Bí quyết đảm bảo môi trường sống thủy sản với việc thay nước ao nuôi

9 phút, 22 giây để đọc.

Nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực mũi nhọn góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Sản lượng thủy sản đánh bắt và xuất khẩu tăng đều theo năm và không ngừng được mở rộng. Việc nhân giống đúng cách cũng như có các phương pháp chăm sóc hợp lý đã giúp bà con nông dân thành thục hơn trong công tác chăm sóc, nuỗi dưỡng thủy sản. Một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thủy sản là môi trường sinh sống đảm bảo vệ sinh. Vì vậy việc thay nước ao nuôi thủy sản cũng được bà con đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Thay nước ao nuôi nên được diễn ra thường xuyên và đúng cách. Vừa đảm bảo được chất lượng và năng suất thủy sản. Vừa giúp phòng chống nhiều dịch bệnh xảy ra và có nguy cơ lan rộng. Vậy bà con hãy cùng tìm hiểu về quy trình thay nước ao nuôi đúng cách đã được áp dụng và mang lại hiệu quả cao được chia sẻ sau đây nhé!

Chú trọng vào lượng khí oxy cung cấp cho ao nuôi

Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước. Nồng độ oxy hòa tan thích hợp cho cá là từ 5 – 8mg/lít. Lượng oxy hòa tan nhỏ hơn 3mg/lít cá hoạt động yếu và khả năng bắt mồi giảm. Nếu nhỏ hơn 2mg/lít cá có hiện tượng nổi đầu vào sáng sớm. Nếu thấp hơn nữa sẽ làm cho nhiều sinh vật trong ao bị chết, quá trình phân hủy của chúng sẽ phát sinh nhiều khí độc. Tuy nhiên, hàm lượng oxy hòa tan của nước cao hơn 10mg/lít cũng không tốt, cá dễ bị bệnh bọt khí trong máu. Làm tắc nghẽn các mạch máu dẫn đến não và tim, cá sẽ bị xuất huyết vây và mang.

Hệ thống cung cấp khí oxy trong ao nuôi
Hệ thống cung cấp khí oxy trong ao nuôi

Lượng oxy từ không khí khuyếch tán vào ao hồ nước tĩnh không đáng kể. Chủ yếu là nhờ quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh vào ban ngày. Do đó vào mùa hạ nhiều ánh sáng, tiết trời quang đảng, sinh vật phù du quang hợp mạnh, hàm lượng oxy hòa tan trong ao thường cao hơn những ngày trời âm u, ít nắng. Vào ban đêm, lượng oxy trong ao tiêu hao nhiều do sự hô hấp của cá, của thủy sinh vật và sự phân hủy của xác bã thực vật.

Nhìn chung, mức độ tiêu hao oxy do quá trình trao đổi chất của cá quyết định. Cá càng hoạt động nhiều thì lượng tiêu hao oxy của cá càng lớn và ngược lại. Thả nhiều cá thì lượng oxy trong ao bị tiêu hao nhanh hơn thả ít cá. Cá nhỏ có lượng tiêu hao oxy nhiều hơn cá lớn.

Đảm bảo độ pH ở ngưỡng thích hợp

Ở vùng đất phèn, pH của nước sẽ thấp. Mỗi loài cá có khả năng chịu đựng một khoảng pH klhác nhau. pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển phôi, đến quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá. pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều không có lợi cho đời sống của cá. Quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh hấp thu CO2 làm tăng pH. Sức chịu đựng của cá đối với sự sụt giảm hàm lượng oxy trong nước sẽ kém đi khi pH thấp. pH thích hợp cho cá nuôi là từ 6,5-9, tốt nhất là 7-8.

Đảm bảo độ pH ở ngưỡng thích hợp
Đảm bảo độ pH ở ngưỡng thích hợp

Độ đục ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản

Độ đục tạo nên do phiêu sinh vật, các hạt đất sét lơ lững. Độ đục phản ánh khả năng khuyếch tán của ánh sáng xuống ao. Độ đục cao sẽ ngăn cản ánh sáng truyền đến lớp nước bên dưới, làm giảm cường độ quang hợp của thực vật phù du, tức giảm lượng oxy, do đó cá khó hô hấp cũng như bắt mồi. Nhìn chung, nếu ao có độ đục cao thì khả năng tự làm sạch của ao sẽ giảm. Độ đục của nước thích hợp cho nuôi thủy sản là từ 20-30cm.

(Người ta thường dùng đĩa secchi để đo độ đục. Đĩa secchi có thể tự thiết kế: Dùng miếng nhôm có đường kính 20cm, từ tâm của miếng nhôm chia ra 6 ô bằng nhau và sơn màu trắng đen xen kẽ. Xuyên sợi dây vào tâm đĩa. Khi đo độ đục, đưa đĩa xuống nước đến khi không còn phân biệt được màu đen và màu trắng của đĩa, độ chìm của đĩa có thể đánh giá độ đục của nước)

Mùi của ao nước giúp nhận biết tình trạng nguồn nước cung cấp

Mùi của nước là do sự hiện diện của vi khuẩn, các hợp chất vô cơ, hữu cơ.

  • Mùi tanh do muối đồng và sắt.
  • Mùi trứng thối do H2S (H2S là chất cực độc, nó liên kết với sắt trong thành phần của Hemoglobine, không có sắt thì Hemoglobine không có khả năng vận chuyển oxy cung cấp cho các tế bào).
  • Dưới tác động của vi sinh vật, quá trình phân hủy tự nhiên, thức ăn dư thừa, chất thải là nguyên nhân hình thành các khí độc NH3, H2S, NO2,…dưới đáy ao. Làm cho cá bị stress, sức đề kháng, khả năng miễn dịch giảm dễ phát sinh các dịch bệnh.
Mùi của ao nước giúp nhận biết tình trạng nguồn nước cung cấp
Mùi của ao nước giúp nhận biết tình trạng nguồn nước cung cấp

Các chất gây mùi hữu cơ: sinh ra do vi khuẩn, rong tảo như CH3-S-CH3 cho mùi tanh cá; C12H22O, C12H22O2 cho mùi bùn … Vị chát do Na2CO3, MgSO4, MgCl2

Khi nước ao phát sinh mùi, tùy mức độ mà dùng hóa chất xử lý phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là phải phòng ngừa.

Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho thủy sản phát triển

Nhiệt độ thích hợp cho thủy sản nuôi là 26-32oC. Với cá tra và ba sa là từ 26-30oC (với cá bột 28-30oC). Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột 3-4oC có thể ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh của tôm cá.

Thường xuyên chú ý đến màu sắc ao nuôi

Nước thiên nhiên không có màu. Màu sắc của nước ao hồ do chất hòa tan trong nước tạo nên.

  • Màu xanh: do sự phát triển của tảo lục, tảo lam và các loài thủy sinh. (Màu xanh đọt chuối và màu vàng nhạt là tốt cho cá. Khi màu nước đạt xanh xậm thì phải cho thêm nước mới để pha loãng, vì khi có nắng nhiều, tảo sẽ quang hợp và tăng nhanh sinh khối. Khi về đêm số lượng tảo chết nhiều, sự phân hủy của chúng sẽ làm tăng mức độ tiêu hao oxy, tức sẽ làm ô nhiễm nước nước ao).
Thường xuyên chú ý đến màu sắc ao nuôi
Thường xuyên chú ý đến màu sắc ao nuôi
  • Màu nâu đỏ: do các chất mùn hữu cơ. (Khi màu nước ao chuyển sang dạng nầy thì cần tiến hành hút bùn đáy ao).
  • Màu vàng gạch: do có nhiều sắt. Màu xám, xanh đen: do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. (Loại nước này nếu dùng nuôi cá thì quá trình xử lý sẽ làm chi phí tăng cao). Nước bị nhiễm phèn có pH thấp, làm cho lượng khí H2S tăng cao, gây ức chế quá trình trao đổi chất và chuyển hóa oxy của cá nuôi, giảm khả năng sinh trưởng của cá, có thể làm cá chết, thậm chí cá chết hàng loạt. Ngoài ra ao nuôi bị nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, từ đó rất khó gây màu nước ao.

Một số lưu ý khi kiểm tra và cung cấp nguồn nước cho ao nuôi thủy sản

Nguồn nước cấp cho ao phải sạch, không có nhiều bùn hay màu nâu đen. Nước đục có màu bùn sẽ hạn chế ánh sáng vào ao làm cho tảo không phát triển. Hơn nữa, các hạt phù sa bám vào mang cá làm cá khó thở. Nước có màu nâu đen có nghĩa trong nước có nhiều xác động, thực vật thối rữa. Sẽ sinh ra nhiều khí độc trong ao.

Quan sát những chỉ số của ao nuôi và của nguồn nước cấp vào sẽ giúp quyết định chu kỳ thay nước ao nuôi và số lượng nước sẽ bơm cấp cho ao. Tuy nhiên, để chắc chắn nguồn nước cấp là tốt. Trước khi thay nước cho ao cần kiểm tra chất lượng nguồn nước. Kiểm tra hàm lượng oxy, pH và nhiệt độ thì phải thử bằng máy đo.

Xác định rằng nguồn nước đó là phù hợp cho ương cá giống và tại thời điểm quyết định bơm cấp nước cho ao chưa có biến động nhiều về sự ô nhiễm hay bất thường của thời tiết. Kiểm tra chất lượng nước bằng cách, cho tay vào nước sẽ đánh giá được phần nào nhiệt độ và nếm thử để nhận định độ pH. Kiểm tra màu sắc, độ đục và mùi có thể bằng phương pháp nhìn và ngửi.

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xử lý nước. Liều lượng dùng tùy thuộc vào chất lượng của nguồn nước trong ao và nguồn nước cấp vào. Chỉ dùng thuốc trong trường hợp không còn giải pháp nào khác.

Tham khảo tại Phương pháp chăm sóc thủy sản để tìm hiểu thêm về một số phương pháp nuôi dưỡng nhiều loài thủy sản khác nhau.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng và chăm sóc bưởi da xanh sau hạn mặn

Chăm sóc bươi da xanh hẳn không phải là điều dễ dàng để cây ra nhiều trái và đạt năng …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khắc phục hạn mặn khi trồng sầu riêng đạt hiệu quả cao

Sầu riêng được xem như một loại trái cây rất phổ biến ở khu vực miền trung đặc biệt là …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết để trồng vừng vụ hè thu đạt năng suất cao

Vừng từ xưa đến nay được biết đến là loại cây vô cùng dễ tính. Khác với những loại cây …
Xem Chi Tiết

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết