Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

8 phút, 57 giây để đọc.

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy sản là một trong những điểm sáng lớn ngày càng được phát triển. Việc người dân chuộng chăm sóc, nuôi trồng thủy sản đã giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều hộ gia đình khó khăn. Một điều đáng nói đến là sản lượng thủy sản được nuôi ở nước ta chiếm tỉ lệ xuất khẩu ngày càng được tăng cao qua mỗi năm. Cá trắm đen là loài cá không còn xa lạ gì đối với bà con. Vì vậy được ưa chuộng và chăm nuôi nhiều.

Cá trắm đen thuộc họ cá chép, sống trong môi trường nước ngọt. Khi trưởng thành thường có kich thước và cân nặng khá lớn. Vừa ngọt và chắc thịt lại ít xương. Mang lại hiệu suất kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình chăm nuôi giống cá này. Vì vậy, phương pháp chăm sóc, ương giống cá trắm đen cũng được quan tâm và cải thiện không ngừng từ phía bà con chăm nuôi.

Nguồn lợi cá trắm đen mang lại

Cá trắm đen hiện nay được xem là loài cá có độ phổ biến rộng đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng. Đây là một trong những loài cá đặc sản nước ngọt được nuôi các hộ bà con chăm nuôi khá phổ biến. Vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa là bài thuốc quý được nhiều người sử dụng.

Cá trắm đen còn gọi là thanh ngư. Loại cá trắm này được người dân nuôi ở ao hồ để lấy thịt. Thịt cá trắm được sử dụng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra còn có tác dụng phòng chữa bệnh.

Cá trắm đen mang lại hiệu quả kinh tế cao lại tốt cho sức khỏe
Cá trắm đen mang lại hiệu quả kinh tế cao lại tốt cho sức khỏe

Cá trắm đen thường được  người dân nuôi ghép với mật độ thưa trong các ao nuôi cá truyền thống. Nhằm mục đích tận dụng diện tích và nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, tránh lãng phí. Tuy nhiên, nhận thấy đây là loài cá có trọng lượng lớn và giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các loài cá nước ngọt truyền thống khác. Vì vậy nhiều địa phương đã chuyển sang nuôi cá trắm đen theo hình thức công nghiệp như một hướng đi mới mang lại năng suất và hiệu quả cao. Từ đây, việc nuôi cá trắm đen theo hình thức mới được bà con áp dụng rộng rãi hơn và mang lại nhiều giá trị kinh tế cao.

Mô hình nuôi cá trắm theo hình thức công nghiệp

Trước đây, cá trắm đen thường được nuôi ghép với một số loài cá truyền thống để sử dụng diện tích và nguồn thức ăn tự nhiên trong ao như ốc, rêu. Tuy nhiên, việc thực hiện nuôi thả cá trắm đen theo phương pháp truyền thống cá lớn chậm. Dễ gây ô nhiễm môi trường nguồn nước.

Vào năm 2008, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tiến hành nuôi thử nghiệm cá trắm đen theo hình thức công nghiệp. Theo hình thức mới đã áp dụng sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm từ 35-40% làm thức ăn cho cá và triển khai mô hình này vào thực tế được nông dân ở nhiều địa phương đánh giá cao. Tính đến ngày nay, mô hình nuôi cá trắm đen theo hình thức công nghiệp đã được phổ biến ở nhiều địa phương mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn so với các vụ nuôi trước đây.

Mô hình nuôi cá trắm theo hình thức công nghiệp
Mô hình nuôi cá trắm theo hình thức công nghiệp

Theo hình thức công nghiệp, cá trắm đen nuôi thường được thả với mật độ 0,5-0,7 con/m2. Với kích cỡ từ 0,5-1kg/con. Cá trắm đen thường chiếm từ 80-85% ao nuôi. Thời gian thả khoảng từ đầu tháng 2-3. Thu hoạch vào cuối năm, cỡ cá thương phẩm từ 3-5 kg/con. Giá thành của cá trắm ổn định và tăng đều theo mỗi năm. Theo đó lợi nhuận mà cá trắm đen mang lại rất lớn. Và có giá thành cao gấp 3-4 lần so với các loại cá nuôi nước ngọt khác.

Cần đặc biệt được quan tâm và chú trọng khi chăm sóc

Cá trắm đen thường sống dưới đáy ao và ốc là thức ăn chủ yếu của loài cá này. Tuy nhiên, nên lưu ý cho cá ăn bằng thức ăn có độ đạm cao hoặc bằng ốc rất dễ làm ô nhiễm môi trường nước. Lượng thức ăn dư thừa tồn đọng trong ao có thể làm phát sinh bệnh ở cá nuôi hoặc làm cá phát triển chậm.

Nếu bà sử dụng cám nuôi cá trắm đen thì nên lựa chọn loại cám hỗn hợp dạng viên nổi có thể mua sẵn ngoài thị trường. Hoặc tự làm bằng cách trộn các nguyên liệu với nhau và cho vào máy ép cám viên nổi để tạo hạt với tỉ lệ 42% đạm, 7% chất béo và 51% tinh bột. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Đặc biệt được quan tâm và chú trọng khi chăm sóc
Đặc biệt được quan tâm và chú trọng khi chăm sóc

Cá trắm đen là loài cá ưa nước sạch nên người nuôi phải chú ý thay nước và dùng chế phẩm sinh học định kỳ. Tạo môi trường thuận lợi cho cá phát triển tốt nhất. Cá trắm đen cần được cung cấp ôxy đầy đủ đồng thời giữ mực nước cao và ổn định. Từ 1,8 đến 2m. Cần tuân thủ quy tắc 4 định khi cho cá ăn (định chất, định lượng, định địa điểm, định thời gian). Để cá sử dụng thức ăn hiệu quả nhất. Cần lưu ý kiểm tra cá mỗi tháng 1 lần. Nhằm đánh giá sự tăng trưởng của cá. Qua đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp và tránh sơ suất không đáng có trong quá trình chăm nuôi.

Một số điều cần lưu ý khi nuôi cá trắm đen

Theo dõi ao nuôi hàng ngày. Đặc biệt những ngày nắng nóng và mưa bão. Nhằm duy trì mực nước ổn định, phần bờ kè chắc chắn, không bị sụt lún, ảnh hưởng bởi gió bão. Nếu nước bị bẩn thì hàng tuần cần có biện pháp bơm thêm nước vào ao nuôi để cải tạo, kích thích cá sinh trưởng.

Lưu ý bổ sung vitamin, thuốc phòng bệnh cho cá định kỳ. Nhất là vào thời điểm chuyển mùa. Đặc biệt là 2 tháng cuối chu kỳ nuôi, bổ sung thức ăn tươi là ốc bên cạnh thức ăn công nghiệp. Giúp cá chắc và có chất lượng thịt tốt hơn. Những tháng cuối cần chú ý tới lượng ôxy hòa tan. Tránh hiện tượng cá nổi đầu hoặc chết do thiếu ôxy thường xảy ra vào thời điểm từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng.

Chủ động phòng bệnh cho cá trắm đen
Chủ động phòng bệnh cho cá trắm đen

Theo dõi tình trạng phát triển của đàn cá. Nếu thấy có dấu hiệu bị bệnh hoặc bất thường do thay đổi của thời tiết hoặc môi trường cần có biết pháp xử lý kịp thời. Tránh lây lan ra cả đàn. Cá trắm đen rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Lúc này đàn cá hay bị mắc bệnh, giảm ăn.

Phổ biến và được chăm nuôi rộng rãi

Cá trắm đen ( tên đầy đủ là Mylopharyngodon piceus). Là loại cá có thịt chắc thơm ngon. Với hàm lượng dinh dưỡng cao lại tốt cho sức khỏe. Có nhiều tác dụng tốt trong y học nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo Đông y, cá trắm đen bổ tỳ vị, khí huyết. Thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức. Cá trắm đen là loài cá được nuôi phổ biến ở nhiều nước châu Á. Và là một trong 4 loại cá nuôi quan trọng ở Trung Quốc. Đây cũng là một trong những lý do chính thúc đẩy sự phát triển và nhân giống rộng rãi của mô hình nuôi cá trắm đen trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Truy cập tại Phương pháp chăm sóc thủy sản để tìm hiểu thêm thông tin về các cách chăm nuôi cá giống hiệu quả.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu và phòng ngừa căn bệnh thán thư trên hoa họ cúc

Hoa họ cúc là một loại hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau. Đối với các nước trên thế …
Xem Chi Tiết

Bệnh rỉ sắt – một trong những căn bệnh phổ biến ở hoa hồng

Bệnh rỉ sắt là bệnh khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng và hoa hồng cũng không ngoại lệ …
Xem Chi Tiết

Bệnh đốm đen vi khuẩn gây ra tác hại không nhỏ đến cà chua

Cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A. Đặc biệt là giàu lycopeme tốt …
Xem Chi Tiết

Giải pháp cứu thoát cây ngô (bắp) khỏi bệnh phấn đen

Ngô (bắp) là loại hạt ngũ cốc giàu chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bắp …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông đánh bại sâu cuốn lá nhỏ ở cây lúa

Hiện nay, lúa chiếm diện tích đất trồng lớn nhất trong tất cả các loại lương thực ở nước ta …
Xem Chi Tiết

Cứu chữa sản lượng khoai tây khỏi căn bệnh héo vàng

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết
Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Hiện nay, chim bồ câu pháp là giống vật nuôi đươạ ưa chuộng. Bởi giá trị kinh tế mà nó …
Xem Chi Tiết