Do tình hình dịch bệnh kéo dài nên việc mua bán và xuất nhập khẩu của các loại mặt hàng đều trở nên rất khó khăn. Trong đó trái xoài cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Với diện tích trồng xoài lớn như ở nước ta, sản lượng xoài thu được mỗi năm đều rất lớn. Do đó việc tiêu thụ khó, xuất khẩu khó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của nước ta. Nhất là đối với các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó việc tìm đầu ra, hướng sản xuất và thị trường mới để tiêu thụ trái xoài là việc vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần có những giải pháp lâu dài trong tình hình dịch bệnh. Giúp bà con nông dân tại các vùng trồng xoài giảm bớt áp lực về kinh tế.
Lượng xoài của nước ta chiếm một số lượng lớn đáng kể. Theo thống kê, cả nước có gần 85.000ha xoài. Sản lượng đạt gần 930.000 tấn/năm. Trong đó, ĐBSCL chiếm tới 55% diện tích. Hơn 60% về sản lượng xoài trên cả nước. Tỉnh Đồng Tháp là địa phương dẫn đầu về diện tích trồng xoài. Tại đây có khoảng 9.600ha, sản lượng hơn 90.000 tấn/năm. Tuy nhiên do tình hình chung bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên thời gian qua trái xoài gặp nhiều khó khăn. Giá trái xoài cũng bị rớt xuống thấp khiến nhiều bà con lao đao.
Giá xoài giảm mạnh
Tình trạng giá xoài quá thấp xảy ra tại ĐBSCL với chung nguyên nhân ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo ghi nhận, giá xoài tại khu vực này hiện rớt một nửa so với cùng kỳ. Khiến nhà vườn lỗ nặng. Theo ghi nhận của phóng viên, tại chợ Sa Đéc (TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), có rất nhiều tiểu thương bán xoài với nhiều mức giá khác nhau. Chủ yếu là xoài cát Hòa Lộc và cát Chu. Vào thời điểm năm ngoái, nông dân bán xoài cát Hòa Lộc tại vườn giá 40.000 đồng/kg mới có lời. Thì mức giá hiện tại chỉ còn 15.000 – 20.000 đồng/kg. Nhưng vẫn phải bán. Còn xoài cát Chu hiện chỉ từ 5.000 – 10.000 đồng/kg. Giá xoài được xem như là bị rớt giá kỷ lục trong năm 2020.
Ông Đoàn Thanh Hiền, nông dân trồng xoài tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “Như 5 tấn xoài của tôi chỉ bán trong khoảng 1 tháng. Nhưng tổng thu nhập chỉ được 20 triệu đồng”. Nếu thời điểm này của năm trước, xoài cát Hòa Lộc (loại nhất) bán tại chợ có giá 60.000 – 80.000 đồng/kg. Thì nay giảm hơn phân nửa giá. Còn xoài cát Chu từ 18.000 – 20.000 đồng/kg năm trước, giờ chỉ bán 5.000 – 7.000 đồng/kg. Ai đến hỏi mua là mừng rồi. Vì lấy được tiền chi phí vật tư nông nghiệp đã bỏ ra. Riêng xoài Đài Loan thì khách nội địa không ưa chuộng nên giá rẻ bèo. Nên gia đình chỉ để đem cho, nếu không cũng chỉ còn cách đổ bỏ. Không thể tiêu thụ với giá khá hơn được.
Không xuất khẩu trái xoài được
Trái xoài không chỉ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ ở thị trường trong nước. Mà còn khiến người dân khốn đốn hơn khi không xuất khẩu được. Ông Hiền còn cho biết: Từ khi trồng xoài tới giờ, đây là lần đầu tiên xoài rớt giá kỷ lục như hiện nay. Theo ông Hiền, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên xoài không xuất khẩu được. Nhưng sức mua tại các chợ địa phương tăng lên do xoài ngon nhưng giá khá rẻ. Vì vậy, khoảng 5 tấn xoài/1,7ha hiện có của gia đình, bán lẻ tại chợ địa phương rất hút hàng. Tuy nhiên lợi nhuận thu lại không được nhiều. Thậm chí vẫn lỗ vốn.
Tuy nhiên, khó khăn do dịch bệnh không phải chỉ gặp ở mỗi trái xoài. Mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều loại nông sản khác. Theo bà Đinh Kim Nhung, Phó Giám đốc Công ty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp, tình hình chung là ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên phải chấp nhận khó khăn. Trước mắt chi phí qua cửa khẩu, xuất khẩu tăng cao. Nhưng hiện tại không thể nào vận chuyển bằng đường hàng không. Nếu như xuất sang Trung Quốc thì chi phí đội lên gấp đôi so với trước đây. Do đó hiện tại, trái xoài không thể được xuất khẩu sang các thị trường khác.
Việc tiêu thụ xoài trở nên rất chậm và khó
Nguyên nhân giá xoài giảm mạnh là do dịch bệnh COVID-19. Nên thị trường tiêu thụ chỉ gói gọn trong nước không thể xuất khẩu đi nước ngoài. Mà thị trường trong nước đa số đều tiêu thụ khá chậm. Do người dân hạn chế ra đường. Nên dù giá giảm rất mạnh nhưng lượng xoài tiêu thụ được cũng không mấy khả quan. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, nhìn nhận không chỉ Đồng Tháp mà ở đâu xoài cũng bị rớt giá. Sản lượng xoài của tỉnh đạt hơn 90.000 tấn/mùa vụ. Ngành công thương của tỉnh rất đau đầu về đầu ra của nông sản. Đặc biệt là trái xoài trong tình hình dịch bệnh. Bởi vì nơi đây là khu vực trồng rất nhiều xoài. Nếu không tiêu thụ được sẽ khiến bà con nông dân gặp khó khăn hơn.
Tỉnh Đồng Tháp đã đưa ra nhiều cách để tiêu thụ được xoài. Cũng đã thử kết nối với hệ thống siêu thị Big C để đưa sản phẩm vào bán. Tuy nhiên bán ra cũng rất chậm. Hiện Sở Công thương đang chuẩn bị kế hoạch tiêu thụ nông sản sau mùa dịch. Dự kiến sẽ thực hiện Ngày Hội nông sản tại Hà Nội. Làm việc với các công ty trực tiếp thu mua nông sản, xử lý sau thu hoạch. Làm việc với Vụ Thị trường trong nước xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Cố gắng thực hiện tất cả những gì có thể để tìm được đầu ra ổn định hơn cho trái xoài.
Trồng rải vụ để không bị lỗ vốn
Bên cạnh những nhà vườn bị ép giá và lỗ vốn. Vẫn có các hộ tránh được tình trạng trên nhờ trồng xoài rải vụ. Đó chính là hộ của ông Đoàn Thanh Hiền, nông dân tại huyện Cao Lãnh. Theo kinh nghiệm của ông, là làm rải vụ nên dù bị ảnh hưởng bởi dịch, giá cả thị trường xuống thấp nhưng gia đình không bị thua lỗ. Ông cho biết, 1,7ha xoài làm rải vụ nên gia đình có xoài bán quanh năm. Bên cạnh đó, khi rải vụ thì sản lượng xoài không dồn lại quá nhiều trong một lần. Do đó việc tiêu thụ trái xoài cũng dễ hơn.
May mắn là và trước mùa dịch, ông đã bán một đợt khoảng 13 tấn xoài với giá khá cao. Hiện nay ông chỉ còn 5 tấn nên có thể lấy được vốn về chi phí vật tư nông nghiệp. Những năm rồi thực hiện rải vụ, một vụ xoài ông Hiền thu lời được khoảng 1 tỷ đồng. Đây là số tiền sau khi đã trừ hết các khoản chi phí. Qua đó có thể thấy kinh nghiệm trồng xoài rải vụ của ông áp dụng rất hiệu quả. Cả lúc chưa có dịch và với thời điểm có dịch như hiện tại.
Những định hướng về lâu dài
Sau những khó khăn trên, cần có những giải pháp khác cho trái xoài được tiêu thụ. Giảm bớt tình trạng khó khăn cho bà con nông dân. Theo Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ, trong thời điểm dịch bệnh, do xoài không phải là mặt hàng thiết yếu. Cung lại vượt cầu nên giá thị trường xuống thấp là điều hiển nhiên. Bên cạnh việc hỗ trợ kết nối đầu ra, lãnh đạo ngành công thương cũng cho rằng, về lâu dài, để trái xoài phát triển bền vững rất cần tăng lượng chế biến. Thay vì chỉ xuất khẩu tươi như hiện nay. Các sản phẩm xoài đã qua chế biến sẽ giữ được lâu hơn. Dễ tiêu thụ hơn so với xoài tươi.
Biện pháp này nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Nhưng để thực hiện được thì cần có các nhà máy chế biến xoài tươi. Chẳng hạn như sản xuất xoài sấy dẻo. Do đó, các tỉnh đang tích cực kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến. Nhất là tại những địa phương có diện tích trồng xoài lớn. Đồng thời tạo cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia đầu tư. Có các chính sách giảm thuế thu nhập, giảm thuế đất,… Việc này đã thu hút một số doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến xoài sấy dẻo. Bên cạnh đó, còn có những sản phẩm khác từ xoài mang tính cạnh tranh cao.
Xem thêm nhiều bài viết khác tại:
Nguồn: nongthonviet.com.vn