Hiện nay phương pháp cấy lụa bằng máy dần trở nên phổ biến khi điều kiện khí hậu của nước ta ngày càng thanh đổi nhanh chóng. Chính sự biến đổi khí hậu làm cho cây lúa chậm phát triển; hơn nữa gây khó khăn cho người nông dân. Phương pháp cấy lúa bằng máy phù hợp cho khu vực có địa thế thuận lợi như việc phân bổ thửa ruộng; độ cao thấp và hơn nữa là nhu cầu của người dân. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực hiện nay được áp dụng phương pháp này nhiều nhất và đem lại hiệu quả cao cho bà con nông dân trong trồng trọt.
Hiệu quả của phương pháp cấy lúa bằng máy
Cấy lúa bằng máy ngày càng phát huy tác dụng của nó. Ngoài hiệu ứng thuần về hiệu quả kinh tế mang lại; thì khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu; ngày càng biến đổi được xem là giải pháp canh tác hiệu quả và khả thi; cần được nhân rộng. Hiện nay, ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL; máy cấy lúa đã được sản xuất chấp nhận như là một giải pháp; trong việc ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa nhằm giảm lượng hạt giống gieo sạ; giảm chi phí sản xuất; tăng năng suất lao động; tăng năng suất; từ đó mà chất lượng lúa gạo ngày càng tăng cao; đồng thời giá trị kinh tế cũng đi lên.
Do đó mà hiện nay nhiều địa phương đã bắt đầu áp dụng và nhân rộng mô hình lúa cấy máy; không những cho sản xuất giống; sản xuất lúa an toàn mà còn cho sản xuất lúa thương phẩm đại trà; vì tính hiệu quả của giải pháp cấy máy. Điều đặc biệt là, ngoài những lợi thế mang tính “định lượng”; dễ nhìn thấy như trên thì lúa cấy máy còn thể hiện được hai đặc tính nổi trội; là có khả năng thích ứng hơn với điều kiện biến đổi khí hậu so với các hình thức xuống giống khác đang phổ biến hiện nay (như sạ lan, sạ hàng…).
Những đặc điểm nổi bật
Cấy lúa bằng máy đem đến cho người nông dân 2 điểm nội trội đó là: Khả năng chống đổ; ngã giai đoạn trổ – chín (chủ yếu vụ Hè Thu và Thu Đông); và Khả năng chống chịu với độ mặn và ngập úng ngày càng tăng.
Khả năng chống đổ
Khả năng chống đổ; chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trên các cánh đồng lúa vụ Hè Thu hoặc Thu Đông; qua mỗi cơn mưa hay những trận gió tương đối lớn; hầu như phần lớn các ruộng lúa sạ; đặc biệt là những ruộng lúa sạ lan; sạ dày đang trong giai đoạn trổ – chín đều ngã; đổ rạp trên mặt ruộng. Điều này thật là bất lợi cho khâu thu hoạch; vì lúa sẽ rơi vãi, thất thoát nhiều hơn; chi phí cho thu hoạch sẽ cao hơn; và thậm chí sản lượng lúa thu hoạch có thể mất trắng; nếu như ruộng lúa của người dân bị đổ vào giai đoạn gần thu hoạch.
Khác biệt so với phương pháp thủ công; cấy lúa bằng máy do được cấy thưa nên ruộng lúa thông thoáng; ruộng lúa tiếp nhận đầy đủ ánh sáng; thân lúa phát triển cân đối cứng cây; cộng vào đó do được cấy sâu; rễ lúa và một phần thân lúa cắm chặt trong lòng đất; nên dường như cả ruộng lúa vẫn đứng vững; không ngã, đổ cho dù gặp gió; mưa lớn. Có thể nói, đây là lợi thế dễ nhận thấy nhất của lúa cấy; đặc biệt là cây lúa trong vụ hè thu và thu đông.
Khả năng chống mặn và ngập úng
Về khẳ năng chống mặn và chống ngập úng của cây lúa trồng bằng máy được xem là đặc tính cơ bản; lợi thế chính khi xét về tính thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu của lúa cấy. Lợi thế này được xem xét trên ba khía cạnh:
Trước tiên điểm được ghi nhận đầu tiên đó là; thời gian thu hoạch so với lúa sạ từ 5 – 7 ngày (trong vụ Đông Xuân và Hè Thu). Điều này đồng nghĩa với việc; giải pháp cấy đã giúp rút ngắn được thời gian cây lúa đứng trên đồng; do đó giúp cây lúa né tránh được những điều kiện bất lợi của môi trường; như tình trạng hạn hán; hay ngập mặn nhất với khu vực miền Trung.
Vào vụ mùa Đông Xuân thì khó tránh khỏi những cơn mưa cuối mùa; thậm chí những ngày mưa lớn kéo dài; rất dễ làm trôi giống, chết giống; đặc biệt những năm được dự báo xảy ra hạn; mặn cuối vụ phải đẩy sớm lịch thời vụ (như vụ Đông Xuân 2019 – 2020 và 2020 – 2021). Tuy nhiên, với giải pháp cấy máy; thì có thể thực hiện việc xuống giống trong mọi điều kiện thời tiết; giảm thiểu đáng kể tình trạng bị trôi giống và chết giống.
Đồng thời cây lúa có bộ rễ phát triển; nên tăng khả năng chịu hạn trong điều kiện thiếu nước cuối vụ… (điều này chúng ta có thể quan sát thấy bộ lá ruộng lúa cấy giữ màu xanh rất lâu so với ruộng lúa sạ; mặc dù lúc này thì nước trong ruộng cũng đã rút cạn chuẩn bị thu hoạch).
Nhược điểm của cấy lúa bằng máy
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề trong phương pháp này. Trong quá trình sản xuất mạ khay; cấy lúa bằng máy còn khó khăn; nhất là vụ mùa do thời tiết nắng nóng; và mưa úng thường xuyên xảy ra; khiến mạ non chống chịu kém dẫn đến tỷ lệ chết; bỏ khóm nhiều… Trong khi đó, hệ thống giao thông; thủy lợi nội đồng nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu; dẫn đến không chủ động được nguồn nước trong quá trình trồng trọt.
Hơn nữa về phía chính quyền địa phương cần có những chính sách quy hoạch lại đồng ruộng; hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi; xây dựng cánh đồng cấy một giống lúa; để thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy nói riêng; và khả năng đồng bộ trong quá trình trồng trọt nói chung.
Định hướng mở rộng mô hình
Từ những hiệu quả tích cực của phương pháp cấy bằng máy; đến nay đã có nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận và nhân rộng. Không những cho ruộng sản xuất giống; ruộng sản xuất lúa an toàn; lúa hữu cơ; mà còn phục vụ cho sản xuất lúa thương phẩm do hiệu quả kinh tế và đồng thời tăng khả năng thích ứng trong điều kiện khí hậu biến đổi phức tạp.
Từ những hiệu quả mà mô hình này mang lại; Bộ Nông nghiệp & PTNT đã phê duyệt mới 02 dự án về ứng dụng máy cấy; tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang (giai đoạn 2019 – 2021); và Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang (giai đoạn 2020 – 2022). Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng đã có chủ trương đẩy mạnh cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa; đồng thời tiến hành tổ chức lễ phát động tại Hậu Giang ngày 29/11/2019.
Có thể nói giải pháp cấy lúa bằng máy, ngoài hiệu ứng thuần về hiệu quả kinh tế mang lại thì khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi được xem là giải pháp canh tác hiệu quả và khả thi, cần được nhân rộng.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Xem thêm: Phương pháp trồng trọt