Các loại nấm phổ biến, giàu dinh dưỡng và dược tính tại nước ta

7 phút, 18 giây để đọc.

Nấm được biết đến như một loại thực phẩm rất dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng cao. Việt Nam ta là một trong những đất nước có rất nhiều các loại nấm đa dạng. Đa số các loại nấm ăn được đều có vị ngon đặc trưng và rất được yêu thích. Các loại nấm không chỉ làm nên được các món ăn thơm ngon bổ dưỡng. Mà trong số đó còn có thể chữa được một số bệnh. Bên cạnh đó còn có nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe. Do đó không chỉ đối với thị trường trong nước, mà cả nước ngoài cũng ưa chuộng các loại nấm của Việt Nam ta. Các loại nấm được trồng rải rác và tập trung ở nhiều tỉnh khác nhau của nước ta. Hãy cùng điểm qua các loại nấm đặc trưng và tiêu biểu tại nước ta nhé!

Nấm rơm

Nấm rơm còn có tên gọi khác là nấm rạ, nấm mũ rơm. Đây là một loại nấm rất phổ biến tại nước ta. Nấm rơm có nhiều loài khác nhau. Với đặc điểm hình dạng vô cùng phong phú. Có loại màu xám trắng, màu xám, màu xám đen,… Tùy thuộc từng loại mà nấm có kích thước đường kính khác nhau. Đây là loại nấm giàu dinh dưỡng. Cứ 100g nấm rơm khô chứa đến 21g – 37g đạm. Đặc biệt hàm lượng đạm thực vật cao hoàn toàn thay thế được cho đạm động vật.

Nấm rơm là một loại nấm dễ chế biến, dễ ăn, dễ trồng
Nấm rơm là một loại nấm dễ chế biến, dễ ăn, dễ trồng

Nấm rơm rất dễ trồng. Chu kì sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh. Chỉ khoảng 10 – 12 ngày. Nấm rơm được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Nấm rơm tại các nơi này chiếm 90% sản lượng cả nước. Các tỉnh trồng nấm rơm tiêu biểu là Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Nai,… Nấm rơm là loại nấm rất dễ nấu, dễ ăn, dễ phối hợp. Do đó cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đa số ai cũng đều thích ăn loại nấm này.

Nấm đầu khỉ

Nấm đầu khỉ còn được gọi là nấm hầu thủ, nấm lông nhím, nấm bờm sư tử,… Loại nấm này có màu trắng. Hình dạng cầu, bán cầu hoặc hình elip. Nấm thường mọc thành chùm lớn tạo thành khối quả thể. Có những tua dày đặc, rủ xuống như đầu khỉ. Trong tự nhiên, loại nấm này thường mọc trên các thân cây gỗ tán rộng bị mục nát. Hiện nay, nấm đầu khỉ được nuôi trồng nhân tạo thành công ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Nấm đầu khỉ có hình dạng rất đặc biệt
Nấm đầu khỉ có hình dạng rất đặc biệt

Nấm đầu khỉ được xem như một loại thuốc quý. Nó có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Các hợp chất trong nấm có tác dụng chống oxy hóa. Điều chỉnh nồng độ lipit máu và giảm lượng đường trong máu. Nấm đầu khỉ có chứa hai thành phần là Hericenone và Erinacine. Đây là những hợp chất có tác dụng xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF (nerve growth factor). Nhờ đó mà loại nấm này được sử dụng giúp phục hồi sự thoái hóa thần kinh. Giúp cải thiện chứng mất trí nhớ do tuổi già. Cải thiện phản xạ trí não. Đặc biệt là có hiệu quả điều trị tốt trên bệnh Alzheimer, Parkinson. Bạn có thể sử dụng nấm đầu khỉ dưới dạng ăn sống hay nấu chín. Có thể sấy khô hoặc sử dụng như một loại trà.

Nấm mỡ

Nấm mỡ có tên khoa học là Agarices bisporus. Loại nấm này còn được biết đến với một số tên gọi như nấm ma cô, nấm Paris hay nấm trắng, nấm dương cô. Loại nấm này có hai màu trắng và nâu. Đây là loại nấm có thể ăn sống, hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, chúng còn rất ngon mà lại dễ trồng.

Nấm mỡ chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao
Nấm mỡ chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao

Trong nấm trắng có chứa một loại đạm rất tốt cho cơ thể con người. Đó chính là Protid. Bên cạnh đó, loài nấm này còn chứa chất xơ, vitamin B1, C, chất Ca, Fe,… Bên cạnh đó, vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nấm mỡ kích thích đáng kể hoạt động miễn dịch. Các cytokine và các enzyme trong nấm mỡ có tác dụng chống lại tình trạng viêm nhiễm. Dùng nấm mỡ làm thức ăn hàng ngày, hoặc thường xuyên uống nước sắc loại nấm này có thể trị viêm gan mãn tính và chứng giảm thiểu bạch cầu. Chính vì vậy, loại nấm này được xem như một “thần dược” đối với nhiều bệnh nhân.

Nấm hương

Nấm hương là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Còn gọi là nấm đông cô. Nấm đông cô có dạng như cái ô tí hon. Với đường kính 4 – 10 cm, màu nâu nhạt. Khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá theo mùa như dẻ, sồi, phong. Trung bình nấm có thể ký sinh trên mỗi khúc gỗ từ 3-7 năm.

Nấm hương có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với cơ thể
Nấm hương có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với cơ thể

Nấm hương là loại thực phẩm có tác dụng bồi bổ rất tốt. Bởi chúng có chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nấm hương có khoảng 30 enzym và các acid amin quan trọng mà cơ thể người không tự tổng hợp được. Các nhà khoa học đã chiết xuất được từ nấm hương chất lentinan. Được chứng minh làm tăng hiệu quả của hóa trị trong ung thư. Ở Nhật Bản, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu. Bên cạnh đó chúng cũng được cho là tốt cho sức khỏe tim mạch, kháng khuẩn, đẹp da,…

Nấm mộc nhĩ

Mộc nhĩ là một loại nấm mộc trên thân gỗ của nhiều loại cây khác nhau. Mộc nhĩ đen còn gọi là nấm tai mèo. Vì lúc còn tươi nấm có hình dạng trông giống tai mèo. Bên cạnh đó loại nấm này tương đối cứng và giòn. Mặt trên nấm nhẵn, mặt dưới có phủ một lớp lông màu nâu.

Nấm mộc nhĩ rất dễ mọc trên các thân cây mục
Nấm mộc nhĩ rất dễ mọc trên các thân cây mục

Loại nấm này cũng rất phổ biến tại nước ta. Được trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 70% sản lượng cả nước) như Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước,… Mộc nhĩ đen chứa nhiều sinh tố và khoáng chất. Loại nấm này có tác dụng cải thiện thành mạch, làm giảm mỡ trong máu. Ngăn chặn việc hình thành những mảng xơ vữa và quá trình ngưng kết tiểu cầu trong các bệnh về tim mạch. Chúng vừa được sử dụng như một loại thực phẩm. Vừa được sử dụng như một loại dược liệu.

Nấm linh chi

Nấm linh chi còn có tên gọi khác là tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung,… Đây là một loại nấm lỗ thuộc họ Nấm lim. Trên thế giới có 6 loại linh chi, dựa theo màu sắc gồm: linh chi đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, tím. Việt Nam mới tìm ra và nuôi trồng được linh chi vàng và đỏ. Đây là một loại thảo dược được sử dụng trong Đông y từ rất lâu.

Nấm linh chi rất quý hiếm và mang dược tính cao
Nấm linh chi rất quý hiếm và mang dược tính cao

Nấm linh chi là một trong các loại nấm quý hiếm. Nó được xếp vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm. Được coi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo vệ gan, bổ não, tốt cho dạ dày, chống béo phì, chữa bệnh tiểu đường,… Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa, làm tăng tuổi thọ. Cũng chính vì vậy nên giá của loại nấm này cũng đắt hơn rất nhiều so với các loại nấm kể trên.

Xem thêm:

Nguồn: nongthonviet.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng và chăm sóc bưởi da xanh sau hạn mặn

Chăm sóc bươi da xanh hẳn không phải là điều dễ dàng để cây ra nhiều trái và đạt năng …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khắc phục hạn mặn khi trồng sầu riêng đạt hiệu quả cao

Sầu riêng được xem như một loại trái cây rất phổ biến ở khu vực miền trung đặc biệt là …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết để trồng vừng vụ hè thu đạt năng suất cao

Vừng từ xưa đến nay được biết đến là loại cây vô cùng dễ tính. Khác với những loại cây …
Xem Chi Tiết

Quy trình trồng và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Trồng và chăm sóc vú sữa là điều không mấy dễ dàng nếu muốn cây ra nhiều trái và đạt …
Xem Chi Tiết

Cách chăm sóc nhãn tiêu da bò ra nhiều hoa và đậu trái tốt

Nhãn tiêu da bò là loại trái cây được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Trung; đặc biệt …
Xem Chi Tiết

Cách khắc phục vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

cám thảo dược

Heo nuôi từ cám thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao

Lợn nuôi bằng bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại.… giúp hạn chế …
Xem Chi Tiết
lợn rừng

Làm thế nào để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả nhất?

Với những bà con đang có ý định nuôi heo rừng để kinh doanh thì bài viết dưới đây khá …
Xem Chi Tiết
Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết