Hiện nay dân số trên toàn cầu ngày một tăng cao, điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về thực phẩm cũng tăng cao. Trong đó lúa gạo là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu đối với một nửa nhân loại.
Thời điểm hiện tại, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam là 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Trong đó Việt Nam ta là đất nước nông nghiệp và là một thương hiệu trong xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đây là điều mà không ai có thể phủ nhận được, nhưng để đạt được đến tầm của một chuỗi lúa gạo bền vững. Thì quả thực là một công việc rất lớn và cần có nhiều chiến lược cụ thể hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề nâng cao chất lượng để gạo Việt chiếm lĩnh thị trường thế giới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bảng tin thị trường nông sản ngay sau đây.
Việt Nam luôn nằm trong tốp vài nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Bởi vậy, muốn nâng cao giá trị xuất khẩu gạo, muốn gạo Việt Nam được định hình là thương hiệu mạnh. Chỉ có cách nâng cao chất lượng gạo. Và đó là yêu cầu số 1 trong xuất khẩu gạo hiện nay.
Nỗ lực mở rộng thị trường lúa gạo
Thời gian vừa qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng một phần. Là do nhu cầu thu mua dự trữ để ứng phó dịch COVID-19 của nhiều quốc gia. Ngoài ra, việc gạo ST25 của Việt Nam đoạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”. Đã tạo ra sự chú ý đặc biệt của người tiêu dùng. Góp phần quan trọng tiêu thụ và nâng cao giá trị cho gạo Việt.
Hiện, lúa Hè Thu đã được thu hoạch xong. Trong khi lúa Thu Đông sớm chỉ mới bắt đầu thu hoạch ở một số địa phương. Ước năng suất bình quân đạt 5,2 tấn/ha.Theo nhận định của các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện giá lúa ở mức cao, tạo cơ hội tốt cho nông dân cũng như đơn vị chế biến xuất khẩu gạo.
Giá gạo hiện nay đang có lợi cho người trồng lúa, cho doanh nghiệp xuất khẩu. Và có thể duy trì mức giá cao như hiện nay vì nhiều lý do. Nhưng phần lớn là do cung-cầu thị trường.
“Tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến thời điểm này đã giảm so với cùng kỳ. Trong khi nhu cầu của thế giới tăng do dịch COVID-19 và một số thị trường chính như Trung Quốc đang gánh chịu thiên tai nặng nề. Nên giá gạo vẫn cao trong những tháng sắp tới “
An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa gạo của cả nước
Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, cho biết. An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa gạo của cả nước. Góp phần đáng kể vào đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.
Ngoài ra xuất khẩu nông, thủy sản của tỉnh An Giang vào các nước thành viên EU đạt 26 triệu USD. Theo ông Lâm, việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường châu Âu của tỉnh An Giang thời gian qua còn rất khiêm tốn. Chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Do vậy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực. Sẽ mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản của tỉnh vào thị trường hơn 500 triệu dân này. Nhất là mặt hàng gạo và thủy sản.
“Hiện nay, tỉnh đã xây dựng một số nội dung trọng tâm hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh tiếp cận EVFTA. Như chủ động tăng cường công tác kết nối với các tham tán thương mại. Tại các nước là thành viên của Hiệp định EVFTA để hỗ trợ. Giới thiệu thông tin của doanh nghiệp 2 nước. Cung cấp thông tin doanh nghiệp EU có nhu cầu nhập khẩu gạo và thủy sản, rau quả Việt Nam. Để thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, từ đó thúc đẩy giao thương hàng hóa.
Đột phá và khẳng định vị thế của gạo Việt trên trường thế giới
Những tín hiệu tích cực từ ngành hàng gạo Việt cho thấy một bước chuyển mới. Xuất khẩu gạo tăng trưởng về chất lượng, giá bán, giá trị và số lượng gạo thơm vươn lên chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng bên cạnh việc tập trung xây dựng thương hiệu. Ngành hàng lúa gạo Việt Nam cần tiếp tục thực thi nhiều cơ chế. Chính sách giải pháp xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hoàn chỉnh.
Nông nghiệp tiếp tục sẽ là lĩnh vực thu hút sự đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới. Với nhiều nguồn lực về tài chính, tri thức, nghiên cứu khoa học. Ứng dụng công nghệ để cùng hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Từ đó, giá trị nông sản và tiếng nói, vị thế của nông dân Việt trên thị trường thế giới cũng được nâng cao.
Bên cạnh đó, hạt gạo Việt Nam nếu được sản xuất theo các quy trình bền vững như SRP, Global GAP, Viet GAP… sẽ có cơ hội lớn để tiếp cận các thị trường cao cấp.
Nâng cao chất lượng gạo Việt Nam, vấn đề cốt lõi là phải nâng cao được chất lượng giống lúa.
Muốn nâng cao được chất lượng giống lúa đòi hỏi phải có những chuyên gia lai tạo giống giỏi và được đầu tư bài bản. Bởi thế, cái gốc của vấn đề là cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống. Để có được những giống lúa mới vừa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Việt Nam. Vừa có năng suất, chất lượng tốt nhất.
Có giống tốt, nhưng không hẳn đã có hạt gạo tốt. Cái chính là nông dân Việt Nam cần phải được cung cấp và thực hiện nghiêm quy trình sản xuất lúa hiện đại theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Với sự hỗ trợ của khoa học, công nghệ khi ứng dụng vào trong sản xuất. Mặt khác, cũng phải bảo đảm các vấn đề liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu không giải quyết được tận gốc, chất lượng gạo Việt Nam sẽ khó được cải thiện trên thang điểm đánh giá hiện nay.
Áp dụng bộ tiêu chí sản xuất lúa bền vững do SRP ban hành
Quy chuẩn canh tác bền vững SRP sẽ giúp người nông dân sản xuất ra hạt gạo an toàn, chất lượng. Dẫn chứng cụ thể hơn, giáo sư, tiến sỹ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ. Một chuyên gia hàng đầu về Nông nghiệp Việt Nam, cho biết. Để hạt gạo Việt tận dụng lợi thế của EVFTA và chắc chân tại thị trường EU cũng như một số thị trường khác. Trước hết, người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Phải sản xuất theo đúng quy trình chất lượng an toàn trên cơ sở ứng dụng tự động hóa, cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Thay đổi tư duy canh tác truyền thống – kiểu cũ
Nông dân phải thay đổi tư duy canh tác kiểu cũ (lạm dụng phân, thuốc hóa học). Sang canh tác hữu cơ, theo quy trình nông nghiệp an toàn (sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học và một ít phân hóa học).
Trong khi đó, doanh nghiệp phải hợp tác với nông dân thông qua các mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Để từ đó xây dựng được những vùng nguyên liệu rộng lớn, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Áp dụng quy trình sản xuất chất lượng an toàn cho chuỗi cung ứng nguyên liệu của mình và bao tiêu sản phẩm của người nông dân.
Không ít doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tổ chức được các vùng nguyên liệu sản xuất theo quy trình nông nghiệp an toàn. Nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm gạo đạt chất lượng an toàn theo chuẩn EU. Đây thực sự là điều đáng mừng cho ngành nông sản lúa gạo Việt. Có được chứng nhận này thì hạt gạo Việt Nam đi Mỹ, Australia, Nhật Bản… rất dễ,”
Nguồn: vietstock.vn