Ngô (bắp) là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ. Sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô (bắp) lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Cây ngô (cây bắp) được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ngô (bắp) là loại cây nông nghiệp có diện tích trồng và thu hoạch lớn thứ hai tại Việt Nam sau lúa gạo.
Bắp nếp được trồng phổ biến ở nước ta với các giống: bắp nếp Nù, bắp nếp Long Khánh, bắp nếp tím Ban Mê Thuột…Ở Vĩnh Long với bắp nếp Nù nổi tiếng được trồng nhiều ở huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Trà Ôn,…Bắp là cây ngày ngắn, sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt, pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7,0.
Các chất dinh dưỡng có trong ngô
Hạt ngô được xếp vào nhóm ngũ cốc, thuộc họ cỏ (Poaceae), có nguồn gốc từ Châu Mỹ và là một trong những loại lương thực được phân bố khắp nơi trên Thế giới.Ngô không chỉ chứa tinh bột mà chúng còn giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin và các vi chất dinh dưỡng khác.
Trong số các loại ngũ cốc, ngô chứa những hợp chất phenolic cao nhất. Điều này có nghĩa là nó có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư tuyệt vời. Trong ngô còn có anthocyanin, coumarin, axit trihydroxybenzoic, axit vanillic, axit caffeic, axit ferulic, axit chlorogen, axit axetic hydroxyphenyl.
Ngoài ra, các flavonoid như quercetin, rustin, hirsutrin, morin, kaempferol, naringenin, youperitin, zeaxanthin, lutein và các dẫn xuất của chúng cũng thường được thấy trong loại ngũ cốc này.
Thời vụ hợp lý để trồng ngô
Thời điểm trồng bắp ở những vùng khác nhau là khác nhau. Đối với cây bắp ở khu vực miền đông Nam Bộ chủ yếu trồng vào vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Ở vùng tây Nam Bộ có hai vụ trồng chính là Đông Xuân và Hè Thu.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng bắp cần được cày sâu, cuốc luống. Đất được cày sâu 15-20 cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển. Làm sạch cỏ và ngăn cỏ dại phát triển. Tiêu diệt được côn trùng phá hại tiềm ẩn trong đất, trứng, ấu trùng và ký chủ phụ của nó. Tuy nhiên, có một số nơi nông dân trồng cây ngô không cần cày bừa đất nên dễ làm giảm năng suất.
Chọn hạt giống
Trồng lấy trái ăn tươi: chọn các giống thuộc nhóm bắp ngọt hoặc nhóm bắp nếp. Bắp Nù địa phương, sinh trưởng 60- 65 ngày, năng suất 2 tấn hột/ha. Bắp nếp lai MX2, MX4 Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam, 60-65 ngày thu trái tươi, năng suất cao 11-13 tấn trái tươi/ha. Ngoài ra còn có bắp Nếp Nù siêu dẽo của công ty cổ phần DV Bảo Vệ Thực Vật An Giang cũng được nhiều nông dân chọn để trồng.
Xử lý hạt giống
+ Hạt giống có độ nẩy mầm cao >90%. Xử lý hạt bằng thuốc sát khuẩn Captan, Dithane với nồng độ 2-3%0 để diệt và ngừa nấm bệnh. Hạt xử lý xong thường được gieo khô. Nhưng thường nông dân ngâm và ủ hạt trước khi gieo. Lượng giống: 15-20 kg/ha.
+ Cách gieo: Gieo theo hốc: 2-3 hạt/hốc. Chỉ nên để tối đa 2 cây/hốc. Khoảng cách giữa hàng với hàng 60-100 cm và khoảng cách cây với cây trên hàng là 20-40 cm tùy theo đặc tính giống.
Cách bón phân đúng kỹ thuật
Khuyến cáo về lượng phân bón cho 1 ha như sau: 5-10 tấn phân chuồng Hoai + 500 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B+ 20 kg vi lượng HVP ORGANIC + 500 kg vôi + 220 kg urea + 340-400 kg super Lân + 80-95 kg Kali.
Bón lót cho cây
Bón 5-10 tấn phân chuồng hoai + 500 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B + 20 kg vi lượng HVP ORGANIC + 500 kg vôi + 340-400 kg super Lân. Vôi có thể rãi đều trên mặt đất trước hoặc sau khi làm đất. Đối với phân chuồng, phân Lân, phân hữu cơ sinh học HVP 401.B và vi lượng HVP ORGANIC có thể bón đều trên mặt đất trước khi trồng rồi xới nhẹ lại một lần để lấp phân hoặc có thể dùng bón theo hốc khi lấp hạt.
Bón thúc cho cây ngô
+ Bón thúc lần 1 (10 ngày sau gieo): Bón 40 kg Urea + 30 kg Kali. Có thể pha loãng lượng phân trên với nước để tưới cho cây.
+ Bón thúc lần 2 (20 ngày sau gieo): Bón 90 kg Urea + 30 kg Kali. Bón theo hàng cách gốc 15 – 20 cm rồi kết hợp làm cỏ vun gốc lấp phân lại.
+ Bón thúc lần 3 (30 ngày sau gieo): Bón 90 kg Urea + 30 – 35 kg Kali. Bón theo hàng cách gốc 20 – 25 cm rồi kết hợp làm cỏ vun gốc lấp phân lại.
Sử dụng phân bón lá: Để cung cấp kip thời các nguyên tố dinh dưỡng cho cây bắp theo từng thời kỳ sinh trưởng ta có thể sử dụng các loại phân bón lá theo quy trình sau:
Các giai đoạn bón thúc
– Sau khi gieo 10 ngày tưới HVP 6-4-4 K-HUMAT giúp cây phát triển bộ rễ tốt, hấp thu nhiều phân bón (có thể pha chung với phân bón tưới cho lần bón thúc 1). Kết hợp phun HVP 1001.S (16-16-8), giúp cây phát triển nhanh thân lá, giúp quang hợp tốt.
– Sau khi gieo 20 ngày tưới HVP 6-4-4 K-HUMAT giúp cây phát triển bộ rễ tốt, hấp thu nhiều phân bón (có thể pha chung với phân bón tưới cho lần bón thúc 1). Kết hợp phun HVP 1001.S (20-20-15), giúp cây phát triển thân lá, giúp quang hợp tốt.
– Khi cây ngô có loa kèn (35- 40 ngày sau gieo) phun HVP 1601 (10.50.10), giúp cây phân hóa mầm hoa tốt, giúp cờ và bắp phát triển to mập, là cơ sở để thụ phấn tốt sau này.
– Khi cây ngô chuẩn bị trổ cờ (trong ruộng có 1 vài cây trổ cờ) phun HVP-TĐT- Siêu Ra Hoa – Tăng Đậu Trái.
– Khi cây bắp đã thụ phấn xong (các râu đã héo) phun HVP 401.N – SIÊU TO HẠT + HVP-TĐT- Siêu Ra Hoa – Tăng Đậu Trái. Giúp trái nhiều hạt chắc, hạt phát triển đều, hạt to.
– Sau đó 10 ngày phun HVP 1001.S (0-25-25) phun định kỳ 10 ngày 1 lần. Đến trước thu hoạch 10 ngày (đối với thu bắp ăn tươi. Nếu thu bắp hạt nên phun đến giai đoạn chín sáp) thì ngưng phun. Giúp thúc đẩy quá trình hạt vào chắc nhanh hơn, hạt to đều, phẩm chất trái thu hoạch tăng.
Chăm sóc cho cây
Tỉa dặm: khoảng 4-6 ngày sau khi gieo (cây con được 1 lá) phải dặm lại những nơi cây chết hoặc không mọc. Nhổ bỏ những cây yếu chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1- 2 cây/hốc).
Tưới tiêu: Trong mùa nắng tưới nước 4-7 ngày/lần khi bắp trổ. Chỉ cần bắp bị úng >24 giờ là năng suất bắp giảm 30-50%. Mùa mưa cần tiêu nước nhanh.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Sâu hại
Sâu đục thân: Để phòng sâu đục thân rải Basudin hay Regent hạt vào loa kèn khi bắp được 7-8 lá và trước khi bắp trổ cờ. Áp dụng thuốc nước ngay lúc bướm đang đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ đang còn trong nách lá hay trong loa kèn của cây bắp còn non.
Rầy mềm: Phòng trị: không nên trồng bắp với mật độ dày tạo ẩm độ thích hợp cho rầy phát triển. Nếu mật số rầy ít không nên áp dụng thuốc vì rầy có nhiều thiên địch. Sử dụng các loại thuốc như: Applaud, Admire…
Sâu đục trái: phòng trị bằng cách dùng giống kháng (giống có vỏ trái dày và che phủ cả trái). Xịt các loại thuốc trừ sâu gốc cúc như: Fastac, Karate…. Ngoài ra còn có những loại côn trùng sống dưới đất: sâu đất, sùng tRắng, sùng bửa củi,…ngừa bằng cách vệ sinh đồng ruộng và khử trùng đất bằng các loại thuốc Basudin hay Regent…
Bệnh hại
Bệnh đốm lá: phòng trị bằng các loại thuốc sát khuẩn Maneb, Zineb hay Copper – zinc, Appencarb…
Bệnh đốm vằn: bệnh xảy ra khi trời nóng ẩm và nóng (có sương mù), lây lan rất nhanh, gây thiệt hại nặng. Phòng trị bằng Kitazin, Bonanza, Anvil, Rovral phun 3-7 ngày/lần lúc vừa phát hiện bệnh.
Bệnh rĩ: đốm bệnh làm thành những u nhỏ màu vàng đỏ sau đó có màu nâu sậm như rĩ sắt ở phiến lá. Bệnh xuất hiện khi trời nóng ẩm. Phòng trị bằng Zineb, Maneb, Copper.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn