Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác ở tôm là khác nhau. Chúng ta cần có đủ thông tin và hiểu biết để có thể xử lý được ao nuôi khi dịch bệnh xảy ra. Điều này là rất quan trọng để tránh gây ra thịt hại cho người thả nuôi. Vậy khi tôm bị bệnh chúng ta nên làm gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay những việc cần làm khi phát hiện tôm bị bệnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích trong chăm sóc tôm bệnh.
Tiến hành cải tạo môi trường ao nuôi
Việc đầu tiên khi phát hiện ra tôm bị bệnh là xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó là tiến hành xác định nguồn lây chính. Tiếp theo chúng ta cần phải tiến hành cải tạo lại môi trường sống của tôm. Để từ đó loại bỏ các tác nhân rình rập gây bệnh từ môi trường.
Kiểm tra và cải tạo môi trường ao nuôi để giảm mức độ thiệt hại xảy ra. Bao gồm các bước sau :
– Quản lý việc cho tôm ăn thật chặt chẽ. Khi tôm bệnh khả năng bắt mồi giảm do vậy việc cho ăn phải hết sức thận trọng. Tránh dư thừa thức ăn dễ dẫn đến vấn đề thêm nghiêm trọng hơn.
– Tăng cường thay nước nếu thấy cần thiết. Lưu ý phải kiểm tra tình hình dịch bệnh đốm trắng, đầu vàng ở thời điểm đó. Sự phù hợp của việc thay nước để quyết định.
– Thực hiện nghiêm ngặt qui trình sử dụng hóa chất và các chế phẩm sinh học.
Tiến hành sử dụng kháng sinh
Nếu bạn quyết định sử dụng kháng sinh cần lưu ý, tác dụng kháng sinh đạt được kết quả chỉ khi nào ta phát hiện và xác định chính xác kịp thời. Phải xử lý ở giai đoạn tôm chưa có biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh mặc dù kiểm tra số lượng nhiễm khuẩn ở gan đã nhiều hơn mức cho phép. Ở giai đoạn này tôm trong ao vẫn ăn mồi tốt, do vậy việc xử lý đạt kết quả cao.
– Kháng sinh được sử dụng rộng rãi cho kết quả tốt là: Nhóm quinolone như : Oxolomic acid, Norfloxacin, Enrofloxacin (Nhóm quinolone đã bị cấm sử dụng); kháng sinh thuốc nhóm sulfamid : Sulfadimidin, Trimethoprim, Methoxazon.
– Thời gian sử dụng liên tục 3-5 ngày, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ. Lưu ý phải bao thức ăn đã có thuốc bằng chất kết dính, tránh thuốc bị hòa tan và khuếch tán trong nước. (trong trường hợp này không nên dùng dầu gan mực sẽ gây khó tiêu hóa cho tôm). Nên sử dụng các loại dầu dễ tiêu với tôm.
Sử dụng chế phẩm sinh học
Sau 5 ngày sử dụng kháng sinh bắt buộc phải sử dụng ngay các chế phẩm sinh học để phục hồi lại hệ vi sinh vật đường ruột cho tôm.
Sử dụng chế phẩm sinh học phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất bởi vì một số chế phẩm sinh học cần có thời gian “kích hoạt” trước khi được đưa vào ao nuôi. Chẳng hạn, sản phẩm phải được ngâm trong nước sạch, ở nhiệt độ nước thích hợp và trong một khoảng thời gian cụ thể… (tùy từng loại) trước khi sử dụng.
Sử dụng đúng liều lượng trên đơn vị diện tích (hoặc thể tích) ao nuôi theo định kỳ để duy trì mật độ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi. Không dùng liều lượng cao hơn hướng dẫn vừa không hiệu quả lại gây tốn kém. Người nuôi cần theo dõi chất lượng nước và tình trạng của vật nuôi trước khi sử dụng chế phẩm sinh học. Nên đưa chế phẩm sinh học vào ao nuôi trong buổi sáng và khi có nắng (8 – 10 giờ sáng). Không cấp chế phẩm sinh học vào ao khi trời mưa. Nếu dùng chế phẩm sinh học trong ngày có nhiệt độ nước ao thấp, nên nuôi cấy chế phẩm sinh học trong nước ấm với nhiệt độ từ 30 – 35oC trước khi cấp vào ao nuôi.
Khi cấp chế phẩm sinh học cho ao nuôi, phải tăng cường sục khí để có đủ ôxy hòa tan trong nước. Vì đa số vi khuẩn trong sản phẩm chế phẩm sinh học là vi khuẩn hiếu khí.
Xem thêm các bài chia sẻ tại đây.
Nguồn: Vietlinh.vn