Cách trồng cây đậu đen và tác dụng của cây đem lại

6 phút, 13 giây để đọc.

Cây đậu đen ( còn gọi là đỗ đen ) tên khoa học là Vigna unguiculata (L., ) Walp subsp – một loại thực vật thuộc họ nhà đậu. Cây mọc hằng năm bằng cách gieo hạt, thân thảo, có nhiều nhánh nhỏ. Lá màu xanh, mọc kép bao gồm 3 lá chét mọc so le với nhau, trong đó lá ở giữa thường có kích thước to và dài hơn so với lá mọc hai bên. Hoa đậu đen có màu tím nhạt, quả dài, tròn, được tạo thành từ 2 mảnh vỏ ghép lại. Khi còn non quả có màu xanh nhưng khi già sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu đen. Bên trong quả chứa 7 – 10 hạt.

Tác dụng của đậu đen

Đỗ đen là một loại thực phẩm có sẵn chúng ta có thể dung hàng ngày. Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe. Đỗ đen chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Vitamin A giúp sáng mắt, chữa bệnh chậm lớn, còi xương ở trẻ em. Giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ đang cho con bú và người mới ốm dậy… Ngoài ra trong nó còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường đề kháng và phòng bệnh cảm cúm rất tốt. Nếu bạn đang bị tê phù hoặc đau nhức thì đừng lo lắng, hãy ăn nhiều đậu đen sẽ giúp ích cho bạn. Vì hàm lượng vitamin B1 trong đậu đen tương đối cao sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này nhanh thôi.

Kỹ thuật trồng đậu đen

Hướng dẫn cách chọn giống cây

Hiện nay ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên chủ yếu sử dụng các giống đậu đen lòng trắng và giống đậu đen lòng xanh để trồng (tốt nhất sử dụng giống đậu đen Bình Định và đậu đen Gia Lai). Các giống đậu đen này có thời gian sinh trưởng từ 80 – 90 ngày,  rất  dễ  trồng và không đòi hỏi nghiêm ngặt về đất đai.

Chọn những hạt đậu đen chắc, mẩy bắt đầu tiến hành xử lí
Chọn những hạt đậu đen chắc, mẩy bắt đầu tiến hành xử lí
Hạt giống sau khi ngâm bắt đầu nảy mầm
Hạt giống sau khi ngâm bắt đầu nảy mầm

Hạt giống đem trồng phải: Hạt to tròn, đều to bằng nhau, vỏ mịn, không xước, giống phải đạt tỷ lệ nẩy mầm trên 80%.

Làm đất

Đậu đen thích nghi với các loại đất tơi xốp, nhiều mùn, không chua phèn, không qúa ẩm ướt, không bị chai cứng khi khô, đất thoát nước tốt và không ngập úng.

Cày hoặc cuốc lật đất phơi khô, rồi bừa hoặc đập nhỏ đất, nhặt sạch cỏ và đánh luống với chiều rộng 1,2 m, cao 35 cm, dài tùy thuộc vào diện tích ruộng.

Thời vụ trồng

– Căn  cứ  điều  kiện  khí  hậu từng  vùng, tập  quán  và  kinh  nghiệm  của  địa phương để bố trí thời vụ gieo hợp lý.

– Đối với đất bán ngập thời vụ gieo trồng:

+ Vụ Xuân hè gieo từ tháng 2 – 3 dương lịch

+ Vụ Hè thu gieo từ tháng 4 – 5 dương lịch

Lượng hạt giống và khoảng cách gieo trồng

Lượng hạt giống đậu đen cần cho 1 sào hay 1.000m2  là 1,8 kg

– Hàng cách hàng 40 cm.; Cây cách cây 25 cm.

– Mỗi hốc gieo 2 hạt, sau đó có thể tỉa bỏ bớt

Phương pháp gieo trồng

Đem những cây đậu đen đã nảy mầm gieo trồng
Đem những cây đậu đen đã nảy mầm gieo trồng

Dùng  cày  rạch  thành  những  rãnh  như khoảng cách nói trên và sâu 4 đến 5cm, sau đó vãi đều toàn bộ lượng vôi lên ruộng, và cho phân bón lót (phân lân trộn đều với phân chuồng hoai) và thuốc Basudin vào rãnh vừa rạch, tiếp đến gieo 2 hạt vào hốc và lấp kín đất lại.

Bón phân

Lượng phân bón (cho 1 sào hay 1.000 m2)

– Phân chuồng hoai:  500 kg.

– Phân đạm SA:           15 kg.

– Phân lân Văn điển:    30 kg.

– Phân kali KCl:           10 kg.

– Vôi bột:                      50 kg.

Phương pháp bón phân

– Vôi: Được vãi đều trên mặt ruộng khi làm đất lần cuối, hay khi rạch hàng để gieo hạt.

– Bón lót: Trộn toàn bộ phân chuồng hoai với phân lân, bón rải theo hàng trước khi gieo hạt.

– Bón thúc lần 1: 10 ngày sau khi gieo, kết hợp với làm cỏ lần 1, trộn đều 7,5 kg phân đạm SA với 5 kg phân Kali Clorua (KCl) để bón cách gốc đậu đen 10 cm, sau đó xới nhẹ đất để lấp phân.

– Bón thúc lần 2: 30 ngày sau khi gieo, kết hợp với làm cỏ lần 2, trộn đều 7,5 kg phân đạm SA với 5 kg phân Kali Clorua (KCl) để bón cách gốc đậu đen 15 cm, sau đó xới nhẹ đất để lấp phân.

Chăm sóc cây đậu đen

Trồng dặm thêm cây

Sau khi đậu mọc đều và có 2 lá mầm cần kiểm tra đồng ruộng để dặm ngay những hốc không mọc bằng chính hạt giống đã sử dụng để đảm bảo được số cây trên đơn vị diện tích.

Làm cỏ cho cây

– Làm cỏ lần 1: Khi cây mọc khoảng 10 ngày thì tiến hành làm cỏ, xới nhẹ phá váng và xới xa gốc. Đồng thời, kết hợp nhổ bỏ bớt cây yếu, còi cọc, sâu bệnh.

Đậu đen trồng cần phải làm cỏ
Đậu đen trồng cần phải làm cỏ

– Làm cỏ lần 2: Sau làm cỏ lần 1 khoảng 20 ngày thì làm cỏ xới đất, vun gốc lần 2. Tiếp tục nhổ bỏ những cây sinh trưởng kém, sâu bệnh, dị dạng để có mật độ thích hợp cuối cùng.

– Làm cỏ lần 3: Trước khi cây ra hoa cần làm cỏ, xới đất và vun gốc để chống đổ ngã.

Hãm ngọn

Khi cây đậu đen được chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ thì nó sẽ phát triển rất nhanh và mọc ra rất nhiều ngọn non vươn dài. Vì vậy, khi đậu đen chuẩn bị ra hoa phải thường xuyên ngắt ngồng lá để cây ra nhiều hoa và cho năng suất cao.

Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

Các loại sâu, bệnh hại

Cây đậu đen thường có các loại sâu, bệnh hại. Dòi đục thân, sâu ăn lá, sâu đục trái, rầy rệp, bệnh lở cổ rễ, đốm lá, cháy lá…

Biện pháp phòng trừ

– Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

– Luân canh với các loại cây trồng khác như lúa, ngô…

– Không phun thuốc khi mật độ sâu ít, để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng.

Thu hoạch và bảo quản.

– Khi  quả vàng đã chuyển hoàn toàn sang màu nâu đậm thì tiến hành thu hoạch. Quả hái xong đem phơi, tách vỏ lấy hạt, không ủ đống. Những quả đậu hái đợt 1 và 2 có hạt to, mẩy, không bị sâu, mọt thì có thể dùng làm giống cho vụ sau.

– Hạt sau khi tách vỏ được phơi khô tới ẩm độ 10% và loại bỏ tạp chất. Làm sạch hạt rồi đóng bao bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Trong thời gian bảo quản cần chú ý kiểm tra sâu mọt.

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng trọt

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng và chăm sóc bưởi da xanh sau hạn mặn

Chăm sóc bươi da xanh hẳn không phải là điều dễ dàng để cây ra nhiều trái và đạt năng …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khắc phục hạn mặn khi trồng sầu riêng đạt hiệu quả cao

Sầu riêng được xem như một loại trái cây rất phổ biến ở khu vực miền trung đặc biệt là …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết để trồng vừng vụ hè thu đạt năng suất cao

Vừng từ xưa đến nay được biết đến là loại cây vô cùng dễ tính. Khác với những loại cây …
Xem Chi Tiết

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết