Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

7 phút, 53 giây để đọc.

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không chỉ cung cấp hạt đậu nành; mà đậu nành rau đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên đây là một loại cây chịu úng rất thấp; để trồng vào mùa mưa thì cần phải có những hiểu biết về mặt kỹ thuật vô cùng sâu rộng. Không chỉ đơn thuần ở khâu chọn giống mà quá trình chăm sóc cũng cần thực hiện vô cùng chặt chẽ. Để có thể trồng đậu nành rau mang lại hiệu quả kinh tế cao bà con có thể tham khảo những lưu ý sau đây.

Qua những thử nghiệm trong một vài năm gần đây; nhận thấy hiệu quả kinh tế của đậu nành rau cao hơn nhiều so với trồng lúa; nên bà con nông dân tại Vĩnh Long đã mở rộng diện tích trồng đậu nành rau trong vụ Hè Thu; thay thế cho cây lúa. Tuy nhiên, canh tác đậu nành trong vụ Hè Thu sẽ rơi vào những tháng mưa nhiều; năng suất sẽ không cao như vụ Đông Xuân. Do đó bà con cần lưu ý các điều sau:

Chuẩn bị giống gieo trồng

Để cây đạt năng suất cao thì nên chọn những giống có khả năng chống chịu nhiệt độ; trong giới hạn rộng từ 10 – 400C; có khả năng phản ứng với ánh sáng yếu; có thể trồng quanh năm; và có thể chống chịu với một số bệnh: gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ. Các giống đậu nành rau có thể chọn trồng trong vụ Hè Thu là DT02 và DT08.

Yêu cầu về đất gieo trồng

Đối với cây đậu nành thì khả năng chịu hạn tương dối tốt; thế nhưng sợ ngập úng. Đậu nành chỉ chịu được úng trong thời kì cây con trước khi ra hoa. Do đó trong quá trình chuẩn bị đất; nên cuốc đánh rãnh thoát nước quanh bờ ruộng; mỗi rãnh cách xa nhau 3 – 5 m; sâu 30 cm, rộng 20 cm để giúp cho việc thoát nước nhanh khi mưa nhiều; không để đọng nước trên ruộng; tránh hiện tượng thối chết giống; giảm tình trạng những hạt không đủ chất lượng mọc trên ruộng trồng.

Đậu nành rau

Chọn những hạt có vàn cao, chủ động tưới tiêu; đất có thành phần cơ giới nhẹ càng tốt. Khẩn trương rút nước trước thu hoạch 11-12 ngày. Thu hoạch lúa chín hoa ngâu; thu hoạch gọn cánh; thu hoạch đến đâu gieo trồng vụ đông đến đấy; theo hình thức cuốn chiếu với phương châm “sáng thu lúa, chiều trồng đậu tương” tranh thủ thời vụ và ẩm độ đất. Không để đọng nước trên ruộng; để giảm thiểu tối đa hiện tượng cây giống bị thối úng và chết; ảnh hưởng tới năng suất trồng cây.

Yêu cầu về kỹ thuật gieo trồng

Mật độ gieo hạt

Để tạo điều kiện tốt nhất cho cây đậu nành phát triển; có khả năng chống đổ ngã, chống sâu bệnh tốt; rất cần gieo hạt theo mật độ tối ưu. Vụ Hè Thu thời tiết mưa nhiều; cây phát triển và phân cành mạnh nên gieo thưa với mật độ 25 – 30 cây/m2 (50 cm x 20 cm). Lượng giống dùng từ 100 – 120 kg/ha (tỷ lệ nảy mầm đạt trên 70%). Trong quá trình gieo hạt; không nên để hạt vùi lấp sâu trong đất (không quá 1,5 cm), đảm bảo nền đất gieo đủ ẩm (70 – 80%); không gieo trên nền đất quá ướt. Nên tránh gieo hạt vào những ngày mưa để giảm thiểu tình trạng thối mầm hạt.

Mật độ gieo hạt

Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm để diệt nấm trên hạt giống. Bởi vì khi gieo hạt giống xuống ruộng; có những hạt mang mầm bệnh vẫn hút no nước và căng mọng; thế nhưng không thấy chúng mọc cây; sau một vài ngày thì thấy có một lớp nấm mốc bao quanh và thối đi; khi đó sẽ không đảm bảo được mật độ gieo trồng theo quy định; ảnh hương tới năng suất gieo trồng đậu nành.

Biện pháp gieo trồng

Sử dụng phương pháp gieo vãi hay gieo hạt tự nhiên: Sau thu hoạch tạo rãnh thoát nước; ruộng phẳng cày 1 xá dọc ruộng tạo rãnh; ruộng không phẳng 2m cày 1 xá tạo rãnh thoát nước. Phân lượng giống tương ứng 3kg/sào để gieo đều. Ẩm độ ruộng gieo vãi đảm bảo đứng còn lún chân; gieo đến đâu dùng công nông gắn bánh lồng chạy đè đậu ngay trong ngày; tránh để qua ngày sẽ làm khô mầm và chết mầm cây.

Phương pháp tra rạch: Gặt sát gốc rạ, sau gặt tạo rãnh thoát nước bằng cày; cuốc, các rãnh cách nhau 1,5m (bằng bề ngang luống). Sau đó dùng nông cụ tạo rạch ngang luống sâu 2-3cm; các rạch cách nhau 30-35cm và tra hạt vào rạch; mỗi hạt mầm cách nhau 3 đến 5 cm là đẹp nhất.

Phương pháp tra gốc rạ: Thu hoạch lúa xong tạo rãnh thoát nước như trường hợp gieo vãi. Dùng tay gạt nghiêng gốc rạ, tra mỗi gốc rạ 1-2 hạt vào kẽ; tiếp xúc giữa đất và gốc rạ, tuyệt đối không tra vào giữa gốc rạ; điều này hạn chế sự này mầm của hạt đậu vì không được cung cấp đủ độ ẩm.

Các biện pháp chăm sóc đậu nành rau

Làm cỏ và tỉa dặm cây con

Cần tiến hành làm cỏ để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây. Làm cỏ có thể kết hợp với các lần bón phân và vun gốc đậu. Trước hoặc sau khi xuống giống 1 -2 ngày; làm cỏ bằng tay; hoặc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ diệt mầm như: Dual Gold, Dual;… Sau đó, từ 14-18 ngày sau khi gieo; nếu có cỏ (từ 3-6 lá); nên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ hậu diệt mầm như: Onecide, Targa Super;… Chú ý những giai đoạn sau không nên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ; chỉ nên làm cỏ thủ công bằng tay để đảm bảo an toàn cho thành phẩm.

Tỉa rặm cây con

Sau khi cây giống đạt từ 5 đến 7 ngày tuổi thì cần tiến hành tỉa dặm cây. Cần quan sát nhổ cây con chỗ dầy; dặm lại những nơi cây không lên để đảm bảo mật độ trồng; nên dặm vào buổi chiều mát để cây không bị chết héo.

Tránh để ruộng đậu bị úng, ngập nước. Sau khi mưa bão vừa tan, đợi cho lá ráo nước; dùng gậy dựng cây đứng trở lại sao cho lá không được xếp vào nhau. Thoát nước kịp thời không để úng; tránh để cây bị ngập quá 24h gây thối rễ.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

Vào vụ Hè Thu các loại sâu hay tàn phá cây đó là: sâu hại cây con; sâu hại lá (dòi đục lá) và sâu đục hoa quả, bệnh héo xanh; lở cổ rễ và bệnh xoăn lá do virus. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng; để phát hiện và điều trị sâu bệnh kịp thời.

Phòng trừ sâu bệnh

Các giai đoạn phòng trừ sâu bệnh hại đậu nành rau:

+ Giai đoạn từ khi cây còn nhỏ cho đến khi có nụ: có thể kết hợp bắt tay diệt ổ trứng; sâu non hoặc phun thuốc nếu ở ngưỡng gây hại; bằng thuốc trừ sâu đặc trị cho từng đối tượng.

+ Khi cây đã có 50% nụ hoa thì tiến hành phun phòng trừ sâu ăn nụ hoa.

+ Vào thời điểm khi hoa ở ngon đã nở hoàn toàn; phun kép 2 lần phòng trừ sâu đục trái; cách nhau 5-7 ngày/lần.

+ Khi quả bắt đầu hình thành hạt non bên trong; phun kép 3 lần phòng trừ bệnh thối trái bằng các loại thuốc trừ nấm; mỗi lần cách nhau 5 ngày.

Một lưu ý rằng vì là đậu nành là loại cây lấy hạt; nên khi sử dụng các loại thuốc phải nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng; và dừng phun thuốc trước 14 ngày thu hoạch để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng.

Thu hoạch hạt

Có thể tiến hành rau đậu nành khi hạt bắt đầu vào chắc 80 – 90%. Tùy vào giống có thể thu hoạch lúc cây được 65- 70 ngày tuổi. Khi thu hoạch phải để đậu ở nơi râm mát; không làm xây xát, dập nát; gãy trái và chở đến nơi thu mua trong vòng 2 giờ. Vì đây là đậu ăn trái cần thu hoạch và vận chuyển càng nhanh càng tốt; tránh để đậu ngoài nắng và thu hoạch kéo dài; trái sẽ bị xuống màu đồng thời không được giá cao.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Xem thêm: Hướng dẫn trồng dưa lưới trong nhà màng đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết