Chè xanh có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Hiện nay cùng có diện tích chồng chè lớn nhất nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tuy nhiên, việc trồng loại cây này lại khá khó khăn khi có sự xuất hiện của căn bệnh phồng lá chè. Loại bệnh này phát sinh gây hại ở lá non, búp non trên cây chè. Hơn nữa, chúng có mức độ lây lan rất nhanh. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng chè. Do đó, bà con cần nắm rõ dấu hiệu và biện pháp phòng trừ bệnh phồng lá chè để bảo vệ cho nương chè của mình.
Triệu chứng của bệnh
Ban đầu, bệnh xuất hiện với vài đốm nhỏ. Có màu xanh trong giọt dầu hoặc màu xanh vàng. Sau đó vết bệnh to dần và lõm xuống ở mặt trên lá. Còn mặt dưới lá vết bệnh phồng lên như mụn bỏng. chuyển sang màu nâu hoặc màu tím đen.
Ở mặt dưới lá trên vết phồng bao phủ một lớp nấm mịn màu xám tro hoặc màu trắng hồng. Cuối cùng mô bệnh rách nát, khô hoặc thối ướt tùy thuộc vào thời tiết khô hanh hay mưa ẩm. Vết bệnh thường có đường kính từ 2-10mm nằm riêng hoặc ở đầu vết lá non. Khi vết phồng nát vụn, làm lá khô cháy, dễ rụng. Khi vết bệnh ở trên gân chính làm phiến lá nhăn nhúm, dị hình.
Trên quả non và cọng non vết bệnh ít thể hiện nốt phồng rõ rệt. Khi đó chúng có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục dài, hơi lõm. Ban đầu sẽ có màu trắng, sau chuyển thành nâu đen.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Bệnh phồng lá chè phát sinh trong thời kỳ nhiệt độ ôn hoà 15-20oC. Ẩm độ cao 90% trở lên và nhất là có sương mù hoặc mưa phùn kéo dài từ 15 ngày trở lên. Vào mùa xuân bệnh thường phát triển từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5. Mùa thu là vào cuối tháng 9 đên cuối tháng 10. Khi nhiệt độ không khí từ 25oC trở lên, nắng nhiều, khô nấm gây bện này không phát triển được.
Những nương chè trồng ở vùng cao 600 – 700 mét so với mặt biển bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn
Những nương chè quản lý không tốt, cỏ dại nhiều, khuất gió và nhiều cây che bóng bệnh phát sinh và gây hại nhiều hơn.
Bệnh cũng phát sinh gây hại nhiều hơn ở những nương chè bón nhiều phân đạm và nương chè trồng bằng các giống chè có bản lá to.
Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh
Ở Miền Bắc nước ta, bệnh phồng lá chè thường phát sinh hại nặng trong những năm mưa rét kéo dài. Sự phát sinh, phát triển của bệnh liên quan chặt chẽ với điều kiện thời tiết. Bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đặc điểm của các giống chè, địa thế trồng và điều kiện chăm sóc.
Những lô chè trồng ở thung lũng sâu có nhiều cỏ dại thường bị hại nặng. Trong điều kiện nhiệt độ bình quân từ 15 – 23ºC, có mưa nhỏ kéo dài hoặc sương mù trời âm u. Cộng thêm thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh.
Vì vậy bệnh phát sinh, phá hại mạnh từ đầu xuân (tháng 2 – 4) và cuối thu (tháng 9 – 12), đặc biệt trong tháng 10 – 11 nước ta. Tuy nhiên, tùy theo các vùng trồng chè mà có cao điểm bệnh khác nhau. Ở miền Trung Du, cao điểm bệnh là mùa Xuân (tháng 3 – 4). Ngược lại vùng Mộc Châu, Tây Bắc cao điểm bệnh là các tháng 10 – 11 trong năm. Trong mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8 do nhiệt độ quá cao nên bệnh thường khó phát sinh ở miền Đồng Bằng.
Tác hại của bệnh phồng lá chè
Bệnh phồng lá chè gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sản lượng thu hoạch. Gây chết cành non, lá non.
Cây chè bị bệnh phục hồi chậm, sau khi bị nhiễm bệnh 2 tháng không thể thu hoạch được.
Búp chè bị bệnh có màu đen. Không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của chè. Gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhà vườn.
Biện pháp phòng trừ bệnh
Thường xuyên làm cỏ và vệ sinh vườn chè, không đốn tỉa quá sớm vì cành non rất dễ nhiễm bệnh.
Thiết kế vườn chè với mật độ cây hợp lý giúp vườn chè thông thoáng và hạn chế ẩm độ trong vườn. Nếu cây che bóng quá rợp có thể giảm bớt bóng rợp.
Bón phân cân đối, tránh sử dụng quá nhiều đạm, bón phân tùy theo tuổi chè và chất đất. Bón phân có hàm lượng kali cao, đạm thấp.
Khi bệnh xuất hiện tiến hành tỉa các lá và búp chè bị bệnh, hạn chế sự lây lan. Đốt tất cả các tàn dư cây bệnh
Trong thời gian bệnhphát triển, người làm chè cần tăng cường kiểm tra nương chè của mình. Theo dõi dự báo thời tiết. Nếu thấy thời tiết còn thuận lợi cho bệnh phát triển cần chú ý hái hết các búp, lá có vết bệnh.
Trên đây là các thông tin và biện pháp cứu giúp cây chè khỏi bệnh phồng lá. Bà con ghé thăm JIA để cập nhật các thông tin khác nhé!
Nguồn: huucomientrung.com.vn