
Xâm nhập mặn là một trong những vấn đề thường gặp và luôn là nỗi lo đối với bà con nông dân. Không chỉ ảnh hưởng đến thủy sản nuôi trồng, làm thay đổi đột ngột môi trường sống. Mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của thủy hải sản. Từ đó gây thiệt hại lớn đối với thu nhập và sự phát triển kinh tế của nhiều hộ bà con nông dân khi xâm nhập mặn xảy ra.
Cứ đến mùa khô, xâm nhập mặn lại xảy ra và diễn biến nghiêm trọng tùy vào thời tiết mỗi năm. Tuy nhiên, để tránh những hậu quả xấu do hạn mặn xảy ra thì công tác chống hạn cần phải được triển khai đúng cách để đảm bảo chất lượng con nuôi thủy sản. Ngoài ra, việc chủ động phòng chống giúp nhà nông không bị hoang mang khi xâm nhập mặn xảy ra đột ngột.
Phương pháp phòng chống hiệu quả đối với thủy sản nước ngọt
Nuôi trông thủy sản nước ngọt đã quá quen thuộc với bà con nông dân. Thủy sản nước ngọt có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, thịt săn chắc. Vì vậy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên để đối phó với tình trạng xâm nhập mặn. Việc chủ động phòng chống là yếu tố cần thiết khắc phục khó khăn này.
Chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa để dự trữ đồng thời giám sát, chỉ đạo và hướng dẫn người nuôi có kế hoạch thả giống phù hợp. Không nên thả giống vào thời điểm khô hạn và bị xâm nhập mặn.

Theo dõi, quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ. Đặc biệt là quản lý thức ăn, trong khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng. Sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước. Góp phần hạn chế việc thay nước thường xuyên.
Đối với cá tra, cá lăng nha khi độ mặn tăng cao >8‰ và kéo dài 5 – 7 ngày. Có kế hoạch tiến hành di dời cá nuôi đến vùng nuôi an toàn. Đối với cá rô phi và điêu hồng nuôi lồng, khi độ mặn >3‰ di dời vào hệ thống các ao đất nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra. Chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm ngay khi thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra.
Chống hạn mặn đối với nuôi tôm nước lợ
Phương pháp nuôi thâm canh, bán thâm canh
Gia cố bờ, cống để tránh hiện tượng rò rỉ. Có ao lắng đúng quy cách. Thực hiện biện pháp an toàn sinh học bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước. Để đảm bảo sức khỏe tôm nuôi và hạn chế mất nước. Thay nước khi môi trường nuôi ổn định.
Hướng dẫn người nuôi lựa chọn giống tôm có nguồn gốc rõ ràng. Được kiểm dịch và có chất lượng tốt. Thực hiện ương gièo giống trước khi thả nuôi thương phẩm; Chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 30°C. Thả nuôi với mật độ hợp lý (tôm thẻ: <80 con/m2; tôm sú: 10 – 15 con/m2). Duy trì độ mặn: 10 – 25‰; O2: >3 mg/l; pH: 7,5 – 8,5; Độ kiềm: 80 – 150 mg/l.

Cung cấp lượng thức ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ. Giảm 15 – 30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng. Định kỳ 15 ngày/lần bổ sung vitamin C, các khoáng vi lượng, men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho tôm. Thời gian mỗi đợt 5 – 7 ngày để tăng sức đề kháng. Từ 10 – 15 ngày/lần sử dụng các loại chế phẩm để xử lý nước và đáy ao nuôi.
Thường xuyên điều chỉnh và duy trì các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp theo quy định để nâng hiệu quả sản xuất. Duy trì mực nước trong ao tối thiểu 1,3 – 1,5m. Nếu cần cấp bổ sung nước thì phải được lấy từ ao lắng, xử lý trước khi cấp vào ao nuôi. Đồng thời chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy và giảm thiểu thiếu oxy cục bộ.
Phương pháp nuôi quảng canh cải tiến
Tập trung gia cố bờ bao, cống để tăng khả năng giữ nước. Chủ động bơm trữ nước vào mương và ao đầm nuôi khi mực nước cao ở các tuyến kênh. Thả giống với mật độ phù hợp và cần được ương đạt kích thước 1,5 – 2cm (nuôi chuyên tôm: mật độ thấp hơn 10 con/m2; nuôi kết hợp cua, cá… mật độ 1 – 3 con/m2). – Canh tác tôm – lúa: + Ruộng nuôi không nên rộng trên 1ha;
Diện tích mương từ 25 – 40% so với mặt ruộng lúa. Mương bao rộng 2,5 – 3,5m, sâu 0,8 – 1,2m; + Bờ mương rộng 3 – 4m, phải được đầm nén thật cẩn thận, tránh rò rỉ. Mỗi ruộng nên có ao chứa, lắng nước để cung cấp nước cho ruộng nuôi vào những lúc cần thiết. Giống tôm thả cần được ương đạt kích cỡ từ 1,5 – 2,0cm với mật độ 2 – 3 con/m2/vụ.
Ứng phó với tình trạng hạn mặn ở nghêu/ngao
Nhu cầu thị trường tăng, diện tích nuôi ngao tại nước ta liên tục được mở rộng. Tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu diễ ra phức tạp theo mùa. Với tính chất nhạy cảm với môi trường. Nên nghêu/ ngao sẽ có nguy cơ gặp nhiều rủi ro thường xuyên hơn. Xâm nhập mặn là một vấn đề cần phải ứng phó đối với các hộ gia đình nuôi ngao.
Chỉ nuôi trong vùng có điều kiện môi trường thích hợp cho sinh trưởng và phát triển như: Gần cửa sông, bằng phẳng, độ dốc thấp và ít sóng gió. Thời gian phơi bãi không quá 4 – 5 giờ/ngày. Độ mặn thích hợp từ 15 – 25‰. Khuyến cáo người dân không thả giống vào thời điểm từ tháng 1 – 3 âm lịch.

Mật độ thả từ 80 – 200 con/m2. Cỡ giống nuôi từ 400 – 600 con/kg. Theo dõi tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước, mật độ và tình trạng sức khỏe. Nhằm sớm phát hiện các biến động bất thường để có giải pháp phù hợp như: san thưa, không thực hiện lúc bãi khô hoặc nhiệt độ cao. Di dời đến vùng an toàn hoặc thu hoạch khi đạt kích thước thương phẩm nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Nên thu trước tháng 1 âm lịch hàng năm.
Có biện pháp khai thông các vùng đọng nước để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, gây nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa làm nghêu/ngao chết. Nếu phát hiện nghêu/ngao chết trên bãi, lập tức thu gom để tránh ảnh hưởng sang các cá thể còn sống.
truy cập tại Phương pháp chăm sóc Thủy sản để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về phương pháp chăm nuôi các giống thủy sản.
Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com