Thỏ là một trong những loại động vật gặm nhấm dễ nuôi. Chính vì thế mà được nhiều người yêu thích đem thỏ về nuôi giữ. Nhưng việc dễ nuôi ở đây không hẳn. Bởi vì loài vật này cũng cần được phải chăm sóc một cách cẩn thận tỉ mỉ nhất định. Trước khi nuôi cần phải áp dụng tuân thủ các quy tắc nuôi thỏ nhất là trong thời tiết mùa hè nắng nóng. Đó là những nguyên tắc nào, mời bạn đọc bài viết dưới đây!
Tầm quan trọng của thỏ ảnh hưởng đối với con người
Con người biết đến thỏ đầu tiên đó chính là chú thỏ châu Âu vào khoảng 1000 năm TCN. Thỏ loài được xem là thú nuôi, làm thực phẩm và cũng là nguyên liệu để sản xuất vacxin, thuốc cho người.
Bên cạnh đó, nhiều người còn săn bắn để lấy thịt. Còn nếu nuôi thì phân thỏ là loại phân bón tốt, nước tiểu của chúng có nhiều Nitơ giúp cây chanh phát triển tốt. Sữa thỏ có thể làm thuốc hoặc làm thức ăn giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều protein.
Trong mùa nóng nếu không biết cách chăm sóc hợp lý thì thỏ sẽ rất dễ mắc bệnh, gây thiệt hại về kinh tế. Vì vậy nuôi thỏ trong mùa nắng nóng cần lưu ý những vấn đề sau.
Lựa chọn nơi ở trong việc chăm sóc thỏ
Việc chọn chuồng thỏ cũng khá quan trọng. Dù chăn nuôi thỏ hình thức nhỏ hay với quy mô lớn. Thì cũng cần xây dựng chuồng trại đảm bảo thông thoáng và dễ làm vệ sinh. Sử dụng những lồng sắt thích hợp nhất cho việc thông hơi và giữ được vệ sinh chuồng.
Nhưng việc sử dụng lồng sắt, nó sẽ gây ảnh hưởng làm tổn thương đến thú nuôi. Trừ khi được nuôi để sinh sản, những con thỏ cái nên được cắt bỏ buồng trứng để tránh ung thư. Ngoài ra, cũng có những lợi ích đối với những con thỏ đực thiến. Nếu không, chúng vẫn đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu.
Lưu ý, không nên đặt lồng thỏ trong chuồng lợn hoặc chuồng gà, vừa ngột ngạt, hôi thối, vừa dễ lây lan dịch bệnh.
Những ngày trời nắng nóng có thể phun nước lên mái để hạ nhiệt độ. Không được để ánh nắng dọi trực tiếp vào lồng nuôi. Nền chuồng phải luôn khô ráo, được dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng nuôi.
Vệ sinh phòng trị bệnh
Trong những người nuôi thỏ, sẽ không có ai thích dọn chuồng. Việc để tuân thủ lịch trình dọn dẹp thật đúng nghiêm túc.
Theo những nguyên tắc chung, cần phải làm sạch chuồng cho thỏ thật kỹ lưỡng. Bởi thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Đặc biệt trong mùa nắng nóng. Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh. Điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh.
Và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh như: Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, định kỳ tẩy uế chuồng trại. Nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các loại nguồn bệnh cho thỏ.
Bằng cách phun thuốc sát trùng chuồng thỏ, tối thiểu 01 lần/tháng, sát trùng lồng nuôi bằng đèn khò hoặc đốt bằng giẻ tẩm dầu hàng tháng, có thể 02 tháng/lần trong trường hợp đàn thỏ hoàn toàn sạch sẽ về bệnh dịch. Đồng thời dọn chuồng nuôi phải tiến hành vệ sinh máng ăn, dọn ổ đẻ cho thỏ sạch sẽ.
Định kỳ tẩy uế chuồng trại, nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các loại nguồn bệnh cho thỏ
Phòng bệnh chủ động cho thỏ bằng cách tiêm phòng các loại thuốc, vắc-xin:
– Đối với bệnh bại huyết: Tiêm vắc-xin để phòng bệnh bại huyết cho thỏ con lúc 2 tháng tuổi. Đối với thỏ sinh sản, tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần.
– Đối với bệnh ghẻ: Nếu thỏ bị ghẻ dùng Ivermectin tiêm với lượng 0,7 ml/3kg thể trọng hoặc tiêm Vimectin với lượng 0,2 – 0,3 ml/1 con để điều trị.
– Đối với bệnh cầu trùng: Phòng bệnh bằng vệ sinh, sát trùng chuồng trại, sử dụng thuốc Anticoc, HanE3 bằng ½ liều điều trị. Nếu thỏ bị bệnh cầu trùng dùng thuốc Anticoc, HanE3 để điều trị bệnh (tiêm với lượng 0,1 – 0,2g/kg thể trọng).
Cung cấp thức ăn và thức uống
Cho thỏ uống nước sạch sẽ đầy đủ và cho ăn nhiều cỏ cây khô hàng ngày. Những loại cây rau cỏ màu xanh lục đậm và nhiều lá như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh, rau muống và cây húng quế… rất tốt cho thỏ.
Cà rốt và trái cây thì nên cho ít hơn (khoảng 1 muỗng canh ứng với 1 pound cân nặng của thỏ, với tần suất 2 ngày/lần). Vì loại thực phẩm này rất nhiều đường. Những loại rau củ nhiều bột như khoai tây và khoai lang cũng nên tránh.
Chính vì thế, khi thời tiết nắng nóng thỏ cần phải cung cấp thức ăn nhiều hơn. Nhất là những loại thức ăn chứa nhiều nước. Hạn chế cung cấp thức ăn khô. Để vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thỏ. Vừa có tác dụng chống nóng và đảm bảo sinh lý tiêu hóa bình thường.
Khi lựa chọn những túi thức ăn bán sẵn cho thỏ. Nên chọn những loại không có hạt (nuts). Vì hạt chứa nhiều chất béo hơn so với chất béo mà thỏ có thể dễ dàng chuyển hóa. Gây ra những vấn đề về sức khỏe như gan nhiễm mỡ. Hạt thường được dùng làm thức ăn cho loài gặm nhấm. Vì thỏ không thuộc loài gặm nhắm nên lại thức ăn này cần phải tránh.
Không nên vận chuyển thỏ khi trời nắng nóng. Nếu vận chuyển thỏ khi trời nắng nóng thỏ rất dễ chết. Khi vận chuyển thỏ đi xa, cần nhẹ nhàng, không làm cho thỏ hoảng sợ, tốt nhất mỗi con một ngăn thùng. Đêm trước ngày vận chuyển, không nên cho thỏ ăn quá no và vận chuyển khi trời mát.
Cung cấp thêm các vật dụng khác trong việc chăm sóc thỏ
Cũng như mọi loài vật cưng khác, chú thỏ của bạn cần có đồ chơi để tiêu khiển. Hãy mua nhiều loại đồ chơi cho thỏ, chẳng hạn như đồ chơi gặm nhấm hoặc các đường hầm mà thỏ có thể chui vào. Bạn có thể tự làm đồ chơi cho thỏ bằng hộp các-tông khoét lỗ vừa với kích thước của thỏ.
Hy vọng với những cách chia sẻ cũng như hướng dẫn cho mọi người cách để có thể nuôi những chú thỏ đáng yêu này. Hãy lưu lại và thực hiện để chăm sóc thỏ một cách tốt nhất có thể nhé.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn