Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

7 phút, 30 giây để đọc.

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, Yên Bái có điều kiện thời tiết và chăn nuôi rất phù hợp. Bò 3B là Bò Blanc Blue Belge (BBB). Là giống bò thịt được tạo ra từ nhiều giống bò địa phương của Bỉ. Bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao. Dễ thích ứng với điều kiện thời tiết và chăn nuôi của tỉnh Yên Bái. Chỉ một thời gian ngắn khi bò 3B xuất hiện đã khiến người nông dân ở đây mê mẩn. Hầu như lựa chọn chuyển sang nuôi giống này.

Chuồng trại nuôi bò 3B

Chuồng trại nên xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát. Đảm bảo ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, nền chuồng không nên làm trơn láng. Chuồng trại cần thiết kế để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, dễ thao tác vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Khi thiết kế chuồng trại nên xây dựng cách xa nhà ở. Hướng chuồng quay về hướng Nam hoặc Đông nam. Để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng của chuồng, diện tích đảm bảo từ 4-5 m2/con.

Chuồng trại nuôi bò 3B

Chọn bò cái nền để phối tinh bò BBB

Bò cái nền để phối tinh bò BBB có nguồn gốc rõ ràng và tính năng sản xuất của đời bố mẹ. Nên chọn những bò cái lai nhóm Zêbu (gồm: Red Sindhi, Brahman…) có tầm vóc lớn, trọng lượng từ 280 kg trở lên và đã đẻ từ lứa 2 đến lứa 6. Không nên sử dụng giống bò có tầm vóc nhỏ vì dễ dẫn tới hiện tượng đẻ khó. Bò cái phải có thể chất khoẻ mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt, da mềm, đầu cổ linh hoạt, mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng còn tốt. Lưng dài, thẳng, mông nở, chân thẳng, bước đi vững chải, chắc chắn.

Phối tinh bò BBB

Kiểm tra đàn bò nái trước khi phối giống bò 3B

Theo nội dung chương trình Cải tạo đàn gia súc của tỉnh Yên Bái, mô hình thụ tinh nhân tạo bò 3B cho đàn bò địa phương do Trung tâm Giống cây trồng– Vật nuôi thực hiện từ tháng 5/2015 ở 3 huyện: Văn Chấn, Trấn Yên và Yên Bình. Có  15 hộ nông dân ở 7 xã có kinh nghiệm chăn nuôi và có đàn nái tốt tham gia mô hình.

Chương trình này thực hiện cho 150 con bò nái là các giống bò đang nuôi tại địa phương: Brahman, lai Sind, Droughmaster. Tinh bò 3B do Cty Dịch vụ thương mại Đại Dương cung cấp. Sau hơn một năm thực hiện mô hình, đến nay đã thụ tinh được 150 con có kết quả, trong đó có 62 con lai F1 đã ra đời, trung bình mỗi con sau khi sinh nặng 28kg, nặng hơn giống bò bo Brahman 3 – 4kg, 6 tháng tuổi có trọng lượng 156kg. Đây được xem là khoier đầu khá thành công cho địa phương.

Mô hình sẽ đảm bảo thụ tinh đạt 100%

Theo chia sẻ của bà  Bùi Thị Học ở thôn Đồng Đắc, xã Cát Thịnh: “Khi các anh chị cán bộ ở Trung tâm Giống cây trồng – Vật nuôi tới đây đặt vấn đề thụ tinh giống bò 3B, mới đầu gia đình cũng nghi ngại lắm. Vì chúng tôi đã nhìn thấy giống bò đó đâu. Sau khi được giải thích, mô hình sẽ đảm bảo thụ tinh đạt 100%, hỗ trợ thức ăn tinh, máy cắt cỏ và đỡ đẻ khi bò đẻ khó…”. Bà chia sẻ trong niềm vui.

Bên cạnh đó, bà cũng chỉ con bò lai 3B mới hơn 4 tháng tuổi mà đã lớn ngang con mẹ: “Giống bò này lớn nhanh lắm, mỗi sáng ngủ dậy đã nhìn thấy khác rồi. Các anh chị ở Trung tâm bảo mỗi ngày con bò 3B tăng trọng được 0,7 – 1kg. Cũng phải thế đấy, nó ăn khỏe nên lớn nhanh thế kia. Có ai tin là con bò này mới hơn 4 tháng”; bà chia sẻ.

Niềm vui rất lớn cho những gia đình nuôi bò 3B

Tính đến nay, xã Cát Thịnh có 4 hộ tham gia mô hình thụ tinh bò 3B gồm Nguyễn Văn Âu; Nguyễn Thị Miên; Bùi Thị Học; Hoàng Duy Thích. Vợ ông Âu dẫn chúng tôi ra xem đàn bò của gia đình. Nhà ông có 3 con bò, hai con bò nái và một con 3B đẻ đêm 29/11/2015. Tính ra con 3B đã được 11 tháng, nhưng nom sức vóc của nó lớn hơn cả con mẹ rất nhiều. Đây là niềm vui rất lớn cho gia đình bà.

Theo thông tin vợ ông Âu chia sẻ cho anh Nguyễn Mạnh Đảm: “Hôm mẹ nó đẻ, cả nhà lo vì nó to quá, may có chú Đảm đến kịp lôi nó ra được. Giống bò này ăn khỏe và cũng hiền thôi. Ban ngày chúng tôi đưa ra ngoài này cho thoáng và cũng để tắm nắng. Đến tối mới dắt vào trong chuồng.

Bên cạnh việc cho ăn cỏ voi, gia đình cho thêm thức ăn tinh và lá ngô. Cùng những thứ cỏ cắt quanh nhà. Nom con bò vai nở, mông nở thân dài hơn cả mẹ thật sướng mắt. Tháng trước có người đến đây trả 17 triệu nhưng gia đình không bán, sau 18 tháng tham gia mô hình lúc đó tính sau. Nhưng có lẽ chúng tôi để lại nuôi để làm giống thôi, mấy khi kiếm được con giống tốt như thế này…”. Bà vừa xuýt xoa vừa vuốt lưng con bò 3B 11 tháng tuổi mà sướng và chia sẻ.

Những gia đình nuôi bò 3B

Những chia sẻ chân thực của người chăn nuôi

Một hộ chăn nuôi khác, nhà ông Thịnh nuôi mấy con bò lai Sind đã lâu. Giống thoái hóa nên chả hơn to hơn con bò cóc là bao. Con bò 3B mới được 9 tháng nhưng to gấp rưỡi con mẹ. Không ai hình dung được con bò 3B đen nhánh kia lại do con bò mẹ lông vàng thân hình bé nhỏ đẻ ra. Chính gia đình ông cũng rất bất ngờ và hạnh phúc vì điều này.

“Chiều nào tôi cũng thả ra đồi vài tiếng cho chúng đỡ cuồng chân. Con 3B này khá tợn, nó chạy vung vít khắp đồi, nhưng tối xuống thì nó lại chạy về chuồng trước…”, ông Thịnh vừa cười vừa nói.

Gia đình anh Trần Văn Quyến ở thôn 10, xã Tân Thịnh; nhà nuôi 6 con bò nái sinh sản đã quyết định thụ tinh một con bò 3B. Con bò mới đẻ được 20 ngày tuổi nhà anh  đã nặng gần 40kg. “Nếu có tinh thì gia đình sẽ lấy nước toàn bộ giống 3B, cứ nhìn con 3B kia mà sướng…”; anh đã nói.

“Chưa thấy mô hình nào lại được nông dân hưởng ứng như mô hình bò 3B”

Theo chia sẻ từ GĐ Trung tâm Giống cây trồng – Vật nuôi Yên Bái – ông Nguyễn Huy Bái :“Tôi từng làm Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Yên Bái, nhưng chưa thấy mô hình nào lại được nông dân hưởng ứng như mô hình bò 3B này. Ngoài 150 con của các hộ trong diện hỗ trợ tinh, sau khi nhìn thấy bò 3B sinh ra thì nhiều hộ đã bỏ tiền để mua tinh. Có hơn 50 hộ ngoài mô hình truyền tinh giống bò 3B. Người dân Yên Bái còn nghèo, nếu được hỗ trợ tiền tinh, tôi tin là số bò 3B sẽ tăng rất mạnh. Góp phần cải tạo nhanh đàn gia súc hiện nay…”. Đây là niềm vui của cả tỉnh. 

Hiện nay, giống bò lai 3B người dân chọn nuôi. Vì nuôi lớn đến đâu bung đùi, đổ thịt mập to đến đó, lưng bằng hiến, đặt chén nước lên trên lưng bò không đổ giọt nào. Còn giống bò lai khác nuôi đúng sức mới phát (bung đùi, đổ thịt). Chính sự tiềm năng này mà nhu cầu và thực tế chăn nuôi bò 3B tăng cao. Để đảm bảo chăn nuôi hiệu quả, bà con có thể tham khảo thông tin đầy đủ của nuôi bò 3B. Để lựa chọn mô hình chăn nuôi, chuồng trại, cũng như phương pháp chăm sóc thích hợp. 

Cập nhật thêm các xu hướng mới trong lĩnh vực chăn nuôi tại đây.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Đẩy mạnh cấy lúa bằng máy giúp cây trồng thích ứng với thời tiết

Hiện nay phương pháp cấy lụa bằng máy dần trở nên phổ biến khi điều kiện khí hậu của nước …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết