Các biện pháp giúp “cách ly” sâu tơ hại rau cho nhà nông

4 phút, 44 giây để đọc.

Sâu tơ tuy chỉ là loài sâu nhỏ nhưng lại khiến các nhà nông đều đau đầu. Đặc biệt món ăn khoái khẩu của chúng là các loại rau như su hào, bắp cải, cải ngọt, súp lơ, cải bẹ xanh… Chúng thường sinh trưởng rất nhanh. Các giai đoạn phát triển của chúng đều góp phần làm hư hại rau mùa của người nông. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phòng tránh các sâu tơ hại rau này. Đừng lo lắng, các nhà nông hãy cùng JIA tham khảo các biện pháp “cách ly” sâu tơ gây hại cho rau dưới đây nhé!

Đặc điểm hình thái của sâu tơ

Ngài sâu tơ có chiều dài từ 06 – 07 mm, sải cánh rộng 12-15mm màu nâu xám. Trên cánh có dải màu trắng (ngài đực) và dải màu vàng (ngài cái) chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh. Mép ngoài có lông nhỏ dài mịn, khi đậu cánh áp sát thân. Hai cạnh của cánh sau có rìa lông rất dài, đuôi cánh hơi nhô lên cao. Râu đầu dài từ 03 – 3,5 mm và luôn đưa tới trước rất linh hoạt. Mỗi con cái có thể đẻ từ 50 – 200 trứng.

Trứng hình bầu dục màu vàng xanh nhạt, dài khoảng 4-5mm. Trứng đẻ rời rạc ở mặt dưới lá, gần gân chính và nở trong vòng 03 – 04 ngày.

Vòng đời của sâu tơ hại rau
Vòng đời của sâu tơ hại rau

Sâu non màu nhạt, đẫy sức dài 9-10mm. Thân phình to ở giữa, hai đầu nhọn, thân chia đốt rõ ràng. Sâu non có 04 tuổi, có thời gian phát triển vào khoảng 11-15 ngày và nếu nhiệt độ thấp có thể lên tới 18 – 20 ngày. Sâu non đẫy sức dài từ 08 – 11 mm và hóa nhộng ngay trên lá rau.

Khi mới hình thành nhộng có màu xanh nhạt, dài 5-6mm. Khoảng 02 ngày sau biến thành màu vàng nhạt, có chiều dài từ 05 – 07 mm và được bao bọc bằng các sợi tơ. Thời gian phát triển của nhộng khoảng từ 05 – 10 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Sau khi vũ hóa 02 – 03 ngày, ngài đẻ trứng. Ngài giao phối và đẻ trứng vào lúc chiều tối, ban ngày lẫn trốn ở mặt dưới lá hay ở những nơi kín đáo trong ruộng rau.

Đặc điểm gây hại của sâu tơ

Sâu non mới nở bò lên mặt lá gặm biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn ngoèo. Sâu từ tuổi 02 bắt đầu ăn thịt lá để lại lớp biểu bì tạo thành những vết trong mờ.

Sâu trưởng thành ăn toàn bộ biểu bì lá làm lá thủng lỗ chỗ, giảm năng suất và chất lượng rau. Khi mật độ sâu cao, vườn rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá. Sâu thường nhả tơ buông mình xuống đất khi bị vật khác động vào nên còn được gọi là “sâu dù”.

Sâu trưởng thành ăn toàn bộ biểu bì lá làm lá thủng lỗ chỗ
Sâu trưởng thành ăn toàn bộ biểu bì lá làm lá thủng lỗ chỗ

Trưởng thành sâu tơ hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ngài hoạt động mạnh nhất từ chập tối đến nửa đêm. Mỗi ngài cái đẻ trung bình 50-400 quả trứng. Trứng được đẻ phân tán hay thành cụm dưới mặt lá, hai bên gân lá hay chỗ lõm dưới lá.

Sâu non có 4 tuổi, sâu mới nở sống tập trung, từ tuổi 2 trở đi sâu ăn thịt lá để lại biểu bì tạo thành các đốm trong mờ. Ở tuổi lớn sâu bắt đầu ăn mạnh làm thủng lá chỉ chừa lại gân lá. Vậy nên cần phải có những phương pháp phòng trừ đúng cách.

Một số cách phòng trừ sâu tơ hại rau chủ yếu

Hiện nay có 2 biện pháp để phòng ngừa sâu tơ gây hại. Đó là biện pháp sinh học và hoá học. Hơn nữa để phòng trừ sự phát sinh gây hại của sâu tơ cần thực hiện một số biên pháp sau:

Biện pháp canh tác

Bố trí thời vụ thích hợp.

+ Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa, ngô,… nên trồng xen với cây họ cà, hành, tỏi,…để xua đuổi trưởng thành đến đẻ trứng.

+ Nên tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để ngăn cản việc giao phối của trưởng thành và rửa trôi bớt trứng, sâu non.

+ Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non…

Nên tưới rau bằng vòi phun mưa
Nên tưới rau bằng vòi phun mưa

Biện pháp sinh học

Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi (nhện, bọ rùa, chuồn chuồn cỏ). Nhóm ong ký sinh (ong cự loài Diadegma sp., ong kén nhỏ loài Cotesia sp). Ngoài ra có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón thúc cho rau để cây có chất dinh dưỡng chống lại các loại sâu bệnh hiện nay

Dùng bẫy pheromone thích hợp để diệt sâu tơ trưởng thành.
Dùng bẫy pheromone thích hợp để diệt sâu tơ trưởng thành.

Biện pháp hóa học

Cần sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc như: Silsau super 1.9,3.5EC; Tasieu 1.9EC; 5WG; TC-Năm sao 20EC, 35EC; Reasgant 3.6EC.. Để khắc phục trường hợp sâu tơ có khả năng kháng thuốc nhanh.

Nguồn: huucomientrung.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông

Trồng ngô sinh khối hẳn không còn quá xa lạ đối với các khu vực làm nông nghiệp. Đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc chôm chôm không bị khô lá khi bị ngập mặn

Chôm chôm là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; và được trồng rất nhiều ở khu vực …
Xem Chi Tiết

Phương pháp trồng mùi tàu giúp phát triển tốt vào mùa mưa

Mùi tàu có thể trồng tất cả các mùa trong năm; thế những thời gian để cho mùi tàu phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết