Để nuôi cá ao thành công cần lưu ý những giải pháp gì?

5 phút, 32 giây để đọc.

Ngày nay nuôi cá ao là mô hình thông minh được nhiều hộ nông dân lựa chọn làm ngành ngề chính giúp tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Nhất là các tỉnh vùng đồng bằng và sông nước. Tùy từng điều kiện tự nhiên của mỗi vùng và điều kiện của mỗi gia đình mà nuôi cá ao được chia ra nhiều hình thức khác nhau. Có nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh và nuôi quang cảnh. Dù ở hình thức nào thì người nông dân cũng cần phải nắm rõ như quy trình cũng như lưu ý xây dựng ao nuôi phù hợp cho cá. Giúp phát triển giá trị thành phẩm ao nuôi và duy trì lợi nhuận tốt.

Vậy cần có những lưu ý và kỹ thuật như thế nào để nuôi cá ao thành công. Quý bà con hãy cùng tham khảo bảng tin phương pháp chăm sóc thủy sản ngay sau đây.

Đào ao nuôi cá – mô hình nuôi trồng thủy sản vẫn tiếp tục duy trì trong thời đại hiện nay

Lợi thế của đào ao nuôi cá trước hết là chủ động được nguồn thực phẩm sạch . Ao cá dễ trông nom, quan sát xử lí dịch bệnh, nhất là ao vườn nhà. Tận dụng được nguồn đất trồng, quỹ đất dư thừa. Ngoài ra ao cá cũng là một vùng dự trữ nước phục vụ tưới tiêu mùa khô hạn.

Mô hình đào ao nuôi cá
Mô hình đào ao nuôi cá

Nói về khái niệm ao nên hiểu là một vùng nước được ngăn cách với xung quanh bằng bờ. Ta có thể chủ động tát cạn ao để thu hoạch cá hoặc dọn vệ sinh cho ao. Diện tích ao có thể chỉ rộng bằng cái sân, cũng có thể rộng tới vài héc-ta, hàng chục héc-ta hoặc to hơn nữa.

Ao nuôi được chia theo điều kiện vùng và yêu cầu thâm canh

Tùy điều kiện tự nhiên của vùng, tùy hoàn cảnh của từng gia đình và tùy vào yêu cầu mà ta có thể nuôi cá ao theo 3 hình thức: Nuôi quảng canh (sử dụng thức ăn tự nhiên và thả thưa cá), nuôi bán thâm canh (kết hợp thức ăn tự nhiên với thức ăn bổ sung và thả mật độ trung bình) và nuôi thâm canh (chủ động cung cấp thức ăn, cung cấp oxy để thả mật độ dày).

Ngoài ra, người ta còn phân biệt ra 2 hình thức là nuôi ao tĩnh và ao nước chảy. Bà con nuôi cá nước lạnh (cá hồi hay cá tầm) đều phải nuôi trong ao nước chảy. Nguồn nước đó phải vừa sạch, vừa lạnh…

Những lưu ý giúp nuôi ao cá thành công

Giữ nguồn nước luôn sạch và thông thoáng bờ ao

Để nuôi cá ao thành công, bà con cần giữ được nguồn nước sạch, không bị chua, kiềm và mức nước phải từ 1- 2m trở lên. Ao nông quá, cá dễ chết! Đáy ao là đất thịt, bằng phẳng và hơi dốc về phía tháo nước, có lớp bùn dày 15-20cm.

Giữ nguồn nước ao nuôi luôn sạch và thông thoáng bờ ao
Giữ nguồn nước ao nuôi luôn sạch và thông thoáng bờ ao

Bờ ao cần quang đãng, chắc chắn, không bị rò rỉ, và phải cao hơn mức nước cao nhất trong ao từ 40cm trở lên. Hàng năm, trước khi thả cá, ta nên tát cạn ao, vét bớt bùn đi, rắc vôi bột (7-10kg/100m2), phơi ao 3-5 ngày, lấy nước vào (qua màng lọc để tránh địch hại). Nên bón lót cho ao (30-40kg phân chuồng) để tạo màu.

Chọn cá giống phù hợp với điều kiện vùng để nuôi

Tùy điều kiện và yêu cầu mà ta chọn cá giống để thả. Nên thả ghép khi nuôi quảng canh hay bán thâm canh. Làm sao để có cả loại cá ăn mặt, loại cá ăn tầng giữa và loại cá ăn tầng đáy. Bà con thường nêu công thức: Mè, trôi, trắm, chép. Tỷ lệ giữa các giống phụ thuộc vào yêu cầu nuôi của chúng ta. Nhưng điều quan trọng nhất là tránh mua phải cá giống mắc bệnh.

Tùy điều kiện và yêu cầu mà ta chọn cá giống để thả
Tùy điều kiện và yêu cầu mà ta chọn cá giống để thả

Ta cần tới tận các cơ sở cấp cá giống có uy tín và có kinh nghiệm. Khi mua phải có hóa đơn đàng hoàng. Hết sức tránh việc mua cá giống bán dạo. Đã gọi là nuôi cá thì phải cho nó ăn (nếu không chỉ nên gọi là thả cá). Ta nên cho cá ăn đủ no, đều đặn và vào lúc mát trời. Theo dõi khả năng tiêu thụ của cá mà điều chỉnh lượng thức ăn.

Thường xuyên quan sát đàn cá để kịp thời có biện pháp khi gặp bệnh 

Một điều rất quan trọng là phải thường xuyên quan sát đàn cá để phát hiện sớm địch hại hoặc bệnh tật. Ngoài ra, khi quá nóng hoặc quá rét ta cũng phải lo cho cá. Nếu thấy cá nổi đầu hàng loạt là thiếu oxy, ta phải thay nước ngay hoặc tăng cường oxy cho chúng…

Trên đây là những kiến thức chuyên ngành giới thiệu về mô hình nuôi cá ao và các lưu ý cũng như giải pháp thành công khi nuôi cá ao. Ngoài ra bà con có thể tham khảo ngay qua bảng tin phương pháp chăm sóc thủy sản nhé !

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết