Cuối năm là thời gian khó khăn nhất trong nuôi trồng thủy sản. Khi nhiệt độ hạ thấp là yếu tố mang lại nhiều bất lợi cho người và vật nuôi. Việc phòng chống rét cho thủy sản khó hơn nhiều so với gia súc, gia cầm và cây trồng. Bởi hiện nay các phương tiện chuyên dụng trong việc phòng chống rét cho thủy sản chưa có. Hoặc để tăng nhiệt độ ao nuôi như che phủ nilon trong nhà lưới thì lại tốn chi phí lớn. Ngoài khả năng cho phép của người nông dân.
Các đối tượng nuôi thủy sản là những loài biến nhiệt. Có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Vì vậy trời rét ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng thủy sản là khó tránh khỏi. Nhất là các loài đang ở giai đoạn giống cần lưu qua đông. Đặc biệt là các loài chịu rét như cá rô phi, cá chim trắng, cá lóc bông, cá vược. Công tác phòng chống rét cho các loại này cần được hết sức lưu ý và chăm sóc tốt. Bài viết dưới đây chia sẻ một số phương pháp kỹ thuật chống rét hiệu quả cho thủy sản qua mùa đông.
Một số lưu ý về phương pháp nuôi cá qua đông
Chuẩn bị tốt và đảm bảo điều kiện ao nuôi hợp lý
Trước mùa đông nếu có điều kiện nên tát cạn nước ao, vét bớt bùn đáy, chỉ để lại một lớp dầy 15-20cm. Tu sửa lại hệ thống cống cấp và thoát nước. Lấp hết các hang hốc, rò rỉ quanh bờ ao. Xử lý ao bằng vôi bột, liều lượng 8 -10kg /100m2 ao. Sau đó đưa nước sạch vào ao đảm bảo mức nước tiêu chuẩn là 1,5 – 2m.
Ao được dùng để lưu giống qua đông, nên chọn ao khuất gió mùa Đông Bắc, có cây cối hoặc nhà che chắn. Nếu ao ở hướng gió thì nên đào ao sâu thêm 0,5 m so với đáy ao để làm nơi cho cá trú ngụ trong mùa rét.
Ao phải thoáng đãng, có bờ chắc chắn, không rò rỉ. Độ sâu mực nước từ 1,5 – 2m, nguồn nước cấp vào ao phải sạch, không bị ô nhiễm. Ao nên có diện tích từ 700 – 2000m2, mức nước 1,5 – 2m. Gần nguồn nước sạch không bị ô nhiễm môi trường, thuận tiên cho quá trình cấp thoát nước. Bờ chắc chắn, không bị rò rỉ. Bờ phía đông nên để thoáng đãng, không bị cây che ánh sáng mặt trời
Chọn giống và thả cá vào ao với mật độ thích hợp
Sau khi cải tạo ao xong, tiến hành thả cá vào ao. Nên thả cá vào những ngày thời tiết nắng ấm.
Các loại cá, tôm trên một số nhập về chậm nuôi ương còn nhỏ. Một số cho đẻ vụ thu cá mới ương, một số loài cá nuôi thịt chưa đạt yêu cầu xuất khẩu đều được chọn đưa vào ao nuôi chống rét. Cá đưa vào ao nuôi phải được tuyển chọn những con khỏe mạnh, đều con không xây sát, bệnh tật. Để tránh cá mắc bệnh trước khi thả, cá được tắm nước muối 3 phần nghìn trong 2 – 3 phút.
Cung cấp và bổ sung đày đủ chất dinh dưỡng cho thủy sản
Trước khi vào vụ đông, để cá béo khoẻ, có sức đề kháng với bệnh tật và có khả năng chịu đựng được thời tiết lạnh giá. Cần cho cá ăn đầy đủ thức ăn đảm bảo cả về số và chất lượng. Trong thời kỳ trú đông, hàng ngày nên cho cá ăn vào lúc thời tiết ấm vào lúc 8 – 9 giờ sáng. Với lượng thức ăn bằng 1 – 1,5% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn cần đảm bảo có hàm lượng đạm 18 – 22%. Có thể cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự phối chế với thành phần: bột cá 10% + bột đậu tương 20% + bột cám gạo 70%. Đối với cá trắm cỏ cho ăn thêm thức ăn xanh với lượng 20 – 25kg/ 100kg cá/ ngày.
Khi cho ăn cần đảm bảo nghiêm túc yêu cầu 4 định: định chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm. Khi nhiệt độ nước dưới 200C cá dễ bị mắc bệnh nấm thuỷ my. Vì vậy, khi nuôi cá trong ao nên hạn chế đánh bắt, giữ mực nước ổn định 1,5 – 2m. Tuyệt đối không dùng phân hữu cơ bón trực tiếp xuống ao để tránh các mầm bệnh phát triển gây bệnh cho cá nuôi. Hàng tháng xử lý môi trường ao nuôi khoảng 2 lần, bằng vôi bột hoà nước té đều khắp ao với lượng 2-3 kg/100m3 nước. Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá, khả năng sử dụng thức ăn, môi trường ao nuôi và tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phương pháp chống rét hiệu quả cho cá nuôi
Về mùa rét nên đan tấm phên chắn phía đầu hướng gió để hạn chế gió mùa đông bắc thổi vào ao. Khi thời tiết lạnh giá kéo dài nhiệt độ nước xuống dưới 8-140C nên dừng không cho cá ăn. Chủ động nâng cao mực nước từ 1,5 – 2m. Có thể thả bèo tây phủ kín 1/3 diện tích mặt ao. Kết hợp dùng rơm rạ bó thành từng bó cho xuống các góc ao để cá trú rét.
Để chống rét cho cá có thể áp dụng 2 phương pháp:
- Che ao bằng nilon. Sang tháng 12, tháng 1 trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt ao che phủ nilon kín để tăng khả năng giữ nhiệt độ cho ao. Dưới ao bơm nước sâu từ 1,4 – 1,5m. Mặt ao thả bèo tây 2/3 sao về phía bắc chắn gió bắc.
- Làm sọt cho cá tránh rét. Dùng các sọt đan bằng tre lấy rơm rạ dùng nước vôi phun vào sát trùng, phơi thật khô ấn đầy vào sọt cắm cọc dìm xuống đáy ao. Lúc trời rét cá chui vào tránh rét trên mặt ao thả 2/3 bèo tây về phía bắc. Thường xuyên bơm nước giữ cao 1,4–1,5m.
Khi thời tiết nắng ấm, nhiệt độ trên 180C, tập trung cho cá ăn thức ăn tinh giàu đạm để tăng cường khả nănh chịu rét cho cá.Trong suốt thời gian trú đông không được dùng lưới kéo cá để kiểm tra, đánh bắt tránh cá bị xây xát dẫn đến nhiễm bệnh và chết. Sau khi hết rét, cần cho cá ăn tích cực đảm bảo đủ chất lượng, số lượng để cá sinh trưởng và phát triển tốt.
Kỹ thuật chống rét cho thủy sản qua mùa đông dành cho cá thịt
Sau khi tiến hành thu hoạch, cần chọn lại con giống chưa đủ cỡ thu hoạch để tiến hành chống rét và nuôi tiếp. Cần chọn một ao có diện tích khoảng 1 sào. Độ sâu từ 1,2 – 1,5m, kín gió. Có nguồn nước bơm vào khi trời rét được dọn vệ sinh sạch sẽ.
Đưa cá, tôm giống đã được chọn lựa vào ao nuôi với mật độ 2 – 4 con/m. Tiếp tục cho ăn bằng thức ăn vào những ngày ấm để cá tăng khả năng chịu rét. Dùng sọt đựng rơm thả xuống đáy ao để cá, tôm chui vào trú đông. Trên mặt ao thả bèo kín 1/2 ao về phía bắc có thể dùng nylon phủ kín mặt ao. Cuối tháng 2 đầu tháng 3, đưa cá, tôm này ra thả vào ao nuôi sẽ rất nhanh lớn.
Phong trào nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu đang ngày một tăng mạnh. Tuy nhiên vấn đề giữ giống và chống rét cho các loại cá, tôm chịu rét kém này lại rất nan giải. Để tranh thủ thời gian nuôi sớm thời vụ, mùa xuân có nhiều thức ăn, cá lớn nhanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trước vụ rét năm sau. Vào cuối tháng 2 chuẩn bị sang mùa ấm cần thu hoạch cá tôm giống này bằng cách kéo lưới hoặc tát cạn thu hoạch cá tôm giống này đưa ra ao hồ đã chuẩn bị nuôi thành cá thịt.
Truy cập tại Phương pháp chăm sóc thủy sản để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về chăm nuôi và bảo vệ các con giống thủy sản.
Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com