Cảnh báo dâu Trung Quốc gắn mác dâu Đà Lạt, ồ ạt vào thị trường Việt

7 phút, 20 giây để đọc.

Thời gian gần đây trên địa bàn nhiều chợ dân sinh Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất hiện rất nhiều thương lái đang bày bán nhiều loại dâu tây. Được quảng cáo rầm rộ là dâu tây Đà Lạt chính hiệu, đặc sản dâu tây Đà Lạt hay dâu Đà Lạt 100% với giá vô cùng phải chăng. Hầu hết loại dâu này thu hút người tiêu dùng nhờ màu sắc đỏ sẫm đẹp mắt, đều cỡ và được đóng sẵn từng hộp.

Mặc dù được quảng cáo là dâu tây Đà Lạt, nhưng vì giá bán rẻ bèo chỉ từ 30 – 70 ngàn đồng mỗi kg. Loại dâu này đang bị nghi ngờ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang ồ ạt tràn và thị trường Việt Nam. Quý bà con hãy đến với thông tin ghi nhận của bảng tin thị trường nông sản ngày hôm nay, để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bắt giữ hàng loạt nhiều tải chở dâu Trung Quốc “đội lốt” dâu Đà Lạt

Vừa qua Công an TP.Đà Lạt phát hiện, tạm giữ 1 xe tải chở gần 2 tấn dâu tây Trung Quốc. Lô hàng này có giấy tờ nhập khẩu từ cửa khẩu Hà Khẩu (TQ) qua Lào Cai với số lượng 10 tấn. Theo lời khai của chủ hàng thì giá dâu được mua lại với giá  50.000 – 60.000 đồng/kg. Nhưng chứng từ mua hàng trên hóa đơn chỉ thể hiện giá mua 5.000 đồng/kg.

Dâu Trung Quốc đội lốt dâu Đà Lạt ngập thị trường
Dâu Trung Quốc đội lốt dâu Đà Lạt ngập thị trường

Số dâu tây này được vận chuyển từ Lào Cai qua sân bay Nội Bài (Hà Nội). Quá cảnh sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), rồi bay ngược lên Đà Lạt để phân phối cho các vựa bán dâu tại đây. Đáng lưu ý lô dâu này nhập khẩu đã hơn 20 ngày nhưng dâu vẫn tươi rói. Trong khi dâu tây Đà Lạt chỉ sau vài ngày đã bị dập, thâm bầm.

Trước đó, Công an H.Đức Trọng (Lâm Đồng) cũng bắt giữ 3 xe tải chở 3,5 tấn dâu tây TQ tại sân bay Liên Khương. Chuẩn bị đưa lên Đà Lạt tiêu thụ, nhưng không có hóa đơn chứng từ. Tối cùng ngày lực lượng chức năng thu giữ tiếp hơn 6 tấn dâu tây TQ ngay tại sân bay Liên Khương. Tất cả số dâu này ghi tên người nhận ngoài thùng hàng. Nhưng các chủ hàng đều “bỏ của chạy lấy người

Lâu nay dâu tây Trung Quốc giá rẻ vẫn âm thầm nhập về Đà Lạt

Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, dâu tây TQ giá rẻ đều đặn nhập về Đà Lạt qua đường hàng không từ Nội Bài vào Liên Khương để trà trộn với dâu tây Đà Lạt hoặc “đội lốt” dâu tây Đà Lạt rồi đưa về TP.HCM và các tỉnh tiêu thụ với giá cao gấp 3 – 4 lần.

Ông V.Đ.P (P.8, TP.Đà Lạt), nhiều năm trồng dâu tây, cho biết: “Lâu nay dâu tây Trung Quốc giá rẻ vẫn âm thầm nhập về Đà Lạt. Nhưng vào mùa thu hoạch rộ ít ai để ý. Nay dâu Đà Lạt khan hiếm thì dâu tây Trung Quốc ồ ạt nhập về nên mới bị lộ”. Theo người dân cho hay, có thời điểm dâu Trung Quốc về Đà Lạt giá chỉ 20.000 đồng/kg. Với giá này nông dân Đà Lạt không thể “đua” nổi. Còn bà N.T.T.Th (chủ vựa dâu ở Đà Lạt) cho biết. Cách đây vài tháng có mối đến chào hàng dâu tây TQ giá chỉ 50.000 đồng/kg. Trái rất đều, tươi rói, bà có mua thử mấy chục ký. Nhưng sau khi chia ra các hộp nhỏ để bán, bà cảm thấy bị nhức đầu, xây xẩm mặt mày nên không dám mua nữa.

Hình ảnh dâu Trung Quốc
Hình ảnh dâu Trung Quốc

Mặc dù ùn ùn nhập về nhưng khi về các chợ lẻ, dâu tây Trung Quốc được phù phép, cắt bỏ nhãn mác thành dâu tây Đà Lạt. Trong khi đó, người tiêu dùng thì không hoài nghi. “Tôi thấy dâu đẹp, tươi, quả to là mua thôi”, một người mua hàng ở khu đô thị Nam Trung Yên cho hay.

Dâu Đà Lạt chín rộ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Ông Đỗ Đức Thuyết, chủ vườn dâu 88 Thánh Mẫu. Vườn dâu canh tác tự nhiên theo phương pháp truyền thống, cho biết: “Tháng 7, Đà Lạt mưa nhiều nên dâu tây đậu trái rất ít. Mỗi ngày vườn của tôi chỉ thu hoạch được 5 – 7 kg. Còn vào chính vụ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mỗi ngày thu hoạch 80 – 100 kg”.

Dâu Đà Lạt tươi ngon
Dâu Đà Lạt tươi ngon

Bà Phạm Ngọc Trâm, chủ vườn dâu Phước Lộc, canh tác dâu trong nhà kính theo công nghệ cao với các giống dâu Nhật, New Zealand, Hàn Quốc, cho biết: “Từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, sản lượng dâu tây Đà Lạt rất ít do thời tiết. Hiện vườn dâu của tôi chỉ thu hoạch 5 – 7 kg/ngày, còn vào chính vụ thu từ 50 – 70 kg/ngày”. Do dâu khan hiếm, bà Ngọc xin mỗi khách chỉ mua 0,5 kg để nhường phần cho người khác. Dù dâu khan hiếm nhưng bà Ngọc vẫn bán giá cố định từ 350.000 – 400.000 đồng/kg (tùy loại). Theo bà Ngọc, việc nhập dâu TQ để bán sẽ làm ảnh hưởng thương hiệu dâu tây Đà Lạt.

Còn chủ vựa dâu Phúc Huệ (đường Nguyễn Công Trứ, Đà Lạt) cho biết. Để giữ uy tín cho dâu tây Đà Lạt, vựa của bà không nhập dâu từ TQ dù giá rẻ. Hiện dâu tây khan hiếm, sản lượng chỉ bằng 1/10 những tháng chính vụ nên giá bán cao hơn, từ 100.000 – 200.000 đồng/kg tùy loại và tùy giống.

Thực hiện lấy mẫu giám định dâu Trung Quốc

Ông Nguyễn Đức Cứ, Trưởng phòng Kinh tế TP.Đà Lạt, cho biết. Sau khi Công an TP.Đà Lạt tạm giữ 2 tấn dâu tây TQ nhập vào Đà Lạt. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu đưa đi TP.HCM để giám định xem có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và có chứa chất độc hại hay không để cảnh báo. Nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Theo ông Cứ, trong vài ngày qua, các cơ quan chức năng của TP phối hợp với các phường, xã. Tăng cường kiểm tra các quầy và điểm bán dâu tây trên địa bàn. Nhằm ngăn chặn việc nhập dâu tây TQ giá rẻ để “đội lốt” dâu tây Đà Lạt. UBND TP giao các phường giám sát các vựa, các điểm bán dâu để kịp thời phát hiện và xử lý.

Thu giữ và tiến hành lấy mẫu giám định dâu Trung Quốc
Thu giữ và tiến hành lấy mẫu giám định dâu Trung Quốc

Một cán bộ Công an TP.Đà Lạt cho biết thêm. Việc ngăn chặn dâu tây TQ “đội lốt” dâu tây Đà Lạt khá gay go. Vì không thể cấm dâu tây Trung Quốc vào VN và Đà Lạt nếu có đủ hóa đơn, chứng từ và đã qua các khâu kiểm định an toàn. Nếu người bán để nguyên nhãn mác dâu Trung Quốc hoặc ghi rõ “dâu tây Trung Quốc”.

Trước tình trạng dâu nhập lậu, gắn mác dâu Đà Lạt xuất hiện phổ biến trên thị trường. Người tiêu dùng đừng vì ham giá rẻ, mà nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua và sử dụng.

Nguồn: vietstock.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết