Những món ăn truyền thống đặc trưng của các nước đón Tết Nguyên Đán

6 phút, 8 giây để đọc.

Trong văn hóa của các nước, những món ăn ngày Tết không chỉ đơn thuần là một món ăn. Chúng còn mang trong mình những ý nghĩa tốt đẹp, mong ước về sự hạnh phúc ấm no cho năm mới. Hoặc những nguyện vọng lẫn thấm nhuần phong tục tập quán của quốc gia đó gửi gắm vào từng món ăn. Để mỗi món ăn đều mang trong mình một câu chuyện riêng biệt. Chúng ta hãy cùng nhau xem những món ăn truyền thống đón Tết Nguyên Đán ở các nước qua bài viết dưới đây!

Việt Nam

Bánh chưng

Bánh chưng xanh, món ăn không thể thiếu của gia đình Việt ngày Tết
Bánh chưng xanh, món ăn không thể thiếu của gia đình Việt ngày Tết

Bánh chưng là “linh hồn” trong mâm cỗ Tết của người Việt. Trong Tết xưa, cứ 27, 28 Âm lịch là nhà nhà quây quần ngồi gói bánh chưng với gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ lợn, lá dong, chẻ lạt… Để rồi trong tiết trời lạnh se sắt của những ngày cuối năm, người lớn trẻ nhỏ cùng nhau thức trông nồi bánh sôi ùng ục trên bếp lửa hồng, vừa kể những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”.

Ngày Tết thời hiện đại, không còn nhiều gia đình giữ được tục lệ gói bánh nhưng món bánh chưng vẫn là thứ không thể thiếu. Bánh chưng xanh thường đi kèm với đĩa hành muối chua, đĩa chả giò, khúc giò lụa, giò xào, bát canh măng mọc, gà luộc,… làm nên mâm cơm Tết Việt.

Mứt dừa

Ở Việt Nam, mứt làm từ các loại củ, quả sên đường ngọt ngào, rực rỡ sắc mài đặc trưng là thứ không thể thiếu trong dịp đón năm mới. Dường như loại củ, quả nào cũng có thể làm thành mứt, nào là mứt dừa, cà rốt, khoai lang, gừng, quất, hạt sen,…

Người Việt thường vừa nhấm nháp miếng mứt ngọt lịm vừa nhâm nhi chén trà nóng hổi trong những buổi gặp gỡ đầu năm mới. Những điều tốt đẹp nhất thường dành cho những dịp Tết, với mong muốn về một sự khởi đầu ngọt ngào, thuận buồm xuôi gió, an khang thịnh vượng…

Đài Loan

Mỳ Trường Thọ

Mì trường thọ (còn được gọi là mì dài hoặc changshou mian trong tiếng Trung) là một trong những món ăn phổ biến nhất cho ngày Tết Nguyên đán ở Đài Loan. Sợi mì dài tượng trưng cho ước mong về một cuộc sống lâu dài và thường được ăn để chúc mừng sinh nhật ngoài ngày Tết. Để giữ truyền thống, người chế biến cũng như người thưởng thức sẽ không cắt ngắn sợi mì.

Sợi mì trắng nhạt tương phản với hỗn hợp bột mè đen và tỏi, them chút hành củ phi vàng cùng nước dùng gà đậm đà, sẽ làm tròn hương vị cho một món ăn ấm áp, đầy hương vị chắc chắn sẽ bắt đầu năm mới của bạn ngay.

Trung Quốc

Cá hấp

Cá là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tất niên của người Trung Quốc. Thể hiện mong ước một năm mới trù phú, giàu có. Cách chế biến được thực hiện vô cùng đơn giản: cá được hấp chín cùng với hành lá, gừng và một chút rượu gạo, ăn kèm với chút rau mùi xanh và ớt cay.

Há cảo

Há cảo, món ăn mang ý nghĩa về sự giàu có
Há cảo, món ăn mang ý nghĩa về sự giàu có

Trong văn hóa Trung Quốc, há cảo (jiaozi) có nghĩa là mang lại sự giàu có. Điều này có lẽ bắt đầu từ hình dáng của há cảo khá giống các nén bạc cổ xưa.

Các gia đình Trung Quốc thường tự làm lớp vỏ bánh bằng bột mì cán mỏng. Tiếp đó bọc phần nhân gồm tôm, thịt bò băm nhỏ, bắp cải hoặc nấm bên trong. Há cảo được chế biến theo nhiều cách khác nhau: chiên, hấp, nấu canh.

Bánh nếp dừa nướng

Bánh nếp dừa nướng với mong ước đoàn viên
Bánh nếp dừa nướng với mong ước đoàn viên

Loại bánh truyền thống dịp năm mới này của Trung Quốc là sự kết hợp của nhiều hương vị. Bao gồm dừa, hạnh nhân, chà là, đậu adzuki và hạt vừng. Nguyên liệu chính làm từ gạo nếp dẻo thơm, với vị ngọt đặc trưng. Người Trung Quốc ăn món bánh này dịp đầu năm để cầu mong sự đoàn viên, gắn kết giữa mọi thành viên trong gia đình.

Hàn Quốc

Bánh gạo (Tteokbokki)

Tteokbokki là món bánh gạo xào cay của Hàn Quốc, có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Bánh gạo được xào với gochujang hoặc tương ớt. Được ăn kèm với chả cá. Món bánh gạo thường được phục vụ vào dịp năm mới có tên gọi là món súp tteokguk. Phiên bản tteokbokki này có hương vị nhẹ hơn. Sử dụng nước tương thay vì ớt cay. Bên cạnh đó là ăn kèm nhiều rau tươi cho một khởi đầu năm mới may mắn.

Bánh Baram Tteok

Món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu đỏ của người Hàn Quốc có tạo hình gần giống với bánh Mochi, Nhật Bản. Người Hàn Quốc rất thích thưởng thức món bánh nhiều màu sắc này vào dịp năm mới. Đó như lời cầu chúc sự sung túc, đoàn tụ.

Malaysia 

Bánh Kok Chai

Người dân Malaysia ăn món bánh Kok Chai vào dịp năm mới với mong muốn về sự giàu có. Bánh có tạo hình tương đối giống với bánh há cảo của Trung Quốc. Nhưng có vị ngọt thanh nhẹ của nhân dừa, đậu xanh.

Bhutan (Tây Tạng)

Bánh Khapse

Món bánh truyền thống dịp năm mới của người Tây Tạng có kích thước và hình dạng gần giống như chiếc “tai lừa”. Món bánh có vị ngọt đậm đà và thường được thưởng thức cùng 1 ly trà bơ nóng hổi.

Guthuk

Gutuk - một loại mì chay
Gutuk – một loại mì chay

Guthuk là một loại mì được làm từ 9 nguyên liệu khác nhau bao gồm phô mai khô cùng các loại ngũ cốc. Bên trong viên sủi cảo được cất giấu một vật đặc biệt như hạt tiêu, muối, ớt, gạo hoặc than. Vật được tìm thấy trong viên sủi cảo được coi là biểu hiện về tính cách của con người.

Ema datshi

Món hầm truyền thống rất phổ biến của người Bhutan được làm từ ớt và phô mai
Món hầm truyền thống rất phổ biến của người Bhutan được làm từ ớt và phô mai

“Dashi” trong ngôn ngữ Bhutan (Tây Tạng) nghĩa là ‘’ phô mai’’, “Ema’’ có nghĩa là ‘’ớt’’. Đây là một món hầm truyền thống rất phổ biến của người Bhutan được làm từ ớt và phô mai. Ớt được cắt theo chiều dọc, loại bỏ hạt, sau đó, được trộn với phô mai, tỏi, nước và một ít dầu. Phô mai được sử dụng trong món này là loại rất đặc biệt, không tan dần trong nước và hầu như chỉ được thưởng thức tại Bhutan. Hành tây và cà chua thỉnh thoảng cũng được thêm vào. Ema datshi thường được dọn kèm cùng cơm.

Xem thêm những tin tức khác tại chuyên mục Ẩm thực nhé!

Nguồn: danviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết