Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

5 phút, 50 giây để đọc.

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu quả kinh tế mà phương pháp này đem lại. Nấm rơm là một loại thực vật vô cùng bổ dưỡng; đồng thời gia trị kinh tế của nấm rơm cũng rất cao. Hơn nữa nguyên liệu để trồng nấm rơm vô cùng dễ kiếm mà bất kì tỉnh thành nào trồng lúa cũng có đó là rơm dạ. Trồng nấm sơm trong nhà sẽ giúp hạn chế sự xâm nhập của côn trùng; thế nhưng quy trình và phương pháp chăm sóc phải thật cẩn thận. Sau đây là một vài gợi ý của chúng tôi về phương pháp trồng nấm rơm trong nhà giúp bà con canh tác tốt hơn.

Diện tích trồng nấm rơm trong nhà tại Nghệ An

Theo ước tính với diệ tích là 70m2, với 1 tấn nguyên liệu nấm; sau 1 tháng chăm sóc nấm phát triển tốt; đến nay đã bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất đạt 100 – 120kg nấm tươi/1 tấn nguyên liệu. Với giá bán 120 nghìn đồng/kg cho lợi nhuận 7 triệu đồng. Trồng nấm rơm trong nhà có thể chủ động nhiệt độ; không bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường bên ngoài; năng suất luôn ở mức cao và ổn định; sản phẩm sạch hơn so với trồng nấm ngoài trời; và được người tiêu dùng ưa chuộng. Mô hình này đã ap dụng thành công; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế; tăng thu nhập cho người dân.

Trồng nấm rơn trong nhà

Những yêu cầu về mặt nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng nghiêm ngặt. Nếu cung cấp đầy đủ yếu tố nó cần thì tơ nấm; và quả thể nấm sinh trưởng phát triển tốt. Thời vụ trồng thích hợp nhất đối với nấm rơm khu vực Miền Trung từ tháng 3 đến tháng 8; miền nam có thể trồng quanh năm. Vì vậy, cần nắm được các yêu cầu của nấm qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển; các yếu tố ảnh hưởng để điều chỉnh cho phù hợp; nhằm nâng cao năng suất nấm. Khi chuyển sang trồng nấm rơm trong nhà; không những hạn chế ảnh hưởng bất thuận của thời tiết; mà còn giúp người trồng gia tăng năng suất.

Các yêu cầu giúp trồng nấm rơm trong nhà đạt hiệu quả cao

Chuẩn bị nguyên liệu

Rơm rạ sau khi thu về tiến hành phơi khô; không bị mốc, không còn mùi thuốc trừ sâu; được ngâm trong nước vôi loãng (4 kg vôi tôi/1m3); ngâm rơm cho đủ ẩm, có màu vàng; sau đó vớt ra để rơm róc nước, rồi chất vào đống ủ. Kích thước đống ủ: dài 1,5m; rộng 1,5m, cao 1,5m; mỗi đống ủ rơm cần đảm bảo có từ 300 kg rơm trở nên.

Ủ rơm trồng nấm

Để tạo độ thông thoáng thì đống rơm ủ cần có cọc thông khí; và che nilon xung quanh. Sau 3 – 4 ngày, đống ủ có nhiệt độ từ 65-70 0C thì tiến hành đảo rơm; chỉnh độ ẩm. Kiểm tra độ ẩm rơm bằng cách vắt rơm; nếu thấy có nước chảy thành giọt là vừa; nếu nước chảy thành dòng là rơm còn ướt; phải rãi rộng cho bay bớt hơi nước; nếu vắt rơm không có nước là khô; phải dùng bình phun bổ sung nước. Ủ tiếp 3-4 ngày nữa rồi tiến hành đóng mô; và cấy phôi nấm rơm vào khuôn.

Cấy mô nấm

Chuẩn bị mô nấm trồng vào khuôn trước khi tiến hành ủ nguyên liệu. Giống chuẩn từ 13-16 ngày tuổi. Sợi tơ nấm màu trắng trong; mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo: Không sử dụng bịch meo giống có đốm màu đen; vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại; không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt; bị nhão và tránh chọn những bịch đã có mùi chua.

Phôi nấm

Kỹ thuật chăm sóc nấm rơm trong nhà

Nấm rơm sau khi được cấy phôi sẽ phát triển rất nhanh; từ khi cấy giống đến khi có mầm quả thể 13-14 ngày. Từ ngày 1 đến ngày thứ 3 sau khi cấy giống; không cần tưới nước; phải phủ 1 lớp nilon và lưới phản quang trên mô nấm để giữ ẩm; giữ nhiệt và chống ánh sáng. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8; cất ni lon và lưới phản quang; tưới ẩm nền, xung quanh mô nấm và phun sương mù trên cao. Ngoài ra kiểm tra nhiệt độ mô nấm bằng cách cắm nhiệt kế trên mô nấm; nếu nhiệt độ mô nấm đạt từ 35 đến 38 độ C là đạt tiêu chuẩn.

Kỹ thuật chăm sóc

Trong giai đoạn từ ngày thứ 8 trở đi; khi thấy màng sợi từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong; phải tưới đón nấm, tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều; đẫm hơn bình thường. Từ ngày thứ 13– 14, trên mô nấm xuất hiện đinh ghim như hạt gạo; tưới giữ ẩm bình thường; tưới cao vòi; thực hiện tưới ngửa vòi để hạn chế tối đa sợ nấm bị đứt.

Chú ý: Trong nhà trồng nấm cần gắn bảng đo nhiệt độ và độ ẩm; đồng thời lắp hệ thống tưới phun sương.

Phương pháp thu hoạch

Nấm rơm có độ tuổi phát triển từ ngày 15 đến ngày 25; và thu hoạch rộ từ ngày 19 – 30 sau khi cấy giống. Hằng ngày hái nấm 1 đến 2 lần; hái nấm trước khi tưới. Khi quả nấm từ dạng tròn chuyển sang hình trứng chúng ta hái, không để nấm nở hoặc nứt bao. Khi hái một tay giữ cụm nấm; tay kia hái những quả nấm đã đến tuổi. Hái xong dùng dao cắt bỏ phần nấm có dính rơm rạ. Nấm sau khi hái cho vào túi nilon từ 0,5 – 1,0 kg/túi; xếp trong hộp các-tông hoặc hộp xốp có lót vải hoặc lá, để tránh dập nát; rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Sau khi hái nấm xong; tưới nước ẩm đều cho nấm mọc tiếp. Lứa 1 từ ngày thứ 15 – 30. Sau khi thu hoạch hết lứa 1 thì cần tiếp tục chăm sóc để thu hoạch các lứa tiếp theo.

Thu hoạch nấm

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Xem thêm: Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết