Ngoài những căn bệnh liên quan đến lá, hoa, cây,..thì dâu tây còn có căn bệnh liên quan đến quả – bệnh mốc xám. Căn bệnh này cũng là một trong những tác nhân gây hại lớn. Nó khiến cho năng suất và chất lượng của cây bị giảm đáng kể. Bệnh thường tấn công vào giai đoạn quả chín, khiến cho các nhà vườn trở tay không kịp. Câu hỏi đặt ra là làm sao để biết và kịp thời ứng cứu cho cây? Vì vậy, bà con hãy cùng JIA tìm hiểu về các triệu chứng và phòng trừ giúp đánh bại căn bệnh này nhé!
Vài nét về dâu tây
Theo bách khoa toàn thư, Dâu tây có tên khoa học Fragaria hay còn gọi là dâu đất. Là 1 chi thực vật hạt kín và loại thực vật có hoa thuộc họ hoa hồng. Cho ra quả được nhiều người ưa chuộng và yêu thích. Cây dâu tây xuất xứ từ Châu Mỹ và được các nhà vườn cho lai tạo ra nhiều giống dâu tây khác nhau được trồng tại rất nhiều nơi trên thế giới.
Cây dâu tây là cây thân thảo phù hợp phù hợp với những vùng đất có không khí lạnh quanh năm như Mộc Châu, Sapa, Đà Lạt….. Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 10-25oC. Những nơi có độ cao khoảng 600-800m so với mực nước biển, đất đai màu mỡ…Quả dâu tây có màu đỏ tươi nếu được trồng nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Đồng thời áp dụng cách chăm sóc dinh dưỡng chính xác sẽ cho ra trái dâu tây to, chín mọng mang nhiều dưỡng chất thiết yếu.
Triệu chứng của bệnh mốc xám
Bệnh mốc xám hoành hành chủ yếu ở giai đoạn quả chín do nấm Botrytis cinereal gây nên. Trong điều kiện ẩm ướt bệnh có thể gây hại nghiêm trọng. Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng xuất hiện, sau đó lan rộng cả trái và phủ một lớp mốc xám. Hoa và trái non cũng có thể bị nhiễm bệnh và làm cho trái bị khô. Nhiệt độ tích trữ trái dâu đã thu hoạch càng cao thì mầm bệnh nhanh chóng lây lan.
Nguyên nhân gây nhiễm bệnh: Mầm bệnh có thể xuất phát từ lá, trái bị nhiễm bệnh còn xót lại trên ruộng và lây lan bởi gió. Ngoài ra mầm bệnh cũng có thể đến từ bên ngoài ruộng nhưng điều đó không quan trọng. Bệnh mốc xám phát triển rất mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao và bề mặt luống ẩm ướt trong điều kiện thời tiết mùa mưa. Bà con nên quan sát kĩ để nhận thấy các dấu hiệu của bệnh.
Các cách phòng trừ
Cây bệnh cần được đốt hoặc chôn xa đồng ruộng. Kể cả các tàn dư cũng cần được thu dọn sạch sẽ. Sử dụng màn phủ bằng rơm hoặc lưới để ngăn trái không tiếp xúc với đất trồng hoặc sự ẩm ướt. Chọn đất trồng cao ráo, thoát nước tốt, lên luống cao. Bón cân đối phân bón, tăng cường Kali trong vụ mưa. Luân canh và xử lý đất trước khi trồng.
Hạn chế sử dụng hệ thống tưới phun mưa. Không tưới vào buổi giữa trưa hoặc xế chiều vì thời gian này duy trì sự ẩm ướt sẽ kéo dài. Giữ cho bề mặt luống dâu luôn được khô ráo. Trái đã thu hoạch nên bảo quản ở nhiệt độ 2 – 4oC để ngăn chặn sự sinh trưởng của nấm bệnh. Ngoài ra có thể sử dụng hóa chất liều lượng vừa phải.
Lưu ý: Trong thời gian ẩm độ đất và ẩm độ không khí cao phải rút ngắn thời gian giữa 2 lần phun. Từ 3 – 4 ngày xử lý 1 lần mới có khả năng hạn chế được bệnh. Phun kỹ vào các chùm trái, giai đoạn hoa nở rộ tránh phun xịt thuốc với nồng độ cao. Bởi sẽ làm trái dị dạng. Trong vùng đã bị kháng thuốc thì phải thay đổi và sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ nấm khác nhau. Dưới điều kiện mưa nhiều và kéo dài thì nấm bệnh rất khó kiểm soát. Vì vậy bà con nên lưu ý chăm sóc cho cây cẩn thận, kịp thời nhận biết bệnh và phòng trừ thiệt hại.
Nguồn: huucomientrung.com.vn