Doanh nghiệp Việt – nâng tầm trái cây Việt trên thị trường

8 phút, 11 giây để đọc.

Trong những năm gần đây sự phát  triển mạnh của nông sản đã thị trường này trở nên nhộn nhịp. Nhất là những cây có múi, như là cam. Đây hiện tại là một trong những loại cây bùng nổ tại các địa phương. Tuy nhiên vì vậy mà cũng xảy ra tình trạng nông sản rớt giá. Có lúc chỉ có vài nghìn đồng mà còn không có thương lái thu mua. Vậy đâu sẽ là giải pháp nâng tầm trái cây Việt của các doanh nghiệp, HTX? Hãy cùng tìm hiểu về hướng phát triển của họ trong bài viết này. 

Hướng đi mới cho hợp tác xã

Để nói về việc làm kinh tế của nhiều HTX chúng ta có thể đánh giá: Mạnh dạn, táo bạo, thậm chí có người còn bảo là liều lĩnh. Điển hình trong đó là chị Vũ Thị Lệ Thủy. Giám đốc Hợp tác xã 3T nông sản Cao Phong (3Tfarm).

Vào năm 2019, chị Thủy đã có quyết định táo bạo. Đó là đưa những quả cam của HTX thành quà tặng cao cấp. Cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã được chỉ dẫn địa lý và công nhận về chất lượng.

Chị thấy trên thị trường bày bán các sản phẩm trái cây ngoại với giá cao. Có giỏ quà từ vài trăm cho đến hàng triệu đồng. Lúc đó chị tự hỏi tại sao trái cây Việt Nam vừa ngon lại chất lượng cao lại không được làm như vậy.

Chị thấy chất lượng những trái cây Việt không thua kém. Thậm chí nhiều sản phẩm hơn cả sản phẩm nhập khẩu. Nhưng về mặt hình thức cũng như xây dựng thương hiệu chưa cao.

Trái cây Việt được nâng tầm
Trái cây Việt được nâng tầm

Chị Thủy cũng nhận thấy người sản xuất do chưa biết khai thác hết thế mạnh của sản phẩm. Họ chưa biết cách làm marketing để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Trong khi đó những người tiêu dùng Thủ đô rất cần các sản phẩm có chất lượng lại mang giá trị thẩm mỹ.

Sống trên vùng đất Cao Phong đã rất nổi tiếng với sản phẩm cam đặc sản. Chị Vũ Thị Lệ Thủy đề ra mục tiêu phải có một mặt hàng cam quả chất lượng đặc biệt để gia tăng giá trị cho sản phẩm này.

Cùng với quyết tâm giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. 3TFarm đã nâng tầm giá trị quả cam bằng cách đưa chúng trở thành những món quà tặng có chất lượng cao trên thị trường.

Nông sản Việt trở thành quà tặng cao cấp

Những quả cam được chọn làm quà tặng cao cấp 3TFarm là những sản phẩm đã được chăm sóc theo hướng hữu cơ. Khi thu hoạch, trái cam được đưa về khu sơ chế, phân loại.

Sản phẩm sẽ được chọn lọc rất khắt khe. Chỉ có khoảng từ 8-10% trong tổng sản lượng cam sản xuất ra được chọn và đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn về màu sắc, kích cỡ và chất lượng cho sản phẩm quà tặng cao cấp.

Trái cây Việt được nâng tầm nhờ canh tác hữu cơ
Trái cây Việt được nâng tầm nhờ canh tác hữu cơ

Sau khi phân loại, cam sẽ được đưa vào xưởng rửa sạch, xử lý khử trùng theo quy trình. Sau đó dán nhãn tem truy xuất nguồn gốc trên từng quả. Tiếp đó được đóng gói vào hộp quà tặng có thiết kế đẹp mắt và độc đáo.

Năm 2019, sản phẩm lần đầu tiên được đưa ra thị trường đã được khách hàng đón nhận và phản hồi tích cực. Tuy nhiên, với cá nhân chị Thủy, chị vẫn chưa hài lòng với sản phẩm đầu tay này của mình.

Chị cảm nhận vẫn chưa tiếp cận với đông đảo khách hàng nên chưa thâm nhập thị trường được sâu. Vụ cam năm nay, chị vẫn tiếp tục theo đuổi dòng sản phẩm quà tặng cao cấp.

Chị Thủy chia sẻ, chị đã có thêm kinh nghiệm về cách tiếp cận thị trường nhờ sự phản hồi tích cực từ khách hàng. Do đó, năm nay, chị Thủy sẽ thay đổi cách tiếp cận và thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm để sản phẩm có thể tiếp cận với nhiều người hơn.

Thực phẩm sạch lên ngôi

Với mỗi sản phẩm làm ra, chị Thủy tự nhận thấy mình làm thương hiệu bằng chính tình yêu với sản phẩm.  Chứ kiến thức chuyên sâu thì chưa nhiều. Chị cảm nhận được đến đâu thì làm đến đó, mặc dù cách làm còn nhiều hạn chế.

Những sản phẩm có mẫu mã thấp hơn được hợp tác xã lựa chọn bán ở các cửa hàng thực phẩm sạch.

Dòng sản phẩm này đang cung cấp một số đơn vị kinh doanh thực phẩm sạch ở nhiều địa phương như: Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh… và siêu thị Lotte mart.

Còn những quả không đạt yêu cầu về mẫu mã, hợp tác xã đưa vào chế biến như siro cam, mứt vỏ cam, bánh quy cam… với mục tiêu là tạo giá trị gia tăng trên mọi sản phẩm. Hàng sản phẩm quà tặng của hợp tác xã đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Hợp tác xã đang phấn đấu để các sản phẩm chế biến có thể đạt được 5 sao trong tương lai.

Xây dựng mục tiêu phấn đấu bằng con đường chất lượng nên HTX 3TFarm đang có trên 40 ha cam. Với 25 hộ trồng nhưng trong 5 năm tới sẽ không có sự gia tăng diện tích. Mà sẽ đầu tư để hoàn thiện tối đa quy trình sản xuất và đưa ra quy trình thống nhất.

Chị Thủy còn ấp ủ xây dựng mục tiêu khai thác du lịch nông nghiệp do đó quy trình sản xuất sẽ khác.

Doanh nghiệp Việt – tương lai mới cho ngành nông sản

Thị trường cam hiện tại

Tại Hà Giang, có những người con sinh ra và lớn lên ở mảnh đất và gia đình có truyền thống trồng cam. Trong đó có anh Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Công ty cổ phần Cam Ta gặp không ít cảnh bị các thương lái o ép về giá mỗi khi vào vụ.

Trong khi đó, không chỉ Hà Giang, mà nhiều địa phương khác, cây cam ngày càng phát triển mạnh. Cộng với thời tiết càng trở lên khắc nghiệt nên hiệu quả đến với người trồng cam không cao.

Chứng kiến và thấy được những khó khăn, vất vả đó của chính mình cũng như những người dân trồng cam. Anh Nguyễn Việt Cường không đành lòng.

Anh Cường chia sẻ, quả tươi bán với giá rất thấp. Thậm chí rất khó bán khi mà không chỉ Hà Giang mà rất nhiều địa phương khác đều đầu tư vào cây có múi, đặc biệt là cây cam.

Trái cây Việt được nâng tầm nhờ canh tác hữu cơ
Cam phát triển theo hướng chất lượng cao tại nhiều nơi

Anh Nguyễn Việt Cường đã quyết tâm đi tìm hiểu, học hỏi những món có thể kết hợp với cam. Những món có thể làm từ cam. Với ấp ủ đó, anh Cường đã mày mò, tìm hiểu và nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ cam. Như rượu cam, tinh dầu cam, mứt cam, siro cam, mật cam… Đặc biệt hơn nữa là các sản phẩm của anh đều được tỉnh Hà Giang công nhận đạt 4 sao OCOP.

Anh cũng đang nghiên cứu và đưa ra thị trường một số dòng sản phẩm từ cam. Ví dụ như: mứt vỏ cam sấy, mứt múi cam sấy dẻo… Với việc chế biến và tận dùng gần như tất cả từ quả cam. Vậy nên anh đã đầu tư vùng nguyên liệu từ sản xuất thông thường sang hữu cơ.

Tương lai anh sẽ chuyển toàn bộ 20 ha cam sang sản xuất hữu cơ. Để có được nguyên liệu cũng như sản phẩm chất lượng tốt nhất. Nhằm nâng tầm trái cây Việt.

Những tín hiệu tích cực trong phát triển sản phẩm

Bởi vì là người mới trong lĩnh vực chế biến cam nên để có thể đứng trên thị trường. Anh Nguyễn Văn Cường sẽ cần một khoảng thời gian chờ người tiêu dùng công nhận.

Tuy nhiên, từ khi sản phẩm được gắn với 4 sao OCOP, sản phẩm của anh đã có thể đến với người tiêu dùng nhanh hơn. Người tiêu dùng cũng có sự tin tưởng cao hơn khi sản phẩm đã có được chứng nhận OCOP.

Cũng chính từ việc đạt sản phẩm OCOP, anh đã phân phối cho siêu thị, kênh bán hàng online. Ngoài ra anh Cường đã liên kết được với các đơn vị cùng sản xuất sản phẩm OCOP. Để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho một số sản phẩm của họ.

Điển hình như anh đang cung cấp các sản phẩm như mứt cam cho các đơn vị sản xuất sữa. Như Amifarm Mộc Châu, sữa chua Mục Đồng (Hà Nam)… Để kết hợp, chế biến ra thêm các sản phẩm có hương vị của cam nguyên chất.

HTX Sở hữu nhiều sản phẩm chế biến từ cam, có lợi cho sức khỏe. Tết Tân Sửu này, anh Cường cho ra ý tưởng thiết kế các giỏ quà tặng. Chính từ các sản phẩm mình chế biến. Nhằm đem đến cho người tiêu dùng thưởng thức hương vị mới lạ từ những sản phẩm chất lượng.

Xem thêm các bài viết hữu ích tại đây.

Nguồn: Bnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết