
Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định rất khắt khe về chất lượng cũng như nguồn gốc. Do đó, người chăn nuôi cũng có nhiều cơ hội để đảm bảo được thu nhập ổn định. Chính vì vậy, việc áp dụng mô hình chăn nuôi heo theo chuẩn VietGAP sẽ là giải pháp giúp cho người nuôi heo tạo ra sản phẩm thịt an toàn và chất lượng. Giúp người chăn nuôi chủ động hơn trong khâu sản xuất lẫn tiêu thụ, nâng cao kinh tế và đời sống.
Tình hình chăn nuôi heo hiện nay
Ngành chăn nuôi heo theo mô hình trang trại và gia trại của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Với số lượng cá thể lên đến hàng chục triệu con. Nhưng sự phát triển quá nhanh này cũng dẫn đến hàng loạt hệ lụy như ô nhiễm môi trường. Hay lạm dụng các chất cấm trong chăn nuôi, giá cả phụ thuộc nhiều vào thương lái…

Bên cạnh đó, đa số các cơ sở chăn nuôi đều ở quy mô nhỏ lẻ (khoảng 3 triệu hộ) đã gây ra nhiều hạn chế và yếu kém trong sản xuất, chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Dễ dẫn đến khủng hoảng trong ngành chăn nuôi heo. Điển hình là cuộc khủng hoảng vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017, giá thịt heo hơi xuống thấp khiến cho người chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Để ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững, đòi hỏi các hộ/cơ sở chăn nuôi phải thay đổi tư duy. Và tăng cường áp dụng các quy trình công nghệ hiện đại vào chăn nuôi. Trong đó, mô hình chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP hiện đang được nhiều địa phương áp dụng. Vì giúp kiểm soát tốt bệnh dịch và tạo ra các sản phẩm thịt sạch, an toàn và chất lượng.
Sử dụng đệm lót sinh học
Thành phần chính của đệm lót sinh học cơ bản gồm là mùn cưa, trấu và men vi sinh. Tuy nhiên tỷ lệ phải hợp lý thì đệm lót mới phát huy công dụng cao.
Theo chia sẻ của ông Phùng Văn Quang, Tổ phó Tổ chăn nuôi heo VietGAP (tổ 18, ấp Bầu Trâm, xã Bầu Trâm, TX. Long Khánh, Đồng Nai) tiên phong xây dựng mô hình nuôi lợn sạch trên nền đệm lót sinh học. Giúp mang lại hiệu quả cao, nâng cao thu nhập.
Với những gia đình đã tham gia chương trình VietGAP (thực hành chăn nuôi tốt), bảng hiệu “Khu chăn nuôi theo quy trìnhVietGAP” lúc nào cũng được treo trước cửa, để tạo sự nhận diện.
Chia sẻ thực tế của người chăn nuôi
Ông Quang đã chia sẻ khi đang cất bao cám: “Trước đây nuôi heo vất vả vô cùng, chưa được tập huấn hay học hỏi kỹ thuật nên chi phí đầu tư tốn kém lắm. Kể từ khi làm theo mô hình VietGAP bà con đều phấn khởi vì chăn nuôi an toàn, tự chăm sóc cho đàn heo khỏe mạnh…”
Sau khi ông Quang hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về và mua được một mảnh đất nhỏ ở Đồng Nai để SX nông nghiệp. Thời điểm đó giá heo rất cao nên ông quyết định theo nghề chăn nuôi heo để sinh sống. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, chăn nuôi theo cảm tính, đàn heo hay mắc bệnh, năng suất chăn nuôi không cao.
Nhưng kể từ năm 2012, dự án chăn nuôi VietGAP triển khai tại Đồng Nai, ông Quang cùng hàng chục hộ chăn nuôi heo trong xã nộp đơn đăng ký tham gia. Thời điểm đó, ông được mọi người đề cử làm Tổ phó Tổ chăn nuôi VietGAP. Đồng thời kiêm luôn chức Tổ trưởng tổ chỉ với tuổi 18. Mọi công tác tổ chức, tập huấn kỹ thuật, cải tạo chuồng trại… chăn nuôi theo quy trình VietGAP được ông áp dụng một cách hiệu quả, đạt năng suất.

Mô hình cho thấy hiệu quả rõ rệt
Chỉ với một năm triển khai mô hình cho thấy hiệu quả rõ rệt. Đàn heo bán ra đều đạt trọng lượng tốt (từ 1 tạ/con trở lên), ít bệnh tật hẳn.Giá cao hơn, cứ mỗi con heo bán ra, ông Quang thu lãi trên dưới 1 triệu đồng. Hiện đàn heo của gia đình ông còn gần 100 con, con nào con nấy săn chắc, da hồng hào, khỏe mạnh, bán được giá.
Bên cạnh đó, ông Quang đã tiến hành cải tạo, hoàn thiện thêm hệ thống chuồng trại. Với mục đích giảm tối đa công chăm sóc của người chăn nuôi. Ngay khi ông vừa biết mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học, ông xung phong đăng ký. Là người thử nghiệm đầu tiên nhằm phổ biến hiệu quả cho tổ viên mô hình này.
Ông Quang rất nhiệt huyết với công việc. Ông Quang luôn nhiệt tình tư vấn kỹ thuật, cách phòng trị bệnh cho heo từ các xã viên và bà con lối xóm khi họ cần. “Tôi không chỉ tự chăn nuôi, mà còn kiêm thêm chức vụ “bác sĩ thú y” cho nhiều nông dân trong tổ, mệt nhưng vui”; ông Quang vui vẻ chia sẻ.
Thành phần chính của đệm lót sinh học
“Đệm lót sinh học cơ bản gồm 3 thành phần chính là mùn cưa, trấu và men vi sinh. Tuy nhiên tỷ lệ phải hợp lý thì hiệu quả mới cao”; ông Quang đã nhận xét.Theo kinh nghiệm của ông, chia 2/3 chuồng ra làm hệ thống đệm lót sinh học, 1/3 chuồng làm chỗ ăn và “sân chơi” cho heo. Giúp heo phát triển tốt.
Theo ông Quang, mô hình này đặc biệt nhất là men vi sinh. Giúp phân hủy toàn bộ chất thải, mùi hôi từ đàn heo. Người chăn nuôi không tốn công lau chùi, dọn dẹp chuồng trại mà vẫn hợp vệ sinh.
Với 30 phút cho mỗi ngày, trộn đều các thành phần. Để chất thải tiếp xúc được với men vi sinh, bảo đảm chuồng trại luôn có mùi thơm, đàn heo không bị bệnh vặt.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Đối với ông Quang, ông yêu cầu phải lau chùi thiết bị, quần áo, rửa chân bằng nước pha dụng dịch khử trùng trước khi vào trại chăn nuôi.“Đây là quy trình bắt buộc mà bất cứ ai cũng phải tuân thủ. Nhằm hạn chế tối đa việc mang mầm bệnh từ nơi khác về”, ông đã chia sẻ.

Khi vào chuồng chăn nuôi của ông Quang, ông thoải mái bước vào khu vực đàn heo đang nằm. Dẫm chân lên nền đệm lót sinh học và bốc một nắm lên đưa cho chúng tôi ngửi thử. Quả thật vậy, việc kết hợp với mùn cưa, trấu và men vi sinh giúp mùi hôi bay sạch. Thậm chí còn thoang thoảng thơm mùi men vi sinh, không gây khó chịu.
Chăn nuôi theo chuẩn VietGAP hiện nay đang là xu hướng của giới chăn nuôi. Bởi sự tiện lợi, hiệu quả, mang lại nguồn kinh tế cao. Ngoài ra còn hạn chế ô nhiễm môi trường. Người chăn nuôi có thể cân nhắc lựa chọn mô hình này để bắt kịp nhu cầu thị trường.
Hãy nhanh tay truy cập tại đây để nắm thêm nhiều thông tin hữu ích trong lĩnh vực chăn nuôi.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn