Quýt hồng Lai Vung – Loại cây đặc sản cần được bảo tồn

9 phút, 16 giây để đọc.

Vùng đất Lai Vung của tỉnh Đồng Tháp từ xưa đến nay luôn được thiên nhiên ưu ái ban nhiều điều kiện tốt cho các loại cây trái sinh trưởng tốt. Trong đó không thể thiếu được quýt hồng – một loại đặc sản lừng danh. Quýt hồng Lai Vung nổi tiếng cả nước với trái đẹp, to cùng với hương vị thơm ngon không loại nào sánh bằng. Trái quýt hồng được xem như là biểu tượng của huyện Lai Vung. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh lây lan khiến cho các cây quýt hồng tại đây chết với số lượng rất lớn. Đây sụt giảm rất nhiều về sản lượng. Ảnh hưởng đến kinh tế của bà con nông dân tại đây. Do đó việc cấp bách trước mắt là cần phải có biện pháp để bảo tồn quýt hồng Lai Vung.

Sản lượng quýt hồng Lai Vung đang giảm rất nhanh

Quýt hồng ở huyện Lai Vung là cây đặc sản ở ĐBSCL vì có màu sắc đẹp, ăn ngon. Đặc biệt là thu hoạch ngay dịp Tết Nguyên đán nên được người tiêu rất ưa chuộng. Đây không chỉ là đặc sản của đất sen hồng mà còn là của cả miền Tây Nam Bộ. Dù quýt hồng Lai Vung mang lại hiệu quả kinh tế cao khoảng 500 triệu đồng/ha/vụ. Nhưng gần đây hàng loạt nhà vườn lao đao bởi tình trạng cây chết tràn lan gây thiệt hại lớn.

 

Đặc sản quýt hồng Lai Vung đang sụt giảm về số lượng rất nhiều do dịch bệnh
Đặc sản quýt hồng Lai Vung đang sụt giảm về số lượng rất nhiều do dịch bệnh

Điều này đã làm cho những nhà vườn vô cùng lo lắng vì mất mùa. Theo UBND huyện Lai Vung, toàn huyện hiện chỉ còn hơn 3.000 m2 cây có múi. Trong đó quýt hồng là 350 m2. Thời gian qua, hiện tượng vàng lá, thối rễ, chết xanh trên cây có múi. Làm ảnh hưởng nhiều đến loại cây thế mạnh của huyện. Cụ thể, năm 2018, sản lượng quýt hồng cung ứng cho vụ Tết nguyên đán khoảng 25.000 tấn. Thì đến năm 2020 chỉ còn 4.000 tấn. Con số giảm một cách rất khủng khiếp. Có thể thấy dịch bệnh đã tàn phá rất nhiều cây quýt hồng tại đây.

Triển khai phục hồi quýt hồng Lai Vung

Trước tình hình hàng loại cây quýt bị chết, huyện Lai Vung đã có những biện pháp phục hồi để khắc phục tình trạng trên. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, từ năm 2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với địa phương triển khai các mô hình thí điểm biện pháp khắc phục hiện tượng vàng lá, thối rễ, chết xanh trên cây quýt hồng theo quy trình khuyến cáo của Trường Đại học Cần Thơ. Hiện các mô hình đều cho kết quả tốt, phục hồi 80% – 90%. Đây là một khởi đầu tốt trong kế hoạch phục hồi lại loại cây đặc sản quê hương.

Đầu tiên là việc chú trọng đến đất trồng cây quýt. Nông dân được triển khai các biện pháp cải thiện đất. Áp dụng việc xẻ rãnh xương cá để tránh úng nước trong mùa mưa, xeo đất qua khỏi lớp sét. Là một trong những hộ triển khai thí điểm, ông Nguyễn Văn Đầy (xã Long Hậu, huyện Lai Vung) đã tận dụng rơm và phân bò để tạo thành loại phân hữu cơ cho cây có múi. Theo ông Đầy, qua việc triển khai, đến nay, diện tích vườn đã khôi phục đến 90%, cây bắt đầu cho trái trở lại.

 

Cần có kế hoạch để phục hồi lại quýt hồng Lai Vung
Cần có kế hoạch để phục hồi lại quýt hồng Lai Vung

Cùng với đó, nhờ có sự hướng dẫn và khuyến cáo của các chuyên gia, ông đã sử dụng phân hữu cơ nhiều. Tạo sự thông thoáng cho đất. Tiết kiệm hơn 40% chi phí sản xuất. Bên cạnh đó còn có thể kết hợp với việc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma trộn với phân hữu cơ để tăng thêm độ tốt cho đất.

Xuất hiện những dấu hiệu của sự phục hồi

Việc áp dụng theo những quy trình phục hồi trên đã mang lại những tác dụng vô cùng khả quan cho các vườn quýt. Vừa thực hiện xong quy trình xeo đất, ông Trần Hữu Hớn (ngụ xã Long Hậu) cho biết: “Vụ năm trước, tôi thực hiện 1.000 m2 theo mô hình ứng dụng quy trình khắc phục bệnh vàng lá, thối rễ, chết xanh trên cây có múi. Vườn cây đã có sự hồi phục tốt khoảng 50%. Vì vậy, tôi áp dụng phương pháp này cho toàn bộ diện tích hơn 1,3 ha cây có múi của gia đình. Trong quá trình canh tác, tôi kiểm tra độ pH đất hằng tháng”. Khi đất tốt sẽ làm cho cây trồng cải thiện được rất nhiều. Tăng khả năng sinh trưởng mạnh mẽ.

Kỹ thuật trên được rất nhiều nông dân tin tưởng và áp dụng tại vườn của mình. Theo ông Trần Thanh Tâm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, sau thời gian triển khai mô hình, đến nay, nông dân đã biết cách sử dụng phân cân đối giữa hữu cơ và hóa học. Giúp ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, tơi xốp cho đất. Tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển tốt. Việc này cũng góp phần giúp nông dân tiết kiệm chi phí sử dụng phân bón theo tập quán cũ. Dự kiến mô hình này sẽ được áp dụng rộng rãi và triệt để hơn trong thời gian sắp tới.

Đề án bảo tồn vườn quýt giai đoạn 2020-2024

Việc cây quýt hồng bị dịch bệnh và chết hàng loại trong những năm gần đây đã khiến bà con rất khốn đốn. Do đó việc đề ra những phương án và chính sách để cứu lấy loại đặc sản này là vô cùng cần thiết. Để sớm vực dậy loại cây thế mạnh của địa phương, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa phê duyệt Đề án bảo tồn vườn quýt hồng Lai Vung, giai đoạn 2020-2024. Mục tiêu cụ thể của đề án đến năm 2024, diện tích bảo tồn đạt 546,63 ha. Trong đó khu vực khắc phục dịch bệnh là 198,71 ha, khu vực trồng lại hoàn toàn là 347,92 ha.

Các vườn quýt hồng sẽ sớm được phục hồi trở lại
Các vườn quýt hồng sẽ sớm được phục hồi trở lại

Bên cạnh đó, đề ản cũng đề ra những chủ trương mới cho cây quýt hồng trong tương lai. Đề án cũng nhằm bảo tồn vùng trồng quýt hồng tập trung theo bản đồ quy hoạch thuộc dự án “Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận quýt hồng Lai Vung”. Đồng thời, bảo tồn nguồn gien cây quýt hồng bản địa. Phục vụ công tác nhân giống và duy trì sản xuất bền vững. Qua đó có thể vừa vực dậy được loại cây quý giá này. Vừa có thể đưa việc trồng trọt quýt hồng trở nên vững chắc hơn sau này.

Hỗ trợ về những vật tư nông nghiệp cần thiết

Việc hỗ trợ để thực hiện đề án trên cũng rất được chú trọng quan tâm. UBND huyện Lai Vung sẽ phối hợp Trường Đại học Cần Thơ lấy chỉ tiêu phân tích đất đai tại các vùng quy hoạch. Để có cơ sở cải tạo đất phát triển bền vững cây quýt hồng. Đối với giải pháp về giống, kỹ thuật canh tác, sẽ chọn vườn và cây quýt hồng tại địa phương tạm thời đủ chuẩn. Kịp thời nhân giống cung cấp trong năm. Duy trì và bảo tồn cây quýt hồng đầu dòng làm vật liệu nhân giống. Đồng thời hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng, thâm canh cây quýt hồng. Đối với diện tích phát triển cây quýt hồng trồng mới và thâm canh trong vùng tập trung. Được hỗ trợ 50% về giống lần đầu, 50% vật tư trong thời gian 2 năm.

Trong đề án này, có rất nhiều cán bộ thực hiện nghiên cứu kĩ từng nguyên nhân cũng như tác nhân gây hại đến cây quýt hồng. GS-TS Nguyễn Bảo Vệ, giảng viên Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng qua nghiên cứu tại các vườn bị ảnh hưởng hiện tượng vàng lá, thối rễ, chết xanh trên cây có múi. Cho thấy ngành nông nghiệp địa phương cần phải biết nguồn gốc dịch. Để ngăn chặn bằng các tác nhân sinh học. Phải biết dịch bệnh lây lan bằng cách nào. Trong đó tác nhân là đất, nước tưới, con người. Vai trò của tuyến trùng, nhện, rệp sáp, nấm,… Cùng với đó, khuyến cáo nông dân quan tâm hơn việc cung cấp dinh dưỡng cho đất và bộ rễ của cây. Điều này sẽ đóng góp một phần đáng kể trong việc tạo sức đề kháng cho cây.

Bảo tồn đặc sản để phát triển du lịch

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, xuất phát từ yêu cầu vực dậy ngành hàng quýt hồng từng một thời đóng góp lớn cho GDP của huyện Lai Vung. Bên cạnh đó cũng nhằm duy trì phát triển loại trái cây đặc sản được Cục Sở hữu Trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận. Do đó việc xây dựng “Đề án bảo tồn quýt Hồng huyện Lai Vung” là rất cấp thiết. Từ đó góp phần giữ vững diện tích. Tăng thu nhập bình quân cho nông dân. Giúp Lai Vung nhanh chóng đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới theo đăng ký trong những năm sắp tới.

Ngoài ra, trong những giai đoạn tới, địa phương sẽ cố gắng triển khai nhiều giải pháp phục hồi diện tích loại cây thế mạnh của Lai Vung. Trong đó, lưu ý hỗ trợ cho nông dân về kỹ thuật và định hướng. Khuyến nông, truy xuất nguồn gốc, tìm đầu ra cho cây quýt hồng.

Đồng thời ban chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện hiệu quả Đề án bảo tồn quýt hồng huyện Lai Vung giai đoạn 2020-2024. Khảo sát lại các diện tích trồng cây quýt hồng tại huyện. Xem xét lại thực tế của nông dân về nguồn vốn và khả năng sản xuất. Chú trọng đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên hỗ trợ chính sách cho các HTX. Để khảo sát nghiên cứu tìm cây đầu dòng có giá trị. Xem xét phát triển du lịch về cây có múi. Những việc này đạt kết quả tốt sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn cho người dân nơi đây.

Xem thêm:

Nguồn: nongthonviet.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết