Hiện nay có rất nhiều loại cây trồng ra quả có múi như Cam, Quýt, Bưởi… hầu hết đều được mọi người ưa chuộng. Vì vậy rất nhiều bà con đã mong muốn tìm kiếm kỹ thuật trồng. Tuy nhiên việc trồng những loại cây này cũng không thể tránh khỏi các loại sâu bệnh. Trong đó có căn bệnh vàng lá cần phải phòng tránh. Đây là một loại bệnh do virut gây ra. Làm cho cây bị lùn và vàng lá sau đó khiến cây ốm và chết. Dưới đây là các thông tin giúp mọi người hiểu thêm về các loại cây có múi và cách phòng tránh căn bệnh vàng lá ở cây.
Cây có múi – giá trị kinh tế cao
Cây có múi là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều gia đình nông dân khắm khá lên cũng nhờ loại cây này. Thế nhưng, không phải nhà nông nào cũng dễ dàng thành công bởi lẽ việc canh tác chúng quả không đơn giản. Bên cạnh các khâu về kỹ thuật canh tác, nhà vườn cũng phải am hiểu và áp dụng đúng biện pháp bảo vệ thực vật. Đảm bảo chất lượng và mẫu mã của trái cây thương phẩm.
Một trong những đối tượng dịch hại làm “đau đầu” nhà vườn trong nhiều năm qua. Có tác động nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là bệnh vàng lá. Nhà vườn thật sự cần thiết có giải pháp hiệu quả trong kiểm soát đối tượng quan trọng này. Bao gồm các biện pháp canh tác và sử dung thuốc bảo vệ thực vật hợp lý.
Triệu chứng của bệnh vàng lá
Ban đầu nó làm cho lá mất màu xanh tươi bình thường. Không láng bóng và có màu xanh xám hay nhạt màu. Có giống khi mắc bệnh lá giảm hẳn lượng diệp lục chuyển sang màu vàng nhạt. Lá nhỏ, hơi cong, dày và đứng thẳng. Sau một thời gian bị bệnh cây bị rụng lá, toàn bộ cây còi cọc.
Ta có thể quan sát thấy các vết lõm trên thân và cành. Cây cam bị bệnh thường sớm có quả. Song khi bị bệnh phát triển nặng, cây tàn lụi dần thì quả hay bị rụng non, vỏ quả vàng xanh, nước quả nhạt.
Nếu quan sát ở phần gốc thân và phần sát mặt đất thấy rễ tơ của cây bị bệnh thường bị thối mục. Cây sinh trưởng mạnh vào vụ xuân hè nên bệnh ít phát triển. Những bệnh lại phát triển mạnh khi sang vụ hè thu.
Nguyên nhân gây bệnh vàng lá
Do bệnh lý và sinh lý
Virus tristeza là vi rút có sợi mềm, dài, kích thước 2000 x 12nm. Vi rút có nhiều chủng loại với tính độc rất khác nhau. Chủng vi rút hại trên cam ngọt và cam chua ít độc hại hơn. Một số chủng khác có độ độc cao hơn thường gây hiện tượng lụi vàng ở cam. Cam seville là giống bị tàn phá nhanh chóng.
Hiện tượng vàng lá trên cây có múi ngoài bệnh vàng lá Greening do virus gây ra, rất khó trị. Phần vàng lá còn lại có thể chia ra thành 2 nhóm:
Nhóm vàng lá do bệnh lý tạo ra, tức là do nấm, vi khuẩn hay tuyến trùng gây nên.
Nhóm vàng lá do hiện tượng sinh lý tạo nên. Ví dụ do thừa hay thiếu chất dinh dưỡng mà có. Hơn nữa có thể do thừa sắt, nhôm, măng gan, hay chất độc như H2S, CH4, hoặc axit hữu cơ gây ra.
Bệnh cũng có khi do thiếu Ca, Mg, Bo, Zn hay S gây ra. Nhiều trường hợp vàng lá do bệnh lý và do sinh lý lại trùng lặp hay trùng hợp lẫn nhau và trở thành nguyên nhân hay hậu quả của nhau.
Rễ bị ngập úng nước
Khi bị hiện tượng vàng lá cần biết được nguyên nhân cụ thể. Nếu không biết rõ nguyên nhân mà cứ chữa trị thì cũng giống như thầy lang bốc thuốc cầu may mà thôi. Có một điều có thể là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng vàng lá trên nhóm cây có múi, đó là do bộ rễ bị ngập úng hay rễ ở trong tình trạng thừa độ ẩm lâu ngày tạo ra.
Nhóm cây có múi rất cần nước nhưng lại không chịu được bị ngập úng. Vì ngập úng thì bộ rễ bị yếm khí. Chỉ cần sau một thời gian ngắn là rễ bị hại, bị đen, thối. Đồng thời bị mất chức năng hút thức ăn và nước. Cây trở nên thiếu chất, từ đó mà lá bị vàng, dần dần sẽ làm cây yếu ớt rồi chết.
Khi rễ bị hại thì nhiều loại nấm rễ sẽ có điều kiện tấn công làm cây bị yếu nhanh hơn. Rễ bị thối rữa cũng tạo ra các chất độc trở lại gây hại cho bộ rễ. Làm cho tốc độ bị vàng lá nhanh hơn. Khiến nhà vườn nhầm lẫn bệnh và phun thuốc sai quy cách.
Biện pháp phòng trừ
Sớm loại bỏ những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi. Tiến hành xử lý đất trước khi trồng cây mới. Tỉa cành, tạo hình cho cây ngay khi cây còn nhỏ. Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh. Khi cây chớm bệnh cắt bỏ rễ bị bệnh (bôi thuốc vào vết cắt để hạn chế bệnh lây lan) giúp cây phục hồi trở lại.
Nên bón kết hợp nhiều phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng hoai mục (20-40kg/gốc) với nấm Trichoderma (theo hướng dẫn trên bao bì).
Xới nhẹ xung quanh gốc và tưới thuốc trừ bệnh khi cây chớm bệnh kết hợp với thuốc trừ tuyến trùng. Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất bệnh vàng lá thối rễ. Kịp thời có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Nguồn: huucomientrung.com.vn
Xem thêm tại Phòng bệnh cây trồng