Ấn Độ được biết đến là quốc gia có bề dày về lịch sử phát triển lâu đời trong ngành sản xuất hạt điều. Bên cạnh đó, quốc gia này còn từng là nước giữ ngôi vị số một trong số các nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất toàn cầu. Trong những năm trở lại đây, phong độ và vị thế của Ấn Độ đã bắt đầu suy giảm trên thị trường hạt điều quốc tế. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước khác, đặc biệt là Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành sản xuất hạt điều tại Ấn Độ gặp nhiều khó khăn. Do đó khiến thị trường hạt điều Ấn Độ rơi vào khủng hoảng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về sản xuất lẫn xuất khẩu. Gần đây, ngành này lại tiếp tục đối diện với mối đe doạ mới.
Ngành sản xuất hạt điều tại Ấn Độ
Ấn Độ hiện có khoảng 5.000 cơ sở chế biến hạt điều. Công suất hàng năm khoảng 3 triệu tấn. Xét tới tiềm năng lực lượng lao động và năng lực chế biến dựa trên lịch sử lâu đời, ngành hạt điều Ấn Độ sử dụng khoảng 750.000 tấn điều thô nội địa. Sản lượng nhập khẩu khoảng 800.000 – 900.000 tấn điều thô cho chế biến. Mặc dù vậy, nguồn cung điều thô này chỉ đáp ứng được khoảng 55-60% năng lực chế biến nội địa.
Ngành công nghiệp điều Ấn Độ đang phụ thuộc rất lớn vào điều nguyên liệu nhập khẩu. Điều nguyên liệu bị áp thuế nhập khẩu. Điều này làm cho các nhà chế biến điều Ấn Độ mất lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực. Tình thế bất lợi khi Ấn Độ thu mua điều nguyên từ nước ngoài (chủ yếu từ châu Phi) về để chế biến xuất khẩu. Các dữ liệu thương mại cho thấy xuất khẩu điều thô Ấn Độ đang giảm mạnh. Cạnh tranh mạnh từ các nhà xuất khẩu Việt Nam được cho là nguyên nhân suy giảm thị phần của Ấn Độ trên thị trường thế giới nhờ chi phí sản xuất thấp hơn.
Mối đe doạ mới cho ngành hạt điều Ấn Độ
Vốn đang trong tình trạng khủng hoảng thế nhưng mới đây ngành hạt điều Ấn Độ lại tiếp tục đối diện với nguy cơ mới. Cụ thể, luồng hạt điều vỡ từ các nước như Việt Nam, Bờ Biển Ngà và Mozambique chảy vào Ấn Độ. Trên lô hàng lại ghi nhãn là thức ăn chăn nuôi, tạp phẩm nông nghiệp và hạt điều rang. Các lô hàng đã cập các cảng Ấn Độ với mã HS 23063020. Lô hàng được ghi là phụ phẩm và tạp phẩm từ ngành thực phẩm và nguyên liệu TACN. Sau đó chúng được đóng gói lại và tuồn ra thị trường.
Điều này khiến nhiều nhà chế biến điều ở Ấn Độ dấy lên lo ngại. Tình trạng này gây ra thiệt hại về thuế hải quan. Ngoài ra, ngành điều Ấn Độ đang trong tình trạng điêu đứng. Tình trạng gian lận này càng khiến cho ngành sản xuất điều gặp thêm nhiều khó khăn hơn nữa.
Tình trạng gian lận ở hạt điều vỡ
Tình trạng hạt điều vỡ nhập khẩu vào Ấn Độ với nhãn gian lận đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2018. Thông tin được ghi nhận bởi R.K. Bhoodesh, chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Hạt điều Ấn Độ (CEPCI). Sau đó, tình trạng này đã thu hút sự chú ý của Hội đồng trung ương Hải quan và thuế gián thu (CBIC). Vào tháng 2 – 3/2019, cơ quan này đã ghi nhận 20 lô hàng bị bắt giữ. Sau đó các luồng hạt điều này tạm ngừng. Thế nhưng sau đó lại chuyển từ cảng Mundra sang cảng Visakhapatnam. Tình trạng vẫn tiếp diễn gây nhiều ảnh hưởng khá lớn.
Thị trường hạt điều vỡ tại Ấn Độ
Theo các nhà chế biến, một lượng lớn hạt điều tồn kho đang chồng chất trong các nhà máy. Điều này xuất hiện từ khi luồng hạt điều vỡ nhập khẩu bắt đầu tràn ngập thị trường. Tại tất cả các nước xuất khẩu hạt điều, có tới 30 – 40% tổng sản lượng hạt điều chế biến là hạt điều vỡ. Đây lại là loại nông sản mà thị trường quốc tế không có nhu cầu. Nhưng tại Ấn Độ, hạt điều vỡ được sử dụng như một nguyên liệu thực phẩm.
Phân khúc thị trường hạt điều vỡ phụ thuộc nhiều vào thị trường nội địa mạnh. Nhưng hiện nay, luồng hạt điều vỡ từ các nước khác ghi nhãn là TACN hoặc điều nhân rang đang thâm nhập vào thị trường. Cách làm gian lận này nhằm để cho các nhà xuất khẩu hạt điều vào Ấn Độ tránh được thuế nhập khẩu.
Trung Quốc là một nguồn cung hạt điều vỡ lớn. Trước đó, Việt Nam là thị trường chính của quốc gia này. Thế nhưng Trung Quốc đã áp dụng một số hạn chế nghiêm ngặt. Do đó, Ấn Độ trở thành thị trường mục tiêu chính. Nước này bắt đầu nhập khẩu hạt điều nhân thô nhưng ghi nhãn là đã rang. Các nhà chế biến cho biết các nhà xuất khẩu lớn và các công ty đa quốc gia lớn là một thế lực vận động hành lang đầy quyền lực. Bên cạnh đó, những kẻ hở trong Hiệp định thương mại tự do bị lợi dụng để tiếp tay cho tình trạng trên. Tình trạng này nếu cứ xảy ra, về lâu dài sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các nhà chế biến điều.
Nỗ lực giải quyết mối đe doạ
Nhận thức được vấn đề, các nhà chức trách của Ấn Độ đã tìm cách giải quyết. Mặc dù hoạt động tích cực nhưng họ vẫn không thể giải quyết triệt để tình trạng này. CEPCI đề xuất quy định lấy mẫu bắt buộc. Đồng thời kiểm tra toàn bộ các lô hàng hạt điều nhân. Bên cạnh đó, triển khai hệ thống quản lý rủi ro nghiêm ngặt.
Nhiều lô hàng đã bị bắt giữ tại cảng Visakhapatnamvà. Sau đó vấn đề này được đưa lên văn phòng Thủ tướng để giải quyết. Ngoài các biện pháp trên, việc quy định chỉ thông quan tại một cảng cũng là một đề xuất tốt. Bởi việc này có thể giúp quản lý quy trình xuất nhập khẩu
Khám phá các thông tin hữu ích khác tại:
Nguồn: gappingworld.com