Brazil thiếu kho lưu trữ cà phê do mức sản lượng tồn kho ngày càng tăng

7 phút, 27 giây để đọc.

Vốn là một nước dẫn đầu về ngành cà phê trên thế giới, sản lượng cà phê hằng năm của Brazil luôn nằm ở mức rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc nguồn cung ứng sản lượng quá lớn có thể dẫn đến một số vấn đề bất cập. Điển hình là về khả năng lưu trữ sản lượng cà phê Brazil bội thu trong mỗi niên vụ. Mặc dù sở hữu khá nhiều kho cà phê song Brazil vẫn gặp phải tình trạng thiếu nơi lưu trữ và bảo quản mặt hàng nông sản này. Điều đó có thể kéo theo một số hậu quả như việc vận chuyển, cung ứng hàng hoá gặp nhiều khó khăn và dễ trễ hẹn với đối tác. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê của Brazil.

Brazil bội thu trong niên vụ cà phê năm 2020

Brazil là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới. Quốc gia Nam Mỹ thường có sản lượng Arabica theo chu kỳ năm được năm mất. Năm 2020 là năm cho sản lượng được mùa. Nông dân Brazil đã khép lại vụ thu hái 2020 cho sản lượng lớn với sản lượng Arabica tăng, ngay khi Robusta giảm.

kho cà phê
Nông dân thu hoạch một lượng lớn cà phê trong vụ mùa năm 2020

Theo Conab, sản lượng Arabica đạt 43.7 triệu bao cho hầu hết các loại cà phê Arabica. Con số tăng hơn so mức dự kiến biên độ 43.2 – 45.98 triệu bao của Conab vào tháng 1.Sản lượng Robusta chỉ 14.25 triệu bao,giảm 5.1%. Mức này thấp hơn biên độ Conab dự kiến 13.95 – 16.44 triệu bao hồi đầu năm. Nguyên nhân là do điều kiện khí hậu bất lợi tại bang Espírito Santo trong giai đoạn ra hoa của vụ mùa.

Tổng sản lượng Brazil được nông dân thu hái mang về 61.63 triệu bao vụ mùa năm nay. Con số dao động trong biên độ Conab dự kiến hồi tháng 1 mức 57.15- 62.02 triệu bao. Và nó gần bằng mức sản lượng cao vụ 2018 khu 61.66 triệu bao. Trong khi vụ năm 2019 sản lượng Brazil chỉ 49.31 triệu bao – Theo Conab.

Các kho hàng cà phê tại Brazil chật kín

Sản lượng cà phê lớn dẫn đến tình trạng các kho trữ hoàn toàn chật kín. Các xe tải tại thủ phủ cà phê của nước này phải chờ đợi nhiều ngày để có thể dỡ hàng từ một vụ sản xuất bội thu trong suốt giai đoạn nhu cầu thế giới đang suy yếu. Vấn đề chạm mức đỉnh điểm tại Franca, cách Sao Paulo khoảng 5h lái xe, nơi 90 xe tải chất đầy cà phê tắc hàng dài ngoài một nhà kho do Dinamo vận hành. Trước đó có tới 40 – 50 xe tải nhưng vẫn nhanh chóng thiếu. Giám đốc tại Dinamo cho biết: “Chúng tôi đã tiến rất sát mức hoạt động toàn công suất”. Thế nhưng vẫn chưa thể giải quyết tình trạng thiếu kho cũng như phương tiện vận chuyển.

kho cà phê
Các kho chứa hầu như chật kín

Có khi phải mất đến nhiều ngày thì các xe tải  mới có thể dỡ hàng được. Ngay cả khi nhà kho đã vận hành thêm 2h mỗi ngày và cả vào cuối tuần. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các nhà kho của Dinamo tại Machado. Bên cạnh đó còn các nhà kho khác tại Mina Gerais và Sao Paulo. Đây đều là những bang sản xuất cà phê lớn nhất của Brazil. “Tôi chưa từng chứng kiến tình trạng này”, ông Levy cho biết. Các nhà sản xuất sẵn sàng bán ra. Họ tìm kiếm nơi có thể vận chuyển hàng hóa tới. Đối với các nhà xuất khẩu, đây là một tình trạng khó khăn. Một sản lượng lớn cà phê được thu mua vẫn chưa tìm được nơi để xuất khẩu.

Nguyên nhân thiếu kho trữ cà phê

Giá cà phê ngày càng cao hơn khi tính bằng đồng nội tệ. Dẫn đến tình trạng sản lượng tồn kho gia tăng, các kho chật kín. Điều này khuyến khích nông dân bán ra phần lớn sản lượng thu hoạch. Thời điểm ngay lúc đại dịch khiến hàng loạt các nhà hàng, quán cà phê và dịch vụ ăn uống khác toàn cầu đóng cửa. Nhu cầu tiêu dùng của cà phê cũng giảm dần.

Hiện tại, lượng cầu của cà phê vẫn nằm ở mức yếu và đầu cơ. Thế nên các kho tư nhân tại Mỹ đều đầy chật cà phê. Thông tin được tổng hợp từ Nick Gentile, đối tác quản lý cho NickJen Capital Management tại New York. Tồn kho cà phê toàn cầu dự báo tăng lên mức cao nhất trong vòng 6 năm trong niên vụ 2020 – 21. Mức tăng tới 18% so với niên vụ trước, theo nhận định của Bộ Nông nghiệp Mỹ. “Tất cả đang sụp đổ”, theo giám đốc hãng tư vấn RR Consultoria Rural Regis Ricco Alves. Không còn đủ nơi để chứa san lượng cà phê tồn kho. Trong khi các xe vận chuyển lại mất đến 6-7 ngày để dở hàng.

kho cà phê
Nhu cầu giảm, mức tồn kho cà phê tăng

Ở khu vực bang miền nam Minas Gerais, các HTX lớn chủ yếu dự trữ cà phê trong các bao silo ngoài kho ngoại quan. Mục đích để đáp ứng nhu cầu bảo quản, ông Alves trả lời phỏng vấn. Các lái xe tải đang thu phí gấp đôi để nhận vận chuyển cà phê. Sở dĩ chi phí vận chuyển gia tăng đáng kể là do thời gian chờ hàng lâu.

Giá cà phê Brazil biến động

Trong mùa vụ năm 2020 vừa rồi, nông dân trồng cà phê đạt được doanh ở mức cao kỷ lục. Mức sản lượng chạm mốc 60% tổng sản lượng.Niên vụ này được ước tính đạt 68,1 triệu bao, theo hãng tư vấn Safras & Mercado. Khoảng 41 triệu bao đã được giao tới cho người mua. Phần lớn trong số này đang hướng đến các nhà kho thương mại.

kho cà phê
Doanh số cà phê năm 2020 đạt mức kỷ lục

Bên cạnh đó, mức giá của cà phê cũng có sự thay đổi. Giá trong tương lai tiếp tục trải qua đợt giảm mạnh nhất trong 1 thập kỷ trên sàn giao dịch ICE Mỹ. Đó là do triển vọng thời tiết tốt đẩy sản lượng cà phê Brazil tăng cao. Dẫn đến một số quỹ bán mạnh. Hồi đầu tháng 9, giá cà phê tương lai tăng gần 40% so với mức thấp chạm vào cuối tháng 6.

Xuất khẩu suy giảm

Mặc dù mức doanh số đạt được khá cao nhưng sản lượng xuất khẩu lại có dấu hiệu suy giảm. Bắt đầu từ vụ thu hoạch vào tháng 7. Nguyên nhân là do các vấn đề logistics. Trong đó bao gồm hạn chế nguồn cung containers rỗng, theo Carlos Alberto Fernandes Santana, giám đốc tại Empresa Interagricola SA, một nhánh của nhà giao dịch Ecom Agroindustrial Corp. Việc thiếu xe containers ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu cà phê sang các nước khác.

kho cà phê
Xuất khẩu suy giảm do thiếu nguồn cung containers rỗng

Minasul, một HTX nông nghiệp tại Minas Gerais, giao cà phê trực tiếp tới người dùng cuối cùng. HTX này cùng nằm trong nhóm các nhà xuất khẩu gặp vấn đề khó khăn. Cụ thể là trong việc đặt chỗ trên các tàu containers tại cảng Santos. Đây vốn là nơi mà phần lớn cà phê Brazil sẽ được xuất đi.

Minas Gerais gặp khó khăn khi đặt chỗ trên tàu containers tại cảng Santos để xuất khẩu cà phê

HTX này giảm xuất khẩu cà phê tới 20% trong tháng 9 so với kế hoạch đề ra, theo chủ tịch HTX Jose Marcos Magalhaes. “Thời gian chậm trễ giao hàng lên tới 15 ngày. Họ còn yêu cầu thêm 1 tuần thì mới có thể đưa cà phê ra khỏi được các nhà kho”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn. “Doanh số hợp đồng mới ngưng trệ. Trừ khi người bán vẫn còn chỗ trong nhà kho để chứa hạt cà phê thêm 10 – 12 ngày nữa”. Nhưng tình hình nhà kho lại không khả quan mấy.

Xem thêm những bài viết khác tại:

Nguồn: gappingworld.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết