Hướng dẫn nông dần trồng và chăm sóc bưởi da xanh

9 phút, 24 giây để đọc.

Trong số những loại bưởi ngon và nổi tiếng hiện nay thì bưởi da xanh được xếp vào nhóm nổi tính và có giá thành rất cao. Bởi với hương bị thanh ngọt rất riêng biệt và màu sắc quả bắt mắt. Vì vậy mà cách trồng bưởi da xanh là nội dung được rất nhiều người quan tâm bà muốn trồng chúng để kinh doanh. Đến bới bài viết ngày hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn mô hình trồng bưởi da xanh cũng như kỹ thuật trồng, cách trồng sao cho đạt năng suất và chất lượng cao nhất.

Để cách trồng bưởi da xanh ruột hồng đạt đúng tiêu chuẩn thì bạn cần trang bị cho cây những yếu tố dưới đây nhằm giúp cây sinh trưởng nhanh chóng và thuận lợi. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất trồng là những yếu tố quan trọng cần chuẩn bị tốt trước khi bạn bắt đầu trồng bưởi da xanh. Sau khi đảm bảo những yếu tố trên là phù  hợp và đúng tiêu chuẩn thì chúng ta bắt đầu chọn giống trồng bưởi da xanh.

Chọn giống cây bưởi da xanh

Chọn giống cây bưởi da xanh

Nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh. Không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo.

Nên trồng bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tấng đất phèn. Mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ. Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.

Thời vụ trồng

Bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới. Thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.

Mật độ – khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50cây cho 1000m2).

Chuẩn bị mô trồng và cách trồng

Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205). Phủ lên trên một lớp đất mỏng.

Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô. Sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ. Kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

Tưới nước

Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

Tỉa cành

Tỉa cành loại bỏ những cành mang trái quá dầy
Tỉa cành loại bỏ những cành mang trái quá dầy

Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10- 15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau. Đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái. Nhằm han chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây. Chú ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt.

Tạo tán

Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50- 80cm thì bấm bỏ ngọn. Chọn 3 mầm khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 hướng tương đối đồng đều là cành cấp 1. Dùng cọc tre cấm xuống đất để giữ cành cấp 1 tạo với thân chính 1 góc 35 – 40°.

Tỉa cạnh, tạo tán giúp cây ra trái đều hơn
Tỉa cạnh, tạo tán giúp cây ra trái đều hơn

Từ cành cấp 1 sẽ mọc ra cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2- 3 cành cấp 2. Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15- 30cm và cành này cách cành kia 20- 25cm. Cùng với cành cấp 1 tạo thành một gốc 30- 35°.

Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3, cành này không hạn chế về số lượng và chiều dài. Nhưng cần loại bỏ những các cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 2 năm cây sẽ có bộ tán cân đối.

Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100 cm. Lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành, do một loại xén tóc đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây. Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn. Xén tóc có tính hướng quang sẽ bay đến. Dùng vợt bắt đem giết hạn chế trứng đẻ.

Bón phân

Trên cơ sở phân tích chất đất mà có chế độ bón phân thích hợp. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi.

– Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây. Cách ủ phân hữu cơ đơn giản. Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình nầy, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy. Có thể trộn thêm Lân và phân Đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với Nấm đối kháng sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.

– Phân vô cơ: thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá.
Đạm (N) giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng.
Lân (P) kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái. Lân còn giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh.
Kali (K) giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non.

Kỹ thuật bón phân

Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau.

– Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi. Phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.

– Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định. Có thể chia làm 5 lần bón như sau.

+ Sau thu hoạch: bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm

+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali

+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali

+ Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali

+ Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali

Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.

Phòng trừ sâu bệnh

Để phòng trừ các loại sâu, côn trùng chích hút, bệnh,….nên thường xuyên thay đổi các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chú ý sâu vẽ bùa làm suy cây, hư ngọn, nên phòng trừ bằng cách xịt confidor và chất bám dính (có thể kết hợp NPK 16.16.8).

Kích thích ra hoa, đậu trái

Các kỹ thuật bón phân, phòng trừ sâu bệnh là công tác chuẩn bị cho cây ra hoa, đậu trái
Các kỹ thuật bón phân, phòng trừ sâu bệnh là công tác chuẩn bị cho cây ra hoa, đậu trái

Bưởi da xanh ra hoa, trái quanh năm; do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất. Nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch. Nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm suy cây.

 

Bao trái

Quả bưởi cũng cần phải bao sớm. Khi quả bưởi to bằng quả trứng vịt (đường kính 2,2-2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-60cm, thủng hai đầu để bao quả có trọng lượng khi chín 0,7-4kg. Dùng túi nylon bao chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Túi nylon cắt bỏ hoàn toàn phần đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công.

Khi quả được bao bằng túi nilon màu trắng trong, chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu được ánh sáng và quang hợp bình thường như những quả để tự nhiên, do vậy màu sắc của quả không thay đổi từ khi nhỏ tới chín, đảm bảo màu sắc hấp dẫn tự nhiên.

Đa số các loại côn trùng trưởng thành là bướm (ngài) đều bay theo phương ngang thẳng, khi đậu vào quả được bao bởi giấy nilon để tiến hành đẻ trứng gặp bề mặt giấy nilon trơn, nhẵn nên bướm và trứng không bám được, do vậy hầu hết các loại sâu như: Bọ xít, xén tóc, bọ cánh cứng, ruồi đục quả, bọ rầy… được loại trừ khả năng gây hại.

Quả trong túi nilon phát triển bình thường ít bị sâu, bệnh phá hại có màu sắc đẹp, hấp dẫn, năng suất, chất lượng quả được cải thiện rõ rệt.

Thu hoạch

Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Đánh đuổi cỏ dại – kẻ thù hàng đầu trong thâm canh lúa

Cỏ dại luôn là kẻ thù hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Nhưng khi …
Xem Chi Tiết

Bệnh đạo ôn – căn bệnh đe dọa năng suất lúa của nhà nông

Cùng với lúa mì, bắp, khoai mì và khoai tây, cây lúa cũng là một loại cây lương thực quan …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh phồng lá chè và các biện pháp phòng – trị

Chè xanh có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Hiện nay cùng có diện tích chồng …
Xem Chi Tiết

Hoa hồng và căn bệnh phấn trắng đầy mối nguy hại

Hoa hồng là loài cây hoa cảnh được nhiều người ưa chuộng. Cây rất ưa nắng và thích nghi tốt …
Xem Chi Tiết

Các loại cây có múi và căn bệnh vàng lá cần phòng tránh

Hiện nay có rất nhiều loại cây trồng ra quả có múi như Cam, Quýt, Bưởi… hầu hết đều được …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông giải cứu bắp cải khỏi căn bệnh gân đen

Bắp cải hay cải bắp là một loại rau chủ lực trong họ Cải, phát sinh từ vùng Địa Trung …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết