; do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. Oryzae (Xoo) gây ra; là một trong những bệnh nhiệt đới điển hình; gây hại đối với nhiều vùng trồng lúa. Bệnh có thể gây thiệt hại năng suất lúa đến 50%. Điều kiện ẩm ướt, nhiều sương mù, gió mạnh;… rất thuận lợi cho việc phát triển; và lây lan của vi khuẩn. Thông qua sự va chạm giữa các lá lúa do mưa; gió để truyền lan tới các lá, các cây khác. Bệnh lây lan và gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của lúa; từ thời kỳ mạ đến chín. Nhưng những biểu hiện của bệnh thể hiện rõ nhất là vào lúc mà lúa bắt đầu trổ hạt và có hạt sữa.

Biểu hiện bệnh

Vụ lúa thời điểm đông xuân chính là lúc mà bệnh gây hại mạnh nhất so với các vụ còn lại; chủ yếu hiện tượng khô đầu (chóp lá); bệnh cháy bìa lá hiện tại đang có chiều hướng lan nhanh do gió mạnh; có sự cọ sát tạo vết thương; là cơ hội rất tốt để vi khuẩn xâm nhập và gây hại; vết bệnh điển hình trên ruộng là hiện tượng khô đầu lá; sau đó vi khuẩn tiếp tục tấn công hai bên mép lá; và chạy dài từ mép lá xuống cuống lá.

Biểu hiện của bệnh bạc lá

Vào các thời điểm nhạy cảm như trà lúa Mùa sớm đang trong giai đoạn phân hóa đòng- ôm đòng; trà chính vụ; muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh – đứng cái; phân hóa đòng. Đây là giai đoạn hết sức mẫn cảm; kết hợp với thời tiết nóng ẩm; có mưa rào và dông có khả năng làm bùng phát bệnh bạc lá; gây hại nặng trên lá đòng; ảnh hưởng lớn đến năng suất; nếu không có biện pháp phát hiện sớm; phòng trừ hiệu quả thì sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới năng suất trồng lúa của bà con.

Các biện pháp phòng trừ bệnh

Để có thể phòng bệnh được hiệu quả; bà con có thể tham khảo những biện pháp sau đây:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng

Kiểm tra đồng ruộng sẽ giúp bà con phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Đặc điểm nhận biết bệnh bạc lá như sau:

Biểu hiện của bệnh xuất hiện trên lá có dấu hiệu như: Khi mới xuất hiện, vết bệnh có màu xanh đậm; khi gặp nắng vết bệnh héo đi, tế bào chết dần tạo thành vết dài màu trắng xám; rìa vết bệnh có hình gợn sóng. Khi thời tiết ẩm hay sáng sớm; trên vết bệnh có giọt dịch màu trắng đục; lúc khô có màu vàng hoặc nâu chứa vi khuẩn. Khi bệnh đã diễn biến nặng sẽ gây cháy toàn bộ lá và lây lan sang những lá khác.

Biện pháp trừ bệnh bạc lá

Nguồn gốc của bệnh bắt nguồn từ các loại vi khuẩn; vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương cơ giới. Các giống lúa lá to bản, lá mềm; các ruộng bón phân không cân đối thường bị bệnh nặng. Bệnh thường phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao; khi có mưa gió tạo vết thương cơ giới; nguồn bệnh có thể tiềm ẩn ở trong đất; hạt giống và các loại cỏ dại khác.

Phân vùng lúa bị nhiễm bệnh

Khoanh vùng sẽ giúp hạn chế sự lây lan sang các khu vực và ruộng lúa khác. Khu vực gieo cấy các giống dễ bị nhiễm bệnh như: Nhị ưu 838; BC15, TBR 225, TH3-3, TH3-4;… cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm; phòng trừ kịp thời tránh lây lan. Khi những khu vực bị nhiễm bệnh cần phải điều trị kịp thời và nhanh chóng.

Phun thuốc phòng bệnh

Đối với những ruộng đã bị nhiễm bệnh thì cần giữ mực nước từ 3-5cm; tạm dừng bón đạm hoặc phun phân bón lá có chứa đạm; hay chất kích thích sinh trưởng. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, chỉ đạo phun trừ kịp thời bằng một trong các thuốc: Lino Oxto 200WP; Starner 20WP; Norshield 86.2WG; Apolits 20WP, 30WP, 40WP; Aliette 800 WG; Starsuper 10SC, 20SL, 20WP, 21SL, 60WP; Supervery 50WP… hay những thuốc khác có trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ đối tượng này. Phun theo hướng dẫn in trên bao bì. Đối với những ruộng bệnh nặng cần phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 2-3 ngày; đối với những ruộng đã phun xong mà bị dính mưa thì cần phun lại để trừ bệnh.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Xem thêm: Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Hạn chế các tổn thất cho cây ăn trái trong mùa mưa bão

Hiện nay, các loại trái cây đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, việc chăm sóc …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết