Giúp nhà nông đánh bại sâu cuốn lá nhỏ ở cây lúa

5 phút, 4 giây để đọc.

Hiện nay, lúa chiếm diện tích đất trồng lớn nhất trong tất cả các loại lương thực ở nước ta. Bởi lúa là môt trong những loại lương thực chủ yếu đối với dân số nước ta và toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những sản lượng lúa thu hoạch được mỗi năm thì số lượng sâu bệnh đe dọa lúa cũng không suy giảm đi bao nhiêu. Chính vì vậy, JIA lại cung cấp thêm cho bà con thông về cách nhận dạng bệnh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa và cách phòng tránh. Nhằm giúp bà con có thể kịp thời giải cứu sản lượng lúa và tăng thu nhập.

Cách nhận biết bệnh sâu cuốn lá nhỏ

Căn bệnh này thường gặp trên lúa, có thể lan thành dịch bệnh. Hiện nay ở nước ta sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có 3 loại. Đó là M.patnalis, Cnaphalocrocis medinalis và Marasmia exigua. Khi chúng xuất hiện thường gây thành dịch lớn và làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất lúa. Chúng thường xuất hiện ở giai đoạn đẻ nhánh và đòng đến trổ.

sau cuon lá
Bệnh sâu cuốn lá nhỏ thường gặp trên lúa

Sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài. Các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng làm giảm diện tích quang hợp. Đặc biệt là trên lá đòng hoặc lá công năng sẽ làm giảm năng suất rõ rệt.

Lá lúa bị những con sâu hại cuốn thành bao. Chúng sống trong đó và ăn phần nhu mô, chỉ còn lại lớp biểu bì. Những khu bị sâu cuốn lá thường bị xơ xác, lá bạc trắng.

Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá

Nhộng có màu vàng – nâu đậm. Ta thường thấy chúng trong các lá bị cuốn.

Ngài: mép trước của cánh trước có màu nâu vàng, có hai vệt xiên màu nâu đen từ trên mép cánh xuống 2/3 cánh.

Trứng: Hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng.

Sâu non: Sâu non có 5 tuổi, mới nở có màu trắng trong. Phần đầu có màu nâu đen. Khi lớn đầu có màu nâu sáng. Cơ thể chuyển màu xanh lá mạ – màu vàng.

Vòng đời và đặc điểm gây hại

Vòng đời của sâu kéo dài từ 28 – 36 ngày. Thời gian đẻ trứng: 6 – 7 ngày. Sâu non: 14 – 16 ngày. Nhộng: 6 – 7 ngày. Trưởng thành sống: 2 – 6 ngày.

Ngài trưởng thành hoạt động đẻ trứng về đêm, ban ngày ẩn nấp, có xu tính mạnh với ánh sáng, con cái mạnh hơn con đực. Ngài thường tìm những ruộng xanh tốt để đẻ trứng, mỗi con cái có thể đẻ trên 100 quả trứng, rải rác trên lá lúa.

Vòng đời của sâu cuốn lá
Vòng đời của sâu cuốn lá hại lúa

Sâu non có 5 tuổi: Tuổi 1 rất linh hoạt có thể bò khắp trên lá, chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc bao lá cũ. Tuổi 2, 3 trở đi nhả tơ để khâu 2 mép lá cuốn thành tổ nằm trong đó gây hại. Sâu có khả năng di chuyển ra khỏi bao cũ để phá hại lá mới. Mỗi con sâu non có thể phá hại từ 5 -9 lá, thời gian di chuyển thường vào buổi chiều (từ 6 giờ – 9 giờ tối). Ngày trời mưa hoặc râm mát thì có thể di chuyển bất cứ lúc nào trong ngày. Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao bò xuống gốc lúa. Bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng hoặc hoá nhộng ngay trong bao cũ.

Các phương pháp phòng trừ sâu cuốn lá 

Biện pháp canh tác, sinh – hóa

Canh tác, kỹ thuật: làm sạch cỏ dại và cệ sinh đồng ruộng sạch sẽ . Điều chỉnh mật độ cấy phù hợp. Bón phân cân đối, hợp lý. đặc biệt bón phân đạm vừa phải.

Biện pháp sinh học:Chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ Trichogramma sp., nấm… Ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm, các loài ăn thịt…

Biện pháp hóa học: Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate 2.5EC… phun khi sâu còn tuổi 1-2. Nhưng đối với sâu trưởng thành cần phá bao lá trước khi phun để có hiệu quả.

Thời điểm phun thuốc thích hợp nhất

Sâu cuốn lá nhỏ phát triển phụ thuộc vào sự sinh trưởng của trà lúa. Trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa cấy ở các thời vụ khác nhau thì trứng sâu cuốn lá nhỏ nở rộ cũng ở các thời điểm khác nhau. Những ruộng lúa cấy trước, ruộng lúa thừa đạm, lá xanh đen. Hay những ruộng gần khu dân cư, gần đường quốc lộ, khi trời tối sẽ có nhiều ánh sáng. Nên mật độ bướm sẽ cao hơn, trứng sâu cũng nở sớm hơn.

Phun sau khi ngớt bướm 2 – 3 ngày (thăm đồng 2 ngày/lần, xua ngọn lá lúa kiểm tra thấy mật độ bướm giảm đột ngột so với thời điểm bướm ra rộ). Khi lúa xuôi trái, sâu cuốn lá nhỏ không phá hại nữa. Mặc dù mật độ bướm rất cao trước đó.

Chỉ phun trừ sâu Cuốn lá nhỏ trên những diện tích có mật độ sâu non đến ngưỡng phòng trừ (từ 50 con/m2 trở lên đối với giai đoạn đẻ nhánh, từ 20 con/m2 trở lên đối với giai đoạn làm đòng).

Trên đây là cánh nhận biết cũng như các phương pháp phòng trừ sâu cuốn hại lúa cho bà con tham khảo.

nguồn: huucomientrung.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu và phòng ngừa căn bệnh thán thư trên hoa họ cúc

Hoa họ cúc là một loại hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau. Đối với các nước trên thế …
Xem Chi Tiết

Bệnh rỉ sắt – một trong những căn bệnh phổ biến ở hoa hồng

Bệnh rỉ sắt là bệnh khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng và hoa hồng cũng không ngoại lệ …
Xem Chi Tiết

Bệnh đốm đen vi khuẩn gây ra tác hại không nhỏ đến cà chua

Cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A. Đặc biệt là giàu lycopeme tốt …
Xem Chi Tiết

Giải pháp cứu thoát cây ngô (bắp) khỏi bệnh phấn đen

Ngô (bắp) là loại hạt ngũ cốc giàu chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bắp …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông đánh bại sâu cuốn lá nhỏ ở cây lúa

Hiện nay, lúa chiếm diện tích đất trồng lớn nhất trong tất cả các loại lương thực ở nước ta …
Xem Chi Tiết

Cứu chữa sản lượng khoai tây khỏi căn bệnh héo vàng

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết
Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Hiện nay, chim bồ câu pháp là giống vật nuôi đươạ ưa chuộng. Bởi giá trị kinh tế mà nó …
Xem Chi Tiết