Thái Lan mang trái cây “lấn sân” Trung Quốc bằng đường sắt biên giới

5 phút, 43 giây để đọc.

Thái Lan được xem là một trong những “gã khổng lồ” của ngành sản xuất trái cây toàn cầu. Nằm trong khu vực nhiệt đới, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại Thái Lan  thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại trái cây tươi ngon.  Phần lớn các loại trái cây trồng tại Thái Lan đều đáp ứng nhu cầu cao của các nước trên thế giới. Sở dĩ chúng được phổ biến và ưa chuộng như thế là nhờ năng suất sản xuất và chất lượng đều đạt chuẩn. Đặc biệt là sầu riêng và măng cụt. Đây là hai trong số những loại trái cây mang giá trị kinh tế cao cho Thái Lan. Mới đây, trái cây Thái Lan tiếp tục “lấn sân” vào Trung Quốc – thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới thông qua tuyến đường sắt xuyên biên giới.

Giao thương Thái – Trung trong ngành trái cây

Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu một lượng trái cây rất lớn. Thái Lan lại là một nguồn cung vô cùng dồi dào. Thế nên, việc thiết lập giao thương giữa hai nước trong ngành này là chuyện sớm muộn. Hiện nay, Thái Lan đang xuất khẩu 22 loại trái cây chính sang Trung Quốc. Tổng kim ngạch đạt khoảng 10 tỷ bạt/năm. Trong đó, nhãn, măng cụt và đặc biệt là sầu riêng. Đây đều là những loại quả rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc

trái cây Thái Lan
Sầu riêng Thái Lan là loại trái cây được ưa chuộng nhất tại Trung Quốc

Hai quốc gia đã ký kết thành công thỏa thuận chia sẻ nguồn gốc xuất xứ danh mục các nhà vườn và nhà máy đóng gói trái cây. Thoả thuận hiệu lực đối với nhóm trái cây gồm: xoài, sầu riêng, nhãn, vải thiều và măng cụt. Ngược lại, phía Trung Quốc cũng đang tiến hành các bước tương tự đối với trái cây xuất khẩu sang Thái Lan. Cả hai nước đều nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của trái cây thương mại. Theo đó, nếu có bất kỳ vi phạm nào liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn, nguồn gốc lô hàng xuất khẩu hoặc chứa mầm bệnh hay hóa chất sẽ đều bị trả lại kèm theo lệnh ngừng nhập khẩu cho đến khi nào vấn đề được khắc phục.

Trái cây Thái Lan “vượt biên” sang Trung Quốc bằng đường sắt

Trái cây Thái Lan vốn đã xâm nhập thành công thị trường Trung Quốc. Thế nhưng, việc vận chuyển bằng đường sắt xuyên biên giới là lần đầu tiên. Chuyến tàu chở 196,99 tấn măng cụt Thái Lan trị giá 3,447 triệu NDT (486.700 USD). Ngoài ra còn có 34,56 tấn sầu riêng Thái Lan trị giá 933.000 NDT (132.000 USD). Lô hàng đã cập cảng đường sắt Bằng Tường tại tỉnh Quảng Tây vào tháng 5/2020. Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc lần đầu tiên trái cây Thái Lan thâm nhập vào Trung Quốc thông qua dịch vụ đường sắt xuyên biên giới mới. Loại hình vận chuyển này có thể sẽ ngày càng chuyên dụng hơn trong thời gian tới.

Khi cập cảng, lô hàng này được tiến hành kiểm tra và kiểm dịch. Sau khi hoàn tất, lượng trái cây này được phân phối vào nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Từ tháng 6/2020, xấp xỉ 4.000 tấn trái cây Thái Lan sẽ cập cảng đường sắt Bằng Tường hàng tháng qua kênh này.

trái cây Thái Lan
Măng cụt và sầu riêng Thái Lan nằm trong lô hàng lần đầu cập cảng Trung Quốc bằng tàu xuyên biên giới

Việc bảo quản trái cây trong quá trình vận chuyển rất quan trọng. Măng cụt và sầu riêng lại rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ trong trung chuyển. Vấn đề này được giải quyết bởi công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nam Ninh Trung Quốc. Công ty sẽ chịu trách nhiệm cho vận tải đường sắt. Biện pháp bảo quản là sử dụng các container đông lạnh. Chúng sẽ giúp đảm bảo chất lượng trái cây được bảo quản ở mức cao nhất. Một luồng xanh đã được thiết lập tại Cảng Đường sắt Bằng Tường để tăng hiệu quả thông quan. Nhờ đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành trái cây. Thời gian vận chuyển được rút ngắn đáng kể.

Đôi nét về cảng Đường sắt Bằng Tường

Bằng Tường là một thị xã nằm ở tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Cảng Đường sắt Bằng Tường được xem là cầu nối giao thương chính giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Nơi đây còn trực tiếp kết nối hệ thống đường sắt của Trung Quốc với Việt Nam. Bằng cách thiết lập mạng lưới đường sắt kết nối mới, các nước khác trong khu vực cũng có thể xuất khẩu trái cây nhiệt đới sang thị trường Trung Quốc thông qua Việt Nam.

trái cây Thái Lan
Vận chuyển trái cây bằng đường sắt xuyên biên giới sẽ là loại hình chuyên dụng

Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt đây là cảng thông quan chính thức cho nhập khẩu trái cây từ tháng 2/2020. Từ đó, thương mại trái cây xuyên biên giới đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh. Trong 4 tháng đầu năm 2020, xấp xỉ 4.420 tấn trái cây đã được nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua cảng này. Tổng trị giá khoảng 25,91 triệu NDT (3,659 triệu USD). Trong đó bao gồm thanh long, mít và xoài. Thái Lan cũng thành công kết nối với cảng thương mại để xuất khẩu lô hàng trái cây sang nước này.

Các loại trái cây Thái Lan được nhập khẩu Trung Quốc 

Tính đến nay, có tổng cộng 22 loại trái cây của Thái Lan được phép nhập khẩu vào Trung Quốc. Bao gồm: Me (Tamarindus indica), mãng cầu dai (Annona squamosa), đu đủ (Carica papaya), khế (Averrhoa carambola), ổi (Psidium guajava), chôm chôm (Nephelium lappaceum), quả roi (Syzygium samarangense), mít (Artocarpus heterophyllus), quả bòn bon (Lansium parasiticum), dứa (Ananas comosus), quả hồng xiêm (Manilkara zapota), chuối (Musa sp.), chanh dây (Passiflora caerulea), dừa(Cocos nucifera), nhãn (Dimocarpus longan), sầu riêng (Durio zibethinus), xoài (Mangifera indica), vải (Litchi chinensis), măng cụt (Garcinia mangostana), quýt hồng (Citrus reticulata), cam (Citrus sinensis), bưởi (Citrus maxima). Trái cây Thái Lan đang ngày càng mở rộng tại thị trường Trung Quốc. Đặc biêt, sầu riêng Thái Lan được ưa chuộng nhất.

Xem thêm các bài viết khác tại:

Nguồn: gappingworld.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết