Bắp cải hay cải bắp là một loại rau chủ lực trong họ Cải, phát sinh từ vùng Địa Trung Hải. Đây là một loại rau được ưa chuộng ở Việt Nam, đặc biệt là vào mùa đông ở xứ Bắc. Chúng luôn xuất hiện trong các bữa cơm của gia đình Việt. Loại rau này cung cấp cho người dùng nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bắp cải cũng là một trong những đối tượng bị tấn công bởi bệnh gân đen. Làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Do vậy, ta cần phải nhận biết và có biện pháp phòng tránh căn bệnh này.
Nguồn gốc bệnh gân đen
Bệnh gân vàng lá đen gân hại rau họ hoa thập tự, còn được gọi là bệnh đen gân hay bệnh tắc mạch dẫn. Bệnh vàng lá đen gân do vi khuẩn X.campestris gây ra. Bệnh có thể lây nhiễm trong bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây và tồn tại trong hạt giống.
Đây là bệnh khá phổ biến và được coi là bệnh quan trọng nhất trên cây rau họ thập tự. Bệnh làm cháy lá, giảm trọng lượng của cây ký chủ. Làm ảnh hưởng đến ăng suất của cây trồng. Bệnh lần đầu tiên được mô tả bởi nhà thực vật học và côn trùng học Harrison Garman tại Lexington, Kentucky, Hoa Kỳ vào năm 1889. Năm 1983, bệnh được phát hiện tại Thái Lan. Từ đó căn bệnh này được ghi nhận có mặt tại 85 quốc gia khắm châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh gân đen
Triệu chứng: Bà con cần quan sát cẩn thận lá bắp cải để nhận biết bệnh. Đầu gân lá bị xanh đen, mô lá vàng, bó mạch dẫn bị thâm đen. Có dịch nhầy vi khuẩn trên lát cắt nhưng không gây hiện tượng thối nhũn. Cây nhiễm bệnh có các triệu chứng điển hình dạng chữ V, với mũi nhọn hướng về phía cuống lá ( gân chính )
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh gân đen do vi khuẩn Gram âm Xanthomonas campestris pv. campestris gây ra. Chúng có hình gậy ngắn, kích thước 0,4 – 0,5 * 0,7 – 3 micromet, chuyển động. Ban đầu khi các mô bị nhiễm bệnh, sẽ chuyển từ màu xanh nhạt ,vàng ,nâu vàng. Bệnh xuất hiện ở mọi giai đoạn sinh trưởng, làm đen mạch dẫn ở thân, rễ…
Sự xâm nhập của vi khuẩn này tạo cơ hội cho các vi khuẩn thối nhũn khác xâm nhập. Cụ thể như Erwinia carotovora hoặc pseudomonas margilis. Vi khuẩn tồn tại trong hạt giống và tàn dư cây bị bệnh. Là loài có khả năng tồn tại trong đất, xâm nhập qua các vết thương. Như các sẹo lá, vết thương do côn trùng, vết thương cơ học, vi khuẩn có thể xâm nhập qua các lỗ khí khổng ở mép lá, lá cây bị héo
Bệnh nhiễm nặng hơn trong điều kiện có mưa và nhiệt độ từ 25-35oC. Bệnh lây nhiễm từ cây bệnh sang cây mạnh trong khi vận chuyển sau thu hoạch hoặc trong khi tồn trữ.
Biện pháp phòng trừ
Dọn các tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch và vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo vụ mùa mới. Luân canh với cây không thuộc họ thập tự (3-4 năm). Diệt cỏ dại họ thập tự (là dạng nguồn bệnh của vi khuẩn).
Gieo trồng bằng hạt giống khỏe sạch bệnh, sử lý hạt bằng thuốc hóa học, hoặc nước 54 độ trong vòng 15 – 30 phút trước khi gieo. Phòng trừ côn trùng cơ giới. Tăng cường kali. Thêm vào đóm trước khi trồng bón thêm hàm lượng phân bón hữu cơ, giúp cây phát triển tốt hơn.
Nguồn: huucomientrung.com.vn
Tìm hiểu các cách phòng bệnh khác tại Phòng bệnh cây trồng