
Những năm qua, do sự tác động của quá trình biến đỏi khí hậu đã khiến thời tiết có những diễn biến phức tạp khó lường gây ra tình trạng hạn mặn. Trong đó, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn là một trong những vấn đề đáng báo động và cần có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời. Hạn mặn không chỉ ảnh hưởng dến đời sống của bà con nông dân mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chât lượng trong công tác nuôi trồng và chăm sóc thủy sản.
Theo các số liệu thống kê, các chỉ số xâm nhập mặn đang có chiều hướng tăng lên đáng kể. Thậm chí là tăng đột biến trong nhiều năm tiếp theo. Nếu trong trường hợp hạn mặn kéo dài nhưng không có biện pháp can thiệp. Thì dao động biên độ, dao động nhiệt độ trong ngày sẽ thay đổi một cách đột ngột. Kéo theo các chỉ tiêu chuẩn trong môi trường nuôi thủy sản cũng bị thay đổi. Tạo điều kiện cho dịch bệnh phat sinh. Vì vậy, một số giải pháp được chia sẻ sau đây sẽ giúp cho mọi người an tâm hơn khi ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn.
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đối với nuôi trồng thủy sản
Việc xâm nhập mặn kéo dài kết hợp với nắng nóng có thể sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của một số loài cá nước ngọt. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho các hộ nuôi và sản xuất, ương giống cá nước ngọt cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề trong việc chăm sóc và quản lý thủy sản.

Bên cạnh đó, người nuôi thủy sản cần thực hiện ngay một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể như theo dõi chất lượng nước ao nuôi, chất lượng nguồn nước cấp. Thực hiện các khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Thường xuyên theo dõi các thông tin tình hình xâm nhập mặn vào nội đồng trên báo, đài. Đo và kiểm tra độ mặn nước trong ao nuôi thường xuyên. Bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa… vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi.
Ứng phó với tình trạng hạn mặn trong công tác sản xuất, ương giống thủy sản
Tuyệt đối không nên tiến hành sản xuất cá giống nước ngọt trong thời điểm mặn xâm nhập. Nếu không có nguồn nước ngọt dự trữ do chất lượng trứng và tinh trùng thấp. Tỷ lệ trứng nở thấp, hiệu quả ương cá giống không cao.

Chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa để dự trữ, có kế hoạch sản xuất giống phù hợp. Lưu ý khi thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường báo ngay về Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế các huyện/ thị xã/ thành phố. Hoặc chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản để được hướng dẫn hỗ trợ kịp thời.
Phương pháp cải thiện tình trạng hạn mặn đối với thủy sản nuôi ao
Trường hợp các ao nuôi thủy sản chưa thả giống
Để phòng và ứng phó với tình trạng hạn mặn. Các cơ sở nuôi cá nước ngọt cần làm bờ ao cao, xem xét kỹ nguồn nước cấp vào ao. Nhất là thời điểm triều cường cao. Khi phát hiện độ mặn tăng cao và đột ngột thì cần thay nước ngay. Bơm nước ngọt vào ao từ từ bằng máy bơm cỡ nhỏ. Tránh hiện tượng biên độ mặn dao động cao và đột ngột.
Thường xuyên kiểm tra độ mặn của nước sông hoặc kênh rạch tự nhiên. Có kế hoạch chủ động lấy nước khi độ mặn thích hợp vào ao nuôi hoặc ao chứa lắng để dự trữ khi cần thiết. Không chênh lệch độ mặn với ao nuôi nhiều.
Cần có kế hoạch chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa lắng để dự trữ trước khi có xâm nhập mặn xảy ra. Đảm bảo kế hoạch sản xuất. Đồng thời, xây dựng kế hoạch thả giống phù hợp. Tuyệt đối không nên thả giống nuôi khi nguồn nước có độ mặn cao hơn 4‰.
Trường hợp các ao nuôi thủy sản đã thả giống
Đối với các ao nuôi thủy sản chưa đạt kích cỡ thương phẩm cần thường xuyên kiểm tra độ mặn trên sông để có kế hoạch thay nước phù hợp (khi nguồn nước cấp có độ mặn thấp hơn 3‰). Cần thiết sử dụng máy bơm để cấp nước vào ao nuôi khi vào thời điểm nguồn nước có độ mặn thấp (< 3‰). Kết hợp quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi chặt chẽ. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng (các loại vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất…) cho thủy sản nuôi để tăng sức đề kháng.

Chú ý, khi độ mặn tăng cao từ 7‰ trở lên. Nên giảm khẩu phần ăn cho thủy sản nuôi. Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học nhằm cải thiện chất lượng nước, đáy ao nuôi. Hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất nhằm tránh việc thay nước thường xuyên.
Khi độ mặn của nước trên sông tăng cao từ 7‰ trở lên và kéo dài từ 7 ngày trở lên. Có kế hoạch di dời thủy sản nuôi đến hệ thống ao nuôi khác có độ mặn phù hợp. Nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra.
Phương pháp chống tình trạng hạn mặn đối với nuôi bè
Trường hợp các lồng bè nuôi thủy sản chưa thả giống
Đối với cá lồng, bè, do không chủ động điều chỉnh nồng độ muối trong môi trường sống của cá nên nhất thiết phải nuôi trong vùng quy hoạch. Khi ở lưu vực neo đậu lồng bè có độ mặn từ 3‰ trở lên thì cần di dời vào hệ thống nuôi trong ao đất.
Tăng cường quản lý chất lượng nước bằng cách chủ động lấy nước ngọt dự trữ. Sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước. Nếu cần thay nước thì không nên thay quá 30% để tránh cá bị sốc
Kiểm tra, tu sửa (đối với lồng bè cũ) hệ thống lồng bè thật kỹ. Nhằm tránh thất thoát khi thả giống nuôi.
Thường xuyên kiểm tra độ mặn nước trên sông và có kế hoạch thả giống phù hợp. Tuyệt đối không nên thả giống nuôi khi nguồn nước có độ mặn cao (từ 3‰ trở lên).
Trường hợp các lồng bè nuôi thủy sản đã thả giống
Theo dõi chặt chẽ diễn biến môi trường nuôi, nhất là độ mặn. Để có kế hoạch chăm sóc quản lý phù hợp cho cá nuôi.
Thường xuyên bổ sung vitamin C, Premix khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Đối với cá nuôi ao, áp dụng phương pháp cho ăn gián đoạn bằng cách cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày hoặc cho ăn 3 ngày ngưng 1 ngày.

Khi nhiệt độ và độ mặn tăng cao thì khả năng khuếch tán ôxy từ không khí vào nước giảm. Vì mật độ thả nuôi cá trong bè rất cao nên tăng cường sục khí khi nước đứng. Giảm mật độ nuôi so với bình thường hoặc san thưa cá nuôi trong bè hoặc nếu có điều kiện chủ động di dời lồng bè đến vùng nuôi an toàn. Hoặc chuyển các đối tượng nuôi vào hệ thống các ao đất, vùng nuôi phù hợp. Tránh thiệt hại có thể xảy ra trong thời gian tới.
Nếu các đối tượng thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm. Thì các cơ sở nuôi chủ động thu hoạch ngay. Không chờ giá khi có sự xâm nhập mặn cao, để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
Xem thêm các thông tin về các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản với chất lượng và năng suất cao tại Phương pháp chăm sóc thủy sản.
Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com