Biện pháp giúp hạn chế dịch bệnh ở tôm biển

5 phút, 54 giây để đọc.

Biện pháp giúp hạn chế dịch bệnh ở tôm biển là rất cần thiết với người dân nuôi tôm ở thời điểm này. Áp dụng các biện pháp giúp họ làm chủ được tình hình. Hạn chế những thiệt hại không đáng có nếu như dịch bệnh xảy ra. Giúp cho nguồn bệnh hay sự lây lan giảm sút, không ảnh hưởng đến môi trường chung. Hãy đọc ngay bài viết này để có thêm những thông tin hữu ích cho bạn nhé. 

Dự báo mầm bệnh có thể gây nên dịch bệnh ở tôm biển 

Việc dự báo mầm bệnh có thể trở thành dịch bệnh ở tôm biển là rất cần thiết. Tất cả nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho người nuôi tôm. Giúp họ chủ động các biện pháp đối phó nếu không may dịch bệnh xảy ra.

Hàng nằm vào thời gian định kỳ sẽ có đoàn kiểm tra bệnh dịch thực hiện kiểm tra tại các địa phương. Theo kết quả phân tích mẫu tôm biển kiểm tra bệnh định kỳ của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre. Xét nghiệm 13 mẫu tôm chân trắng nuôi và 6 mẫu tôm giống. Đã phát hiện 7 mẫu tôm chân trắng nuôi và 4 mẫu tôm giống nhập tỉnh nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV).

 

Biện pháp giúp hạn chế dịch bệnh ở tôm biển
Dự báo nguồn bệnh là rất quan trọng

Mặt khác, theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre. Hiện nay ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Tất cả đều bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao tại các điểm thu mẫu.

Khuyến cáo dành cho người dân nuôi tôm 

Với mục đích nhằm quản lý vùng nuôi và hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong thời gian tới. Đặc biệt trong giai đoạn chuyển sang mùa mưa. Người nuôi tôm cần thực hiện như sau:

Nghiêm chỉnh chấp hành lịch thời vụ nuôi tôm biển

Có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành lịch thời vụ nuôi tôm biển do UBND tỉnh đã ban hành. Thường xuyên theo dõi thông tin về điều kiện môi trường, thời tiết. Kết quả quan trắc môi trường. Khi nào môi trường nuôi thật sự ổn định mới thả giống. Nên thả giống rải vụ trong suốt vụ nuôi.

Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh

Người dân hãy thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.  Để từ đó có biện pháp phòng bệnh kịp thời. Hạn chế thấp nhất dịch bệnh đốm trắng (WSSV). Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV). Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) xảy ra và lây lan trên diện rộng. Nhất là vào đầu mùa mưa sắp tới.

Biện pháp giúp hạn chế dịch bệnh ở tôm biển
Thường xuyên theo dõi tình hình dịch là rất quan trọng

Các vùng nuôi tôm biển nên hạn chế thả giống

Riêng tại các vùng nuôi tôm biển nên hạn chế thả giống. Điển hình như: xã Thạnh Phú Đông, Hưng Lễ (Giồng Trôm); Đại Hòa Lộc, Định Trung (Bình Đại). Nguyên nhân do bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Bệnh đốm trắng (WSSV). Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV) đang bùng phát. Có thể gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.

Thường xuyên truy cập vào trang Website của Sở

Người nuôi tôm cần thường xuyên truy cập vào trang Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để có thể theo dõi thông tin về kết quả quan trắc môi trường. Kết quả kiểm dịch tôm giống tại các trại sản xuất giống tôm biển trên địa bàn tỉnh. Theo địa chỉ: www.sonongnghiep.bentre.gov.vn để có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh ở tôm biển 

Hơn tất cả người dân nên lưu ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi. Nhằm phòng ngừa bệnh trên tôm như sau:

– Vệ sinh ao nuôi triệt để trước và sau mỗi vụ nuôi.

– Nên chọn tôm giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm dịch của cơ quan chức năng; kiểm tra các tác nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), MBV, bệnh Taura (TSV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV) và các bệnh nguy hiểm khác.

Biện pháp giúp hạn chế dịch bệnh ở tôm biển
Để hạn chế thiệt hại, cần có biện pháp phòng tránh phù hợp

– Thả tôm giống cỡ lớn (tôm chân trắng từ Postlarvae từ 10mm trở lên, tôm sú từ Postlarvae từ 12mm trở lên); mật độ thả phù hợp (tôm chân trắng từ 60-80 con/m2, tôm sú từ 20-25 con/m2). Tuyệt đối không thả nuôi tôm chân trắng với hình thức nuôi tôm quảng canh, tôm lúa, tôm rừng.

– Tăng cường quản lý ao nuôi, giữ các yếu tố môi trường nuôi ổn định như: độ mặn 15-20%o; pH 7,5-8,2; độ kiềm 120-160 mg/l, hạn chế khí độc và định kỳ diệt khuẩn nhằm kiểm soát mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi.

– Tăng thời gian chạy quạt nước để đảm bảo oxy hòa tan lớn hơn 4mg/l.

– Bón vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa; sau khi mưa nhiều có thể tháo bỏ lớp nước tầng mặt để tránh sự biến động độ mặn trong ao.

– Tăng cường sức đề kháng cho tôm, bổ sung các vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, chất tăng cường hệ miễn dịch vào thức ăn cho tôm.

– Hạn chế dùng kháng sinh thường xuyên để phòng bệnh; không sử dụng kháng sinh cấm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Quản lý chặt chẽ thức ăn trong quá trình nuôi, tránh dư thừa thức ăn. thực hiện định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để giảm ô nhiễm môi trường của ao, giúp hạn chế phát sinh mầm bệnh.

Lưu ý 

Một điều vô cùng quan trọng khi xảy ra trường hợp tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hoặc chết bất thường. Người dân tuyệt đối không xả thải ra môi trường kênh rạch bên ngoài ao nuôi, thực hiện ngay các biện pháp cách ly và khai báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, UBND xã hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ xử lý mầm bệnh kịp thời. Hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Xem thêm các bài viết hữu ích tại đây.

Nguồn: Bnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết