Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

10 phút, 54 giây để đọc.

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến mới trong nhiều lĩnh vực với nhiều thành tựu nổi bật. Đặc biệt, đối với sự phát triển nông nghiệp, thủy sản lâu đời của nước ta. Thì nhiều sáng kiến, nhiều phát hiện mới hiện đại và tiên tiến được áp dụng lại càng được chú trọng. Trong đó tôm là loài mang lại thủy sản mang lại nguồn tài chính lớn và nâng cao chất lượng cuộc sống của phần lớn bà con. Tôm thẻ chân trắng lại càng quen thuộc và được ương giống nuôi khá nhiều.

Tôm thẻ chân trắng là một trong những loài tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu có điều kiện và phương pháp chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng cũng khó rất khó nuôi và chăm sóc. Chỉ cần một sai sót nhỏ, cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tôm và giống tôm. Chính vì vậy, cần có công nghệ hiện đại với hiệu quả cao được áp dụng. Bài viết sau đây sẽ bật mí việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả cao.

Áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến vào việc nuôi tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đang được nhân giống và ứng dụng nuôi phổ biến vào công nghiệp nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng đang được nuôi với mật độ quá dày dẫn đến tôm chậm phát triển hơn bình thường. Bên cạnh đó là việc tiêu thụ lượng lớn thức ăn mà tỷ lệ sống thấp dẫn đến vụ nuôi thất bại. Chính vì lẽ đó mà một số kỹ thuật cần được áp dụng vào công tác nuôi trồng là hết sức cần thiết. Vừa giúp người nuôi tôm thu được năng suất cao. Vừa ít tốn công chăm sóc và tiết kiệm được nguồn phí đầu tư.

Một trong những ưu điểm nổi bật của kỹ thuật này là đạt được năng suất tôm nuôi cao và giảm thiểu diện tích nuôi. Hơn nữa có thể áp dụng ở nhiều nơi khác nhau. Phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng có rất nhiều lợi ích mang lại. Đây là loài tôm có khả năng chịu đựng và lớn nhanh ở mật độ cao, ít phân đàn, ít ăn nhau và thời gian nuôi ngắn. Nên việc nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà bạt có nhiều ưu điểm là ít bị tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, các chỉ số được duy trì ổn định.

Bên cạnh đó là việc áp dụng hệ thống tuần hoàn nên môi trường nước nuôi ổn định. Hạn chế tối thiểu việc thải nước thải ra ngoài gây ô nhiễm và đảm bảo an toàn sinh học. Sử dụng lượng nưới cho nuôi trồng, chăm nuôi thủy sản hợp lý. Chính vì vậy đây được xem là hình thức nuôi trồng mới 2 trong 1. Vừa thân thiện với môi trường vừa đạt hiệu suất thu hoạch tôm cao.

Chú trọng vào việc chọn giống tôm thẻ chân trắng

Có thể nói, với kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng thì việc lựa chọn tôm giống có vai trò quyết định đến chất lượng và sản lượng của vụ nuôi sau này.

Chú trọng vào việc chọn giống tôm
Chú trọng vào việc chọn giống tôm

Con giống có trên thị trường chủ yếu không rõ nguồn gốc nên nguy cơ rủi ro cao. Nếu chúng ta không làm kỹ công đoạn này sẽ gây rất nhiều khó khăn về sau. Điển hình những giống tôm không rõ nguồn gốc sẽ sinh ra những dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng là nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chết hàng đầu. Do đó, người nuôi tôm cần phải lựa chọn những đơn vị cung cấp giống Uy Tín trên thị trường.

Tôm thẻ giống chân trắng trước khi thả nuôi phải làm các xét nghiệm. Xét nghiệm các bệnh đốm trắng, đầu vàng, MBV – bệnh còi. Tuổi post từ 10 – 12 là thả tốt nhất. Cần lưu ý kĩ công tác chọn giống để tránh các sai sót không đáng có trong việc chăm sóc lâu dài về sau.

Một số điều lưu ý đối với việc chuẩn bị ao nuôi tôm

Đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng bắt buộc phải có ao lắng để xử lý nước đầu vào. Đồng thời ao xử lý nước đầu ra, có hệ thống cống thoát nước đầy đủ. Để luôn sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống có thể xảy ta trong quá trình nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh. Vì vậy nên chọn vùng nuôi là vùng trung và cao triều. Diện tích ao nuôi 0,3 – 1ha, độ sâu của nước 1,2 – 1,5m.

Hệ thống ao nuôi tôm hiên đại
Hệ thống ao nuôi tôm hiên đại

Môi trường thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng cần được chú trọng. Nhiệt độ nước 20 – 30oC; độ mặn 5 – 30%o, tốt nhất là 10 – 25%o. Độ pH từ 7,5 – 8; ôxy hoà tan 4 mg/l, không dưới 2 mg/l. Độ trong 30 – 50cm. Màu nước xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc mận chín. Cần được theo dõi thường xuyên chất lượng nước ao nuôi để có điều chỉnh ngay khi cần thiết.

Mật độ thả nuôi thích hợp

Mật độ thả tốt nhất khi nuôi tôm thẻ chân trắng là từ 50 – 80 con/m2. Tùy vào điều kiện ao nuôi và hình thức nuôi.
Ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao không thể thiếu hệ thống quạt nước. Cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Số quạt trong ao không cần quá nhiều. Vị trí lắp đặt sao cho tạo dòng chảy tốt.
  • Tốc độ quạt quyết định lượng ôxy hòa tan. Nếu trời nắng chạy khoảng 80 vòng /phút. Còn ban đêm hay lúc trời nhiều mây thì phải chạy 100 vòng/phút.
Một số loại tảo gây hại cho tôm
Một số loại tảo gây hại cho tôm

Bên cạnh đó phải đảm bảo mật độ nuôi thả phù hợp với mức độ đầu tư cơ sở vật chất, khả năng chăm sóc và kinh nghiệm. Bài học tại Thái Lan cho thấy, qua nhiều năm nuôi tôm ở mật độ cao. Khiến nền đáy bị chai, nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dẫn đến dịch bệnh hoành hành, gây thiệt hại lớn cho ngành tôm.

Để khắc phục, người nuôi tôm nước này đã phải áp dụng giải pháp tạm ngừng nuôi một thời gian nhất định. Đồng thời, giảm mật độ thả nuôi.

Phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả cao

Tôm có tốc độ tăng trưởng ổn định. Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng cao trong 80 ngày đầu, sau đó sẽ chậm lại. Tôm thẻ chân trắng hoạt động rất mạnh và sống ở mọi tầng nước.

Nếu nuôi mật độ thấp thì dùng thức ăn 32% đạm. Nếu nuôi mật độ cao thì dùng thức ăn như tôm sú (trung bình 35% đạm). Tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với sự thay đổi về mặt cơ học. Khi đó tôm sẽ cong thân, đục thân và chết rất nhanh.

Thăm nuôi tôm thường xuyên
Thăm nuôi tôm thường xuyên

Nhu cầu cơ thể cần rất nhiều vitamin và khoáng. Nếu thiếu, tôm dễ bị stress và đục thân, cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn. Tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với môi trường. Khi bị sốc, tôm sẽ không nổi đầu mà chết đáy. Tôm thẻ chân trắng cũng rất nhạy cảm với các loại hóa chất. Khi đang nuôi nên sát trùng nước định kỳ, phải dùng thuốc thật an toàn.

Ngoài ra cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp ngay từ khâu lựa chọn con giống, cải tạo ao nuôi đến quá trình chăm sóc một cách nghiêm ngặt mới giảm thiểu được rủi ro dịch bệnh. Bởi trong nuôi tôm, việc phòng bệnh đặc biệt quan trọng. Hơn nữa, nếu tôm đã mắc bệnh thì có chữa trị được tôm cũng chậm lớn. Dẫn đến hiệu quả nuôi thấp, thậm chí thua lỗ. Đồng thời, tránh một số bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị làm chết tôm hàng loạt.

Cách thu hoach tôm thẻ chân trắng đúng cách

Tôm thẻ chân trắng đến mùa thu hoạch cần phải có phương pháp thu hoạch đúng cách để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất tôm. Tôm thẻ chân trắng sẽ chết nhiều, mềm vỏ và đục thân làm giảm chất lượng nếu thu hoạch sai cách.

Chính vì vậy, thời gian thích hợp thu hoạch tôm là vào sáng sớm thì tôm sẽ ít chết hơn. Tôm thẻ chân trắng đi ngược nước nên không thể xả cống bắt hết được mà phải dùng lưới. Nếu thu hoạch vào ban đêm thì dùng bóng đèn công suất lớn chiếu ngay miệng cống, sau đó xả nước. Tôm sẽ ra hết vì tập tính thích ánh sáng. Lưu ý khi thu hoạch cho thật nhiều nước đá vào thùng tôm để tránh cơ thịt tôm bị đục. Đây là một trong những cách hiệu quả được bà con nuôi tôm lâu năm áp dụng và mang lại hiệu quả cao.

Thu hoach tôm thẻ chân trắng đúng cách
Thu hoach tôm thẻ chân trắng đúng cách

Bên cạnh một số phương pháp thu hoạch đúng cách đã nêu trên. Trong quá trình chăm nuôi tôm quý bà con nông dân cũng cần đặc biệt chú ý. Bà con cần thường xuyên chăm lo kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong các hồ tôm. Vừa phải tìm cách phòng chống các yếu tố bất lợi từ bên ngoài xâm nhập vào. Vừa phải tránh các yếu tố do chính môi trường chăm nuôi tôm phát sinh. Từ đó có thể đạt năng suất cao nhất từ hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng. Giúp bà con nông dân nâng cao doanh thu và ổn điịnh chất lượng cuộc sống.

Tham khảo và tìm hiểu thêm về các cách nuôi thủy sản hiệu quả với chất lượng tốt tại Phương pháp chăm sóc thủy sản.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu và phòng ngừa căn bệnh thán thư trên hoa họ cúc

Hoa họ cúc là một loại hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau. Đối với các nước trên thế …
Xem Chi Tiết

Bệnh rỉ sắt – một trong những căn bệnh phổ biến ở hoa hồng

Bệnh rỉ sắt là bệnh khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng và hoa hồng cũng không ngoại lệ …
Xem Chi Tiết

Bệnh đốm đen vi khuẩn gây ra tác hại không nhỏ đến cà chua

Cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A. Đặc biệt là giàu lycopeme tốt …
Xem Chi Tiết

Giải pháp cứu thoát cây ngô (bắp) khỏi bệnh phấn đen

Ngô (bắp) là loại hạt ngũ cốc giàu chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bắp …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông đánh bại sâu cuốn lá nhỏ ở cây lúa

Hiện nay, lúa chiếm diện tích đất trồng lớn nhất trong tất cả các loại lương thực ở nước ta …
Xem Chi Tiết

Cứu chữa sản lượng khoai tây khỏi căn bệnh héo vàng

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết
Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Hiện nay, chim bồ câu pháp là giống vật nuôi đươạ ưa chuộng. Bởi giá trị kinh tế mà nó …
Xem Chi Tiết

Bệnh cước chân ở trâu bò: Nguyên nhân và cách phòng, trị

Ngày nay thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt. Nguy cơ trâu, bò mắc bệnh rất cao. Thời tiết …
Xem Chi Tiết