Hướng dẫn trồng dưa lưới trong nhà màng đem lại hiệu quả kinh tế cao

9 phút, 14 giây để đọc.

Trồng dưa lưới trong nhà màng hiện đang là một trong những phương pháp được nhiều địa phương áp dụng trong việc trồng dưa lưới. Theo như những kết quả ban đầu khi áp dụng phương pháp này cho thấy đem lại hiệu quả kinh tế cao và hấp dẫn. Tuy nhiên để có thể trồng dưa lưới trong nhà mang đem lại hiệu quả cao thì kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cũng phải thực hiện vô cùng nghiêm túc và khắt khe. Để giúp bà con có những kiến thức đầy đủ khi trồng dưa lưới trong nhà màng; chúng tôi có đưa ra một vào yêu cầu cũng như kĩ thuật canh tác dưới đây.

Nhu cầu áp dụng phương pháp trồng dưa lưới trong nhà màng

Hiện nay diện tích đất phục vụ cho nhu cầu trồng trọt nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp; tình hình ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng thì; nhu cầu được sử dụng thực phẩm an toàn; và có giá trị dinh dưỡng của người tiêu dùng ngày càng cao. Đòi hỏi người sản xuất phải không ngừng cải tiến; và áp dụng các tiến bộ trong canh tác; như chọn chủng loại giống, canh tác trong nhà lưới; nhà màng, trồng cây không cần đất; áp dụng hệ thống tưới phun, hệ thống tưới nhỏ giọt; bón phân tự động;… và dưa lưới là đối tượng cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao; tốt cho sức khỏe con người; thích hợp với định hướng đô thị của nước ta.

Trồng dưa lưới trong nhà màng

Phương pháp trồng dưa lưới trong nhà màng ban đầu tuy có vốn đầu tư cao; song thu được sản phẩm sạch, an toàn; không phụ thuộc vào thời tiết, ngăn ngừa được sâu bệnh hại; chi phí cho thuốc trừ sâu; bệnh hầu như không đáng kể. Dưới đây là những yêu cầu về mặt kỹ thuật để có thể trồng dưa lưới trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế cao:

Chuẩn bị nhà màng trồng cây

Tại khu vực Đông Nam Bộ nước ta có nền khí hậu nóng ẩm mưa nhiều; thì nhà màng thường được thiết kế với hệ thống thông gió 2 cửa áp mái cố định có rèm che; thông gió tự nhiên với chiều cao đến máng nước 4m; khẩu độ 9.6m, bước cột 3m. Với mái lợp bằng màng Polymer (dày 150 micron); và vách xung quanh được che bằng lưới 50mesh (50 lỗ/cm2) để có thể ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng ảnh hưởng tới dưa lưới.

Nhà màng

Để nhà màng có độ thông thoáng và thoáng gió cho cây; thì cần thiêt kế hệ thống thông gió 2 cửa áp mái cố định có rèm che. Với mái lợp bằng màng Polymer 200 micron Ginegar; và vách xung quanh là các tấm lưới mắt cáo chắn côn trùng gây hại với quy cách 40mesh (40 lỗ/cm2) tránh việc đặt lỗ quá thưa hay quá dày cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng phát triển của cây trồng.

Chuẩn bị giống cây trồng

– Chuản bị các khay chuyên dụng để tiến hành ươm hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu xốp; có kích thước dài 50 cm, rộng 35 cm, cao 5 cm (có 50 lỗ/khay).

– Hỗn hợp dùng để gieo hạt có thể kết hợp phân hữu cơ; mụn xơ dừa và tro trấu đã qua xử lý; và được phối trộn theo tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân hữu cơ + 10% tro trấu; giá thể được cho vào đầy lỗ mặt khay; sau đó tiến hành gieo 1 hạt/lỗ. Khi gieo xong tưới nước giữ ẩm; và hằng ngày tưới nước giữ ẩm đảm bảo cho hạt nảy mầm đồng đều; khay ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa; và cần sử dụng lưới chắn côn trùng để không làm ảnh hưởng tới cây con.

Chuẩn bị cây giống

– Nhiệt độ tốt nhất để hạt có thể nảy mầm là 28℃. Trong điều kiện quá nóng; tốt nhất là tránh ánh sáng mặt trời bằng vật liệu tối. Lượng nước không được quá nhiều hay quá ít; đặc biệt là trong 5 ngày đầu tiên sau khi gieo hạt. Nếu như nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nảy mầm của hạt.

– Yêu cầu về việc lựa chọn cây giống: Thời điểm trồng tốt nhất là 10-12 ngày; giai đoạn cây được 1-2 lá thật (khi cây con được rút ra khỏi khay dễ dàng). Cây khoẻ mạnh, không dị hình; không bị dập nát, ngọn phát triển tốt; và đặc biệt là không có bất kì dấu hiệu nào của việc nhiễm bệnh.

– Nên lưu ý cung cấp nước đầy đủ cho cây giống để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Hỗn hợp giá thể trồng

Hỗn hợp các nguyên liệu tiến hành trồng cây đó là mụn xơ dừa; phối trộn với phân hữu cơ (phân trùn quế, phân hữu cơ hoai mục,…); với tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân hữu cơ + 10% tro trấu. Mụn xơ dừa, trước khi trồng cần phải xử lý tanin. Giá thể phải đảm bảo độ sạch (không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại); độ thông thoáng, không ép chặt; và cần tiến hành kết hợp với việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây phát triển

Quy trình trồng và chăm sóc cây

Để cây phát triển tốt thì tốt nhất nên trồng vào buổi chiều mát; khi trồng đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con; không nén quá chặt. Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây không bị héo. Để phòng trừ trường hợp cây con bị chết thì nên trồng phòng 5 đến 10% cây con có cùng độ tuổi để cấy dặm thêm. Khi trồng cây bằng túi nilon thì trồng 1 cây/túi. Từ 5- 7 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết. Mật độ trồng 2.400 – 2.800 cây/ 1000 m2 .

Cung cấp đủ nước cho cây

Khi tưới nước cho cây thì nên sử dụng nước giếng khoan hay nước sông suối; pH từ 6 -7, nước không mặn, không phèn. Tưới nước nhiều lần trong ngày; không tưới lượng nước cho một ngày ồ ạt trong một lúc. Lượng nước tưới mỗi lần thường bằng với lượng rò rỉ từ đáy túi. Không để cây héo trong bất kì trường hợp nào. Nếu cây bị héo sẽ làm cho lá kém phát triển; và ảnh hưởng đến chất lượng trái. Ngay trước khi cây bị héo sẽ có đấu hiệu như thân; lá cây sẽ bóng lên và mềm. Khi cây có dấu hiệu này cần phải ngay lập tức cung cấp nước cho cây phát triển.

Chăm sóc cây dưa lưới

Chế độ tưới nước cho cây ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có cách tưới khác nhau. Trước khi trồng cây thì mỗi lần tưới 2l nước. Sau khi trồng được 14 ngày thì ngày tưới 7 lần; mỗi lần tưới 1.04l/ bầu cây. Sau 15 ngày cho đến khi cây ra hoa thì ngày tưới 9 lần và mỗi lần tưới 2l/bầu cây. Và đến khi cây có quả thì ngày tưới 10 lần và mỗi lần là 2,6l/bầu.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Trồng dưa lưới trong nhà màng cần cung cấp các phân như KNO3, MgSO4; K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4, Ca(NO3)2;… thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây. Trong các loại phân này; phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng; và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg.

Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ; dễ tan trong nước; chúng thường ở dạng rắn (rất dễ bảo quản so với các loại phân bón có dạng lỏng). Dung dịch dinh dưỡng; và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây; để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp. Độ ph thích hợp nhất cho cây từ 8-6,8.

Cắt tỉa cành và thụ phấn cho cây

Để cây phát triển tốt thì sau khi trồng nên treo cố định sau khi trồng 7- 10 ngày (cây đạt 5 -7 lá thật); sử dụng dây để buộc sát gốc; hàng ngày cuốn ngọn dưa theo dây buộc. Tỉa bỏ các cành mọc ra từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9; để lại các cành từ nách lá thứ 10 trở lên để thụ phấn; cành mang trái để lại 2 lá thật đầu tiên; các cành không mang trái cắt bỏ để tạo thông thoáng; để có thể hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh và tập trung chất dinh dưỡng cho dưa lứa trồng trong nhà màng.

Cắt tỉa cành phụ

Có thể thụ phấn bằng tay hoặc sử dụng ong thụ phấn cho cây. Sử dụng ong mật để thụ phấn; lượng ong thả vào vườn là 1 thùng/1.000 m2 (thùng ong có 5-7 cầu); bắt đầu thả ong khi cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (khoảng 22-24 ngày sau khi trồng); thả ong vào lúc trời mát.Thụ phấn thủ công do con người thực hiện; khi cây xuất hiện hoa cái, thụ phấn trước 9h sáng để đảm bảo hạt phấn còn sống; tiến hành thụ phấn liên tục trong vòng 7 ngày; chỉ ngưng thụ phấn khi 100% cây đã thụ được quả hoàn toàn.

Cắt tỉa trái

Tiến hành tỉa bớt trái sau khi cây đậu trái; trái có đường kính trên 2 cm thì tiến hành tỉa trái; chỉ để lại 1 đến 2 trái trên cây, còn lại tỉa bỏ hết để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Vị trí để trái: để trái từ nách lá thứ 10 đến nách lá thứ 15. Sau khi cây được 24-26 lá thì tiến hành bấm ngọn thân chính; để tập trung các chất dinh dưỡng cho trái phất triển tốt.

Thu hoạch dưa lưới

Cây sau khi trồng khoảng 65 ngày, lưới trên quả đẹp, trên cuống xuất hiện nhiều vết nứt là thu hoạch được.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Xem thêm: Các yêu cầu chăm sóc giống ổi Đài Loan cho năng suất và chất lượng cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Đánh đuổi cỏ dại – kẻ thù hàng đầu trong thâm canh lúa

Cỏ dại luôn là kẻ thù hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Nhưng khi …
Xem Chi Tiết

Bệnh đạo ôn – căn bệnh đe dọa năng suất lúa của nhà nông

Cùng với lúa mì, bắp, khoai mì và khoai tây, cây lúa cũng là một loại cây lương thực quan …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh phồng lá chè và các biện pháp phòng – trị

Chè xanh có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Hiện nay cùng có diện tích chồng …
Xem Chi Tiết

Hoa hồng và căn bệnh phấn trắng đầy mối nguy hại

Hoa hồng là loài cây hoa cảnh được nhiều người ưa chuộng. Cây rất ưa nắng và thích nghi tốt …
Xem Chi Tiết

Các loại cây có múi và căn bệnh vàng lá cần phòng tránh

Hiện nay có rất nhiều loại cây trồng ra quả có múi như Cam, Quýt, Bưởi… hầu hết đều được …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông giải cứu bắp cải khỏi căn bệnh gân đen

Bắp cải hay cải bắp là một loại rau chủ lực trong họ Cải, phát sinh từ vùng Địa Trung …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết