Giải pháp cứu thoát cây ngô (bắp) khỏi bệnh phấn đen

6 phút, 33 giây để đọc.

Ngô (bắp) là loại hạt ngũ cốc giàu chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bắp ngô thường có màu vàng, một số loại có màu khác như đỏ, cam, tím, xanh, trắng và màu đen. Hạt ngô có thể làm lương thực hoặc dùng trong công nghiệp để chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, việc trồng ngô cũng không dễ dàng gì đối với nhà nông. Bởi họ luôn phải đối phó với căn bệnh phấn đen luôn phá hoại sự sinh trưởng của ngô. Hãy cùng JIA áp dụng các giải pháp để cứu thoát cây ngô khỏi căn bệnh này nhé!

Đôi nét về cây ngô (bắp)

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Maize, Corn

Danh pháp hai phần: Zea mays L. ssp. mays

Ngô (bắp) là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô (bắp) lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Cây ngô (cây bắp) được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ngô (bắp) là loại cây nông nghiệp có diện tích thu hoạch lớn thứ hai tại Việt Nam sau lúa gạo.

Cây ngô (cây bắp) được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc
Cây ngô (cây bắp) được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc

Sự phát triển của cây ngô chia ra làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Từ khi gieo đến khi xuất hiện nhị cái

+ Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu với việc thụ tinh của hoa cái cho đến khi hạt chín hoàn toàn.

Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian sinh trưởng phát triể của cây ngô, song có thể chia ra các thời kỳ sau: Thời kỳ nảy mầm, thời kỳ 3 – 6 lá, thời kỳ 8 – 10 lá, thời kỳ xoáy nõn, thời kỳ nở hoa và thời kỳ chín.

Triệu chứng của bệnh 

Bệnh phấn đen có xu hướng phát triển rộng hơn ở các vùng. Cần chú ý có biện pháp kịp thời ngăn chặn không cho bệnh lan tràn rộng.

Bệnh phấn đen phá hại trên tất cả các bộ phận của cây ngô. Cụ thể như thân, lá, bẹ lá, cờ, bắp. Thậm chí có khi hại cả rễ khí sinh trên mặt đất. Đặc trưng điển hình của vết bệnh là tạo thành các u sưng nên còn gọi là ung thư ngô.

Vết bệnh phấn đen là tạo thành các u sưng
Vết bệnh phấn đen là tạo thành các u sưng

U sưng to hoặc nhỏ, lúc đầu chỉ sùi lên như một bọc nhỏ màu trắng. Sau lớn dần thành hình bất định, phình to nhiều khía cạnh. Bên trong là một khối rắn vàng trắng sau biến thành bột đen dễ bóp vỡ, đó là khối bào tử hậu. U sưng ở thân và bắp thường rất to. Còn ở lá thì u nhỏ hơn. Ở trên ruộng các u sưng thường xuất hiện đầu tiên trên bẹ lá. Sau hiện thêm nhiều ở lá, thân, bông cờ và bắp. Những bộ phận nhiễm bệnh thường dễ bị hư thối và dị dạng.

Tác nhân gây bệnh phấn đen

Do nấm Ustilago zeae Ung gây ra

Bệnh do nấm Ustilago zeae Ung – thuộc bộ Ustilaginales lớp Nấm Đảm gây ra. U bệnh khi đã thuần thục bên trong chứa một khối lớn sợi nấm đã biến thành bào tử hậu.

Bào tử hậu hình cầu, màu hơi vàng, có gai, vỏ dày. Có đường kính khoảng 8 – 13 micromet. Trên đồng ruộng, các u sưng vỡ tung ra các bào tử hậu. Từ đó trở thành nguồn lây lan trên các bộ phận non khác của cây.

Bào tử hậu nẩy mầm sinh ra ống mầm (đảm) với các bào tử đảm. Có khi bào tử đảm phân chồi tạo thêm bào tử thứ sinh. Bào tử hậu nảy mầm trong giọt nước ở nhiệt độ thích hợp nhất là 23 – 25oC. Nảy mầm chậm ở nhiệt độ 15 – 18oC.

Bệnh do nấm Ustilago zeae Ung gây ra
Bệnh do nấm Ustilago zeae Ung gây ra

Bào tử đảm và bào tử thứ sinh nảy mầm xâm nhập qua biểu bì mô non tạo ra sợi nấm sơ sinh tế bào một nhân, về sau phát triển kết hợp với nhau thành sợi thứ sinh hai nhân, từ đó phát triển tạo thành khối bào tử hậu. Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, sự hình thành bào tử hậu có thể xảy ra 3 – 4 đợt hoặc nhiều hơn.

Bào tử hậu có thể sống rất lâu

Thông thường bào tử hậu có thể bảo tồn được 3 – 4 năm. Thậm chí tới 6 – 7 năm trong các tàn dư cây bệnh. Trên các u vết bệnh rơi trên đất ruộng. Bào tử hậu vẫn còn sống trong phân do trâu bò ăn bộ phận cây bị bệnh thải ra. Do đó bào tử hậu ở u vết bệnh, trên đất, bám dính trên hạt giống đều là nguồn bệnh đầu tiên. Chúng truyền từ năm này sang năm khác.

Bệnh phấn đen phát triển còn liên quan tới độ ẩm của đất
Bệnh phấn đen phát triển còn liên quan tới độ ẩm của đất

Nấm bệnh thường xuyên lan qua gió, nước tưới, xâm nhập vào biểu bì qua vết thương sây sát. Do đó bệnh có thể phát triển mạnh vào thời kỳ mưa gió. Hoặc sau khi vun xới vội vàng gây sây sát. Sâu hại lá, thân, phá hại nhiều là điều kiện giúp cho bệnh xâm nhiễm phát triển thêm nhiều hơn. Bệnh phát sinh, phát triển còn liên quan tới độ ẩm của đất. Nói chung đất có độ ẩm 60% thích hợp cho ngô thì bệnh ít phát triển hơn so với đất có độ ẩm thay đổi thất thường khi quá khô (<10%) hoặc khi quá ẩm (>80%). Những ruộng ngô trồng quá nhiều và được bón nhiều đạm sẽ dễ bị lây lan bệnh hơn.

Giải pháp phòng tránh bệnh phấn đen

Đồng ruộng cần được thu dọn sạch sẽ. Nhất là ở những vùng đã bị bệnh nhiều năm để tiêu huỷ nguồn bệnh ở dạng bào tử hậu trong các u vết bệnh trên lá, thân, bắp. Sau đó cày bừa kỹ đất. Ngâm nước hoặc để đất ướt cho bào tử chóng mất sức nảy mầm.

Hạt để giống lấy ở ruộng không bị bệnh. Tiếp đó phun dung dịch 1 – 2% TMTD hoặc một số thuốc như Bayleton 25WP (0,4 – 0,5kg/ha); Dithan M45,80 WP (1,5 – 2kg/ha); Score 250ND (0,3 – 0,5 l/ha)… 7 – 10 ngày trước và sau khi trỗ cờ. Phun thuốc phòng trừ sâu hại lá, thân, bắp. Hạt giống xử lý bằng Bayphidan 10 – 15g.a.i/tạ hạt hoặc, TMTD 0,3kg/tạ hạt.

Tiến hành luân canh ngô với các loại cây trồng khác (lúa), thời gian tối thiểu 2 năm mới trồng lại ngô. Đồng thời chọn lọc trồng các giống tương đối chống bệnh. Tăng cường chăm sóc, bón thúc kali. Xới vun cẩn thận tránh gây sây sát đến cây.

Thực hiện biện pháp kiểm dịch chặt chẽ. Đối với các giống ngô nhập nội cần kiểm tra nguồn bệnh trên hạt. Kkhông nhập hoặc phải khử trùng triệt để hạt giống, trồng trong khu vực quy định để tiếp tục kiểm tra và phòng diệt bệnh. Việc trao đổi chuyển vận hạt giống cần tuân theo các thủ tục kiểm dịch. Cần quan sát, quản lý giống chặt chẽ để kịp thời ngăn chặn bệnh.

Nguồn: huucomientrung.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Đánh đuổi cỏ dại – kẻ thù hàng đầu trong thâm canh lúa

Cỏ dại luôn là kẻ thù hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Nhưng khi …
Xem Chi Tiết

Bệnh đạo ôn – căn bệnh đe dọa năng suất lúa của nhà nông

Cùng với lúa mì, bắp, khoai mì và khoai tây, cây lúa cũng là một loại cây lương thực quan …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh phồng lá chè và các biện pháp phòng – trị

Chè xanh có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Hiện nay cùng có diện tích chồng …
Xem Chi Tiết

Hoa hồng và căn bệnh phấn trắng đầy mối nguy hại

Hoa hồng là loài cây hoa cảnh được nhiều người ưa chuộng. Cây rất ưa nắng và thích nghi tốt …
Xem Chi Tiết

Các loại cây có múi và căn bệnh vàng lá cần phòng tránh

Hiện nay có rất nhiều loại cây trồng ra quả có múi như Cam, Quýt, Bưởi… hầu hết đều được …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông giải cứu bắp cải khỏi căn bệnh gân đen

Bắp cải hay cải bắp là một loại rau chủ lực trong họ Cải, phát sinh từ vùng Địa Trung …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết