Cỏ dại luôn là kẻ thù hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Nhưng khi đã hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ chăm sóc tốt cho cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ thích hợp. Từ đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất. Đồng thời làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Vậy làm sao để hiểu biết về cỏ dại? Và làm cách nào để có thể đánh đuổi những kẻ gây phiền nhiễu dai dẳng này? Bà con hãy cùng JIA tìm hiểu những thông tin ấy dưới bài viết này nhé!
Phân loại cỏ dại
Cỏ dại có rất nhiều loài với nhiều đặc tính rất khác nhau. Dựa vào những đặc tính này, chúng ta có thể phân loại cỏ dại theo nhiều cách.
Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng: cỏ hàng năm và cỏ lău năm.
Cỏ hàng năm: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng.
Cỏ lâu năm: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất. Có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh.
Phân loại theo hình thái: cỏ một lá mầm và 2 lá mầm
Cỏ một lá mầm: lá hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn nông. Đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi khác. Cụ thể như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn.
Cỏ hai lá mầm: lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm. Rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài.
Việc cần làm trước khi bắt đầy vụ mùa
Trước hết cần tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho cả người kinh doanh và người sử dụng. Hiểu rõ hơn về tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt là thuốc trừ cỏ. Có thể tuyên truyền trên các kênh truyền hình, truyền thanh, các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ, tờ rơi…
Các cơ quan chức năng nên vào cuộc kiểm tra phát hiện doanh nghiệp buôn bán thuốc đã nằm trong danh mục cấm sử dụng. Trong canh tác lúa cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để giúp cây lúa khỏe. Làm lấn át sinh trưởng của cỏ dại. Cụ thể như chú trọng khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng, điều tiết nước, chăm bón…
Phòng trừ cỏ dại
Xử lý ruộng đất sạch sẽ
Cần làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng tốt… có thể làm chôn vùi và thối hạt cỏ, gốc cỏ.
Xử lý tàn dư trên đồng ruộng: Sau thu hoạch lúa xuân, tranh thủ rắc các chế phẩm sử lý rơm rạ. Đối với vụ mùa sau thu hoạch tiến hành cày ải sau đó ngâm dầm sẽ giúp cỏ dại. Rơm rạ phân hủy nhanh hơn, làm phân hữu cơ bón trở lại đất. Đồng thời nhờ hoạt động của các vi sinh vật có ích sẽ bổ sung được dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Giúp cây lúa khỏe, sinh trưởng nhanh át cỏ dại.
Vấn đề điều tiết nước cho cây lúa rất quan trọng. Giai đoạn đầu vụ, khi vừa gieo cấy, lúa chưa kịp phát triển, dinh dưỡng để dư thừa, ánh sáng nhiều, nếu ruộng không có nước, kết hợp làm đất không kỹ cỏ sẽ mọc nhanh, nhất là ruộng lúa gieo thẳng. Vì vậy đối với lúa gieo thẳng cần giữ ẩm đến khi cây lúa được trên 2 lá có thể cho nước láng chân ruộng, tuyệt đối không được để ruộng khô hạn. Ruộng lúa sau cấy giữ mực nước nông từ 1-3 cm.
Chú ý các phương thức gieo cấy
Áp dụng cấy với mật độ hợp lý, cây lúa sinh trưởng tốt. Tận dụng tối đa ánh sáng, dinh dưỡng, đảm bảo năng suất, hạn chế cỏ dại.
Việc bón phân cân đối, vừa đủ sẽ hạn chế lượng dư thừa. Cắt nguồn dinh dưỡng của cỏ dại. Khi cây lúa sinh trưởng khỏe sẽ lấn át sự phát triển của cỏ dại (đặc biệt giai đoạn đầu vụ).
Chỉ sử dụng thuốc trừ cỏ khi thật cần thiết và lựa chọn những loại thuốc có nguồn gốc. Thời hạn sử dụng rõ ràng, hiệu lực phù hợp với từng đối tượng. Từng bước tiến dần đến sử dụng thuốc cỏ sinh học được chiết suất từ cây cỏ, thảo dược. Khi sử dụng thuốc trừ cỏ phải nghiêm túc thực hiện theo quy tắc 4 đúng. Tổ chức thu gom, sử lý bao bì theo đúng quy định.
Từng bước chuyển sang sản xuất lúa hữu cơ để đảm bảo có sản phẩm sạch. Đồng thời duy trì môi trường sinh thái bền vững. Tăng cường quản lý khâu cung ứng thuốc cho bà con nông dân để tránh các hành vi phun thuốc quá liều.
Nguồn: huucomientrung.com.vn