
Vừa qua theo hãng tin Reuters, Việt Nam ta đã lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, sau khi giá gạo nội địa tăng lên mức cao nhất. Nguồn cung gạo nội địa đang có những hạn chế. Việc Việt Nam nhập khẩu gạo lần này cho thấy tình hình chung nguồn cung gạo tại nhiều nước Châu Á đang có nhiều thiếu hụt. Cung gạo tại Châu Á đang bị thắt chặt, nhiều khả năng đã thiếu đến mức mà nhiều nước xuất khẩu gạo truyền thống như Thái Lan, Việt Nam đã phải nhập khẩu gạo từ Ấn Độ – quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và nấu bia. Hãy cùng điểm qua bảng tin nông sản ngay sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ấn Độ xuất khẩu gạo sang Việt Nam sau nhiều thập kỷ
Hiệp hội các nhà xuất khẩu lương thực Ấn Độ cho biết, lần đầu tiên các doanh nghiệp Ấn Độ. Đã ký hợp đồng xuất khẩu 70.000 tấn gạo 100% tấm sang Việt Nam, với giá thấp chỉ 310 USD/ tấn. Theo phương thức giao hàng lên tàu, tức là bán FOB. Giá gạo của Ấn Độ rất hấp dẫn. Sự chênh lệch giá lớn khiến việc xuất khẩu trở nên khả thi.
Động thái trên đang cho thấy nguồn cung gạo ở châu Á khan hiếm, giá có thể tăng cao trong năm 2021. Theo các thương nhân kinh doanh lúa gạo giá gạo 5% tấm của Việt Nam. Rao bán trên thị trường thế giới đã tăng khoảng 7 USD/ tấn. Nâng giá gạo Việt Nam lên mức 500-505 USD. Là mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi giá gạo mà Việt Nam mua từ Ấn Độ chỉ 310 USD/ tấn. Tức chênh lệch gần 200 USD. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy lúa gạo Việt Nam đang từng bước khẳng định mình ở thị trường cao cấp và chất lượng.

Theo Reuters, một doanh nghiệp gạo có trụ sở tại TP HCM cho biết. Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và nấu bia. Nguyên nhân là “chất lượng gạo quá kém”.
Hiệp hội lương thực Việt Nam, dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm tới sẽ còn tiếp tục tăng trưởng. Do những tác động tích cực từ thị trường cùng hiệu ứng từ các hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới đi vào thực thi
Việt Nam vẫn có thể tiếp tục nhập khẩu gạo Ấn Độ nhiều hơn miễn là còn sự chênh lệch về giá
Ông Nitin Gupta, Phó chủ tịch hãng kinh doanh gạo Olam của Ấn Độ nhận xét. Nhu cầu lớn từ các nước châu Á, châu Phi đã khiến gạo Ấn tăng giá. Tuy nhiên, nhờ nguồn cung dồi dào, gạo nước này vẫn rất cạnh tranh. Ông cho rằng Việt Nam có thể tiếp tục nhập khẩu gạo Ấn Độ nhiều hơn. Miễn là còn sự chênh lệch về giá.
Nguồn cung giảm và việc Philippines tiếp tục thu mua gạo. Khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức cao nhất trong 9 năm. Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần trước được chào bán trong khoảng 500-505 USD một tấn. Trong khi gạo Ấn chỉ khoảng 381-387 USD một tấn.
Nói với Reuters, một doanh nghiệp gạo có trụ sở tại TP HCM cho biết, gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và nấu bia. Nguyên nhân là “chất lượng gạo quá kém”

Dịch Covid-19 đã khiến Việt Nam và nhiều quốc gia khác phải tích trữ gạo
Nhiều thương nhân cho biết, Covid-19 đã khiến Việt Nam và nhiều quốc gia khác phải tích trữ gạo. Vừa qua Việt Nam đã thông báo dự trữ 270.000 tấn gạo. Nhằm đảm bảo nguồn lương thực trong bối cảnh Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, tổng sản lượng lúa của Việt Nam năm 2020 giảm 1,85% xuống còn 42,69 triệu tấn, tương đương 21,35 triệu tấn gạo. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm ngoái cũng được dự báo giảm 3,5%, chỉ còn 6,15 triệu tấn.

Trước đó, quốc gia Trung Quốc cũng lần đầu mua gạo Ấn Độ sau ba thập kỷ. Khi giá gạo nước này rẻ còn các nguồn cung truyền thống từ Thái Lan, Myanmar, Việt Nam bị thắt chặt.
Như vậy, Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới. Đã bắt đầu nhập khẩu gạo từ đối thủ Ấn Độ sau nhiều thập kỷ. Khi giá nội địa tăng cao nhất trong 9 năm do nguồn cung trong nước hạn chế.
Nguồn: vietstock.vn