Cách điều trị hai loại bệnh phổ biến trên cá rô đồng

3 phút, 44 giây để đọc.

Nuôi cá rô đồng thương phẩm rất phát triển ở nhiều khu vực trên nước ta hiện nay. Loài cá này ăn tạp, có sức đề kháng cao. Bên cạnh đó chúng rất dễ chăm sóc và thịt dai, ngon nên được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi cá rô đồng nếu không kiểm tra, chăm sóc kỹ lưỡng thì đàn cá vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh thường gặp ở cá rô. Đặc biệt là hai loại phổ biến là bệnh do nấm thủy mi và bệnh lở loét. Vậy hai loại bệnh có tác hại gì trên cá? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị như thế nào? Dưới đây jia sẽ hướng dẫn cho bà con nông dân cách điều trị hai loại bệnh này.

Bệnh nấm thủy mi gây nên

– Bệnh nấm thủy mi không chỉ gây tác hại đối với cá rô đồng mà còn gây hại ở tất cá các loài cá nuôi ở giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ xuống thấp (18 – 200C), đặc biệt khi cá bị xây xát (do đánh bắt hoặc vận chuyển) hoặc do viêm nhiễm ngoài da (do bệnh ghẻ lở hoặc do ký sinh trùng ký sinh).

Trong quá trình nuôi cá có thể bị bệnh nấm thủy mi
Trong quá trình nuôi cá có thể bị bệnh nấm thủy mi

– Dấu hiệu bệnh lý: khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da cá xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường (để cá bệnh trong nước dễ quan sát hơn).

– Cách phòng trị: dùng xanh Malachite liều lượng 1 – 2 g/m3 nước tắm cho cá trong thời gian 30 phút hoặc liều lượng 0,1 – 0,2 g/m3 nước tắm cho cá trong 24 giờ. Cá bệnh được tắm liên tục trong 3 – 5 ngày hoặc dùng muối ăn liều lượng 2 – 3 kg/m3 nước tắm cá trong 24 giờ, tắm cá liên tục trong 3 – 5 ngày.

Sau mùa bệnh cần vệ sinh kỹ ao nuôi
Sau mùa bệnh cần vệ sinh kỹ ao nuôi

Để phòng bệnh nấm thủy mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Nếu phát hiện cá bị trầy xước thì nên tắm muối trước khi thả.

Bệnh lở loét ở cá

– Bệnh lở loét thường xuất hiện chủ yếu ở các loài cá lóc, rô đồng,…

– Dấu hiệu bệnh lý: những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những con cá bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẩu các cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi.

Kiểm tra kĩ tránh cho cá bị lở loét
Kiểm tra kĩ tránh cho cá bị lở loét

– Cách phòng trị :

+ Dùng vôi tạt xuống ao với liều lượng 2 kg/100 m 3 , 2 tuần 1 lần.

+ Hoặc dùng muối ăn với liều lượng 2 – 3% tắm cho cá 5 – 15 phút.

+ Hoặc dùng thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 10 – 30 phút.

+ Dùng kháng sinh có chứa Oxytetracyline, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày.

Lưu ý: Trường hợp cá chết hàng loạt nhưng không thấy có biểu hiện gì khác thường ở ngoài da và sinh hoạt thường ngày ở cá. Hiện tượng này thường xảy ra ở các ao nuôi với mật độ quá dày. Cá chết không có dấu hiệu bệnh lý, chỉ nổi lờ đờ và chết hàng loạt. Tỉ lệ cá chết lệ thuộc vào mật độ và kỹ thuật quản lý chất lượng nước. Mật độ thích hợp để thả nuôi cá rô đồng là 20 – 25 con/m3. Nếu mật độ trên 40 con/m3 có thể gây chết đột ngột lúc giao nước hoặc sau những cơn mưa lớn.

Trên đây là chia sẻ của jia về các bệnh phổ biến trên cá rô đồng.

Nguồn: Tepbac.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết