Các yêu cầu chăm sóc giống ổi Đài Loan cho năng suất và chất lượng cao

8 phút, 15 giây để đọc.

Ổi Đài Loan hay còn được gọi là ổi lê. Đây là giống ổi có thể trồng quanh năm; đặc biệt nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì ổi Đài Loan sẽ cho năng suất và chất lượng vô cung cao; đồng thời tính kinh tế cũng rất khả quan. Tuy nhiên đối với ổi Đài Loan thì rất thích hợp tại vùng đất có độ ẩm cao; vì vậy mà những vùng hay hạn hán hoặc thời tiết khắc nghiệt cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của ổi Đài Loan. Để có thể biết được cách chăm sóc giống ổi Đài Loan cho năng suất và chất lượng cao; bà con có thể tham khảo những yêu cầu cũng như lời khuyên khi chăm sóc ổi Đài Loan dưới đây.

Đặc điểm của ổi Đài Loan

Đây là một giống cây trồng ưa ẩm; nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều; thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp; ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao; ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt. Thậm chí bị ngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết. Có thể lợi dụng đặc điểm này; chủ động điều khiển mạch nước ngầm; bằng phương pháp tưới tiêu để để bộ rễ của cây có thể bám chắc ở tầng đất màu mỡ.

Ổi lê Đài Loan

Bộ rễ của cây thích nghi rất tốt đối với sự thay đổi của độ ẩm trong lòng đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp; ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng; ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao; ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt. Thâm chí khi cây bị ngập mấy ngày liền thì vẫn có thể sống rất tốt.

Các yêu cầu khi chăm sóc ổi đạt chất lượng cao

Để có thể khai thác hiệu quả tính kinh tế của giống ổi này; người sản xuất cần lưu ý một số kỹ thuật trong chăm sóc như sau:

Cung cấp đủ nước cho cây

Ổi là một trong những loại cây có khả năng chịu hạn khá tốt; nhưng việc tưới cho cây vào mùa nắng; mùa hạn sẽ giúp cây phát triển khỏe. Tưới nước vào lúc cây cho quả; giúp tăng năng suất và kích thước quả. Lượng nước tưới và thời gian tưới thay đổi tùy theo tuổi cây; và mùa trong năm. Tùy vào điều kiện tự nhiên; và kinh tế từng vùng để chọn phương pháp tưới thích hợp. Chỉ nên cung cấp đủ độ ẩm cho cây; tránh việc tưới quá nhiều gây ảnh hưởng tới chất lượng quả.

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

Các chất dinh dưỡng cây ổi Đài Loan cần bổ sung là K>N>P>S>Mg>Ca và các vi lượng khác là Mn>Fe>Zn>Cu>B.

Các loại phân bón cần bổ sung

+ Lượng bón: Tổng lượng bón cho cây trong năm là 150 gam đạm urê + 200 gam supe lân +150 gam kaliclorua.

+ Cách bón: Tổng lượng phân bón trong năm được chia đều bón làm 4 lần vào các tháng 1, 4, 6, 8.

Cách bón phân cho cây đạt hiệu quả cao đó là; bón xung quanh gốc cây sau những trận mưa; hoặc rắc đều lên hình chiếu tán cây rồi xới nhẹ cho phân bị vùi vào đất. Nên sử dụng các loại phân bón đa lượng; phân NPK tổng hợp để có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây. Khi cây bắt đầu chuẩn bị vào gia đoạn ra hoa; cần khống chế lượng phân bón NPK để điều chỉnh việc ra hoa; đậu quả và kiểm soát chất lượng quả. Nếu bón đạm cao quá, cây sẽ không nở hoa kết quả; muốn nở hoa, kết quả cần phải bổ sung đầy đủ lân và kali cho cây.

Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây

Đối với các loại ổi ra trái lệch vụ và rải vụ thu hoạch liên tục; có thể phân bổ lượng phân bón như sau:

Lần 1: Bón phân giống như khi bón cho quả vào vụ chính; vì giai đoạn này chủ yếu chăm sóc để cung cấp dinh dưỡng cho cây; phục hồi sau 1 năm cho thu hoạch. Lượng phân còn lại chia đều để bón các tháng từ tháng 4 đến tháng 12. Cách bón giai đoạn này tương tự như khi bón cho cây ở vụ chính.

Các giai đoạn cần bón phân cho cây

Lượng phân bón bổ sung cho cây sẽ phụ thuộc vào độ tuổi cũng như thời kì của cây; để xác định hình thức bón phân phù hợp với đặc tính sinh lý cây ổi. Đối với cây ổi để quả chính vụ và khai thác quả 2 vụ chính/năm; có thể chia thành 4 lần bón phân trong một năm; cụ thể như:

Lần 1: Bón phân cho cây sau khi cắt tỉa cành (chuẩn bị cho cây ra lộc Xuân): 40% đạm urê + 50% supe lân + 20% kaliclorua + 100% phân chuồng. Có thể thay thế phân đạm, lân; kali bằng phân NPK chuyên được sử dụng để bón lót giúp gia tăng hiệu quả cây trồng. Rạch rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây với chiều rộng 20-30 cm (tính từ hình chiếu tán ra phía ngoài); sâu 10-15 cm, rắc phân đều theo hình rãnh đã rạch để cây có thể ngấm hết chất dinh dưỡng.

Bón phân cho cây đúng cách

Lần 2: Bón vào tháng 4 (thúc hoa, quả): 20% đạm urê + 50% supe lân + 30% kaliclorua.

Lần 3: Bón vào tháng 6 (thúc hoa, quả): 30% đạm urê + 30% kaliclorua.

Lần 4: Bón vào tháng 8 (thúc quả, dưỡng cây): 10% đạm urê + 20% kaliclorua.

Lưu ý khi bón phân

Đối với các lần bón thúc 2,3,4 thay vì bón trực tiếp cho cây; thì có thể hòa phân tưới; hoặc rắc trực tiếp xung quanh gốc theo hình chiếu tán vào trong gốc; rồi xới nhẹ cho phân bị vùi vào đất. Bên cạnh đó, bổ sung phân bón giữa các đợt bón; nếu như cây ổi Đài Loan có những biểu hiện của việc thiếu chất. Lưu ý: Trong giai đoạn thời tiết mưa nhiều; ẩm độ đất cao, tuyệt đối không được bón phân chuồng; đào rãnh, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ của cây.

Các biện pháp phòng bệnh và xử lý khi cây ra hoa

Cần tiền hành theo dõi tiến trình của cây thường xuyên để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả. Ổi ra hoa trên các mầm bật từ nách lá; cây càng nhiều mầm nách càng nhiều quả. Có thể tác động để ổi ra hoa quanh năm hoặc điều chỉnh thời vụ bằng cách gây tổn thương cơ giới. Sau mỗi lần kết thúc thu quả; cần bấm ngọn hoặc vít cành;tùy vào vị trí của mỗi cành mà việc bấm tỉa cành tại các vị trí là khác nhau.

Chăm sóc cây gia đoạn ra hoa

Đối với những cành quá cao; vượt quá tầm cắt của bạn thì dùng kéo cắt hạ thấp độ cao. Đối với cành vượt ngang ngoài tán; nên dùng dây mềm buộc vít cong; cành bấm tỉa sẽ phát sinh các mầm mới; thêm hoa, nhiều quả. Cần kết hợp hài hòa giữa cắt tỉa với vít cành; để tránh gây tổn thương cho cây, tiêu hao năng lượng của cây; dẫn đến tình trạng cây bị yếu và giảm năng suất ra trái.

Biện pháp thu hoạch và bảo quản quả

Để quả có chất lượng tốt và mang lại năng suất cao; thì số lượng quả giữ lại tuỳ thuộc vào cây. Chú ý tỷ lệ giữa lá/quả; một cành giữ 1-2 quả, giữ lại quả hướng xuống dưới; có cành giữ lại quả, có cành không để quả. Đối với những cành vụ trước đã để quả thì vụ sau không để quả và ngược lại. Khi quả có đường kính khoảng 2,5-3 cm; tiến hành bao quả. 2-3 ngày trước khi bao quả cần tiến hành phun thuốc trừ sâu để phòng bệnh cho quả.

Thu hoạch quả đúng cách

Nên tiến hành thu hoạch khi quả có độ chín vừa phải; vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng; quả đang cứng, chuyển sang giòn, mềm, cùi có vị thơm. Nên thu hái quả vào những ngày trời nắng ráo; vào buổi sáng hoặc buổi chiều; tránh thu hái vào giữa trưa khi trời quá nóng. Quả thu hoạch xong cần để nơi râm mát để đưa đến nơi tiêu thụ hoặc bảo quản. Dùng kéo cắt quả; không nên dùng tay bẻ; tránh tình trạng làm xước cành; gây ảnh hưởng tới mầm non cũng như những đợt ra quả tiếp theo.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Xem thêm: Gợi ý phương pháp trồng cây ăn quả có múi cho ra hoa và đậu quả tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết