Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới kinh tế và sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn. Một trong số những bệnh truyền nhiễm gây bệnh cho đàn lợn con, để lại nhiều hậu quả đó là phù thũng. Theo đó, bệnh phù thũng ở heo con là bệnh nhiễm độc cấp tính. Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli chủng độc lực cao gây ra. Vi khuẩn gây dung huyết, đồng thời làm giãn mạch, thoát dịch và gây phù thũng. Vi khuẩn E.coli tồn tại thường xuyên trong phân heo. Và cả môi trường nuôi như đất, các vũng nước bẩn. Bệnh xảy ra khi xuất hiện điều kiện bất lợi cho heo như cai sữa sớm, chuồng ẩm, lạnh, thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
Hiểu về bệnh phù thũng
Bệnh phù thũng (tên tiếng anh là Bowel Oedema – BO) là một bệnh thần kinh cấp tính. Bệnh xảy ra chủ yếu trên heo con sau cai sữa với tỷ lệ tử vong cao. Trong những năm 1960 và 1970, nó là một căn bệnh vô cùng phổ biến tại châu Âu, nhất là tại Anh. Và trở thành một trong những nguyên nhân chính gây tử vong heo con sau cai sữa 1-2 tuần. Tại thời điểm đó, nhiều heo con không được cai sữa cho đến 5 tuần tuổi.
Vào những năm cuối thập niên 1970, trước khi cai sữa heo con được chuyển tới chỗ ở tốt hơn. Và có chế độ ăn riêng với lượng sữa không béo nhiều hơn. Cho nên bệnh đã biến mất trên phần lớn các đàn heo. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, nhiều ca bệnh đã được báo cáo tại Anh, Ireland và ở các quốc gia lục địa châu Âu. Cho dù người ta vẫn chưa thể xác định lý do vì sao nó xuất hiện trở lại.
Nguyên nhân bệnh phù thũng ở heo con
Nguyên nhân gây bệnh là do cầu trực khuẩn E. coli gây dung huyết tiến triển nhanh và tỷ lệ chết cao. Bệnh do ngoại độc tố của vi khuẩn tăng sinh tiết ra gây nhiễm độc máu. Làm thay đổi tính thẩm thấu của thành mạch gây thẩm xuất và phù thũng. Nếu xảy ra trên não gây cho lợn có triệu trứng thần kinh.
Bệnh thường xảy ra ở lợn con giai đoạn trước và sau cai sữa 1- 2 tuần tuổi. Những tác nhân Stress như thay đổi thức ăn đột ngột, thiếu vitamin, thiếu Fe. Chuồng trại ẩm thấp, thời tiết khí hậu thau đổi đột ngột làm cho E. coli phát triển mạnh và gây bệnh phù thũng.
Triệu trứng lâm sàng
Nếu để ý sẽ thấy ban đầu trong đàn xuât hiện một số con có tiếng kêu khác thường. Sau đó lợn con đi ỉa phân lỏng, phân màu vàng hay ghi nhạt. Lợn kém ăn, chậm chạp da nhợt nhạt, đuôi luôn bết phân vàng, da nhăn khô do mất nước. Lông xù dựng, nhiệt độ cơ thể thường thấp.
Đến giai đoạn sau niêm mạc xung huyết nhợt nhạt, xuất hiện phù ở vùng đầu,mí mắt, dưới hầu. Tiếng kêu của lợn thay đổi hẳn do phù thanh quản. Lợn con có biểu hiện thần kinh, đi lại không định hướng. Đôi khi đâm đầu vào tường do độc tố gây phù não. Lợn chết nhanh, tỷ lệ chết thường rất cao. Đặc biệt khi xuất hiện triệu chứng thần kinh ở heo con.
Cách phòng bệnh phù thũng ở heo con
Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thức ăn nước uống. Giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo. Định kỳ tiêu độc chuồng trại. Một số loại hoá chất có thể dùng như Hanlodine 10%: pha 1lít/150-200 lít nước. Rồi phun đều trong chuồng trại và môi trường xung quanh.
Halamid (Chloamin T) 1kg/150-200 lít nước. Cho lợn tập ăn càng sớm càng tốt, đồng thời có chế độ thức ăn thích hợp cholợn nái sau cai sữa. Tiêm Fe-Dextran-B12 cho lợn con 1-2ml/con 3-5 ngày tuổi. Rồi nhắc lại sau 10 ngày tuổi.
Dùng Hamxylin LA 0,3 ml/con vào ngày tuổi thứ 3 với liều lượng 0,5ml/con vào ngày tuổi thứ 12. Và 1ml /con vào lúc cai sữa. Trộn Hanminvit-super, Hanmix –B,Hanmix-VK9 vào thức ăn cho lợn ăn liên tục từ 5-7 ngày là được.
Điều trị bệnh
Người nuôi khi thấy lợn con bị ỉa chảy phải ngừng cho lợn con ăn, cách ly riêng con ốm. Phòng và trị đón đầu toàn đàn. Cung cấp các chất điện giải cho lợn dùng thuốc điện giải 10g/5lít nước cho uống. Trường hợp nặng thấy con vật có biểu hiện bất thường cần báo ngay cán bộ thú y. Để xử lý kịp thời không để dich bệnh lây lan sang cả đàn.
Mời độc giả đón đọc những tin tức hữu ích trong chuyên mục:
Nguồn: Tiepthinongnghiep.com