Tình hình sản xuất và xuất khẩu chuối tại châu Á gặp nhiều biến động

8 phút, 22 giây để đọc.

Nhiều nơi trên thế giới chú trọng phát triển các ngành sản xuất, xuất khẩu nông sản. Tuỳ vào từng khu vực địa lý, thời tiết sẽ có những mặt hàng nông sản phổ biến khác nhau. Đối với các nước nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, chuối là một loại nông sản vô cùng phổ biến. Một số nước tiêu biểu trong xuất khẩu chuối như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines,… Những khu vực chính sản xuất chuối tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á. Do đó, châu Á vươn lên dẫn đầu trong thị trường chuối. Sau đó là các nước ở khu vực Nam Mỹ và cuối cùng là châu Phi. Theo báo cáo của FAO trong những năm gần đây, tình hình sản xuất và xuất khẩu chuối tại một số quốc gia ở châu Á có nhiều sự biến động.

Tình hình xuất khẩu chuối

Bởi vì chuối phù hợp ở nơi có khí hậu nhiệt đới nên được trồng chủ yếu ở những nước đang phát triển. Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ở những nước đang phát triển. Và chuối được xuất khẩu tới các nước phát triển. Vào năm 2004, tổng cộng có 130 nước xuất khẩu chuối.

chuối
Chuối được trồng nhiều nơi trên thế giới

Ngành công nghiệp chuối đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo nhiều việc làm. Đồng thời góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lớn cho những nước xuất khẩu chuối chính trên thế giới. Trong đó có cả những nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và Caribean, cũng như là Châu Á và Châu Phi. Theo FAO, xuất khẩu chuối của cả thế giới đạt được trên 4,7 tỷ một năm. Điều này đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước. Sự biến động về nguồn cung chuối cho xuất khẩu và giá chuối có tác động lớn. Cụ thể là tới nguồn thu nhập của người lao động trực tiếp.

Theo báo cáo Rà soát Thị trường chuối năm 2019, FAO chỉ rõ châu Á chính là khu vực cần theo dõi. Nguyên nhân là do lượng xuất khẩu tăng nhanh. Trung Quốc đang đảm bảo tiêu dùng nội địa, ở mức rất lớn, từ ngày càng nhiều nguồn cung đa dạng, bao gồm Mỹ Latin. Các vấn đề của sản xuất chuối tại Trung Quốc liên quan đến TR4 và biến đổi khí hậu. Đồng thời các chuỗi bán lẻ phát triển nhanh. Các chiến lược thu mua của họ cũng ngày càng có tác động lớn. Điều này có thể tác động đến kim ngạch xuất khẩu chuối của các nước khác.

Lượng xuất khẩu chuối theo các nước

Nước/vùng 2013-2017 average 2018 2019
(ngàn tấn)
Mỹ Latin & Caribbean 14 270 14 730 14 777
Nam Mỹ 8 114 8 833 9 004
Bolivia 131 123 122
Brazil 73 66 80
Colombia 17 641 1 748 1 806
Ecuador 5 868 6 554 6 685
Mexico 435 565 585
Panama 250 209 570
Peru 176 232 222
Suriname 75 71 23
Venezuela 0 0 0
Trung Mỹ 5 866 5 769 5 659
Belize 89 140 106
Costa Rica 2 213 1 750 1 178
Guatemala 2 107 2 376 2 494
Honduras 697 633 627
Nicaragua 73 96 99
Caribbean 291 128 114
Dominica 1 0 0
Dominican Republic 275 120 108
Jamaica 0 0 0
Saint Lucia 13 8 5
Saint Vincent and the Grenadines 2 0 0
Châu Á 2 596 3 829 4 510
Trung Quốc (đại lục) 9 19 19
Malaysia 23 24 24
Pakistan 56 65 0
Philippines 2 366 3 388 3 950
Thái Lan 28 39 25
Việt Nam 33 148 287
Ấn Độ 73 116 181
Indonesia 8 30 23
Châu Phi 738 785 789
Cameroon 276 207 167
Cote d’Ivoire 349 377 426
Ethiopia 11 9 8
Ghana 59 95 71
Madagascar 0 0 0
Uganda 5 2 4
Zimbabwe 1 4 7
Châu Đại dương 0 0 0
Đông Á 9 19 19
Thế giới 17 000 19 344 20 077

Campuchia lọt top quốc gia xuất khẩu chuối lớn nhất

Ngành công nghiệp chuối của Campuchia có nhiều khởi sắc. Vào năm 2019, Campuchia được xếp vào top 15 nước xuất khẩu chuối tươi, theo báo cáo của FAO. Lượng xuất khẩu đạt hơn 200.000 tấn trong năm 2019. Thị trường Đông Á – thị trường tiêu thụ lớn thứ 3 thế giới sau EU và Bắc Mỹ dần có những sự chuyến biến và thay đổi mới.

chuối
Xuất khẩu chuối tại Campuchia đang ngày càng phát triển

Sự thay đổi tích cực này được tác động bởi việc Trung Quốc đầu tư vào trồng trọt tại Campuchia. Kim ngạch xuất khẩu chuối của Campuchia tăng tới hơn 200% trong 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, theo Bộ Nông nghiệp Campuchia cho hay. Hiện diện tích trồng chuối Cavendish tại Campuchia đạt khoảng 30.000ha. Phần lớn được bán sang Trung Quốc. Một lượng nhỏ khác thì xuất khẩu sang Việt Nam và Nhật Bản. Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết thêm hiện có 15 công ty Trung Quốc đăng ký xuất khẩu chuối Campuchia. Dự đoán trong năm 2021, lượng xuất khẩu nông sản này có thể tăng gấp đôi. Ngành chuối tại quốc gia này càng có thêm tiềm năng phát triển.

chuối
Chuối Campuchia chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo báo cáo những năm gần đây, các thông tin đáng tin cậy về các điều kiện làm việc và quản lý môi trường cực kỳ khan hiếm. Có thể nói là gần như không tồn tại vào thời điểm này. Đồng thời, mức lương cũng rất thấp. Các lao động trồng trọt và đóng gói không được hưởng các điều kiện làm việc tốt. Tuy vậy, xuất khẩu chuối tại Campuchia vẫn có những bước chuyển biến tốt

Sản xuất tại Philippines tổn thất nặng nề

Trái ngược với Campuchia, Philippines gặp nhiều bất lợi. Trước đây, Philippines là quốc gia sản xuất chuối lớn đầu tiên trên thế giới. Gần đây, Philippines hứng chịu thiệt hại nặng nề do dịch bệnh TR4 ở các loại chuối thường. Hiện tại, Philippines là nước xuất khẩu chuối lớn thứ 2 thế giới. Lượng xuất khẩu biến động rất mạnh. Các thống kê gần đây cho thấy nhiều mâu thuẫn về tình hình xuất khẩu hàng năm. Phần lớn chuối tại Philippines được sản xuất tại các vườn trồng quy mô lớn. Còn có các HTX của các nông dân nhỏ ở đảo miền nam Mindanao. Chuối được xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, với lượng nhỏ hơn. Đối với thị trường các nước Trung Đông thì có nhiều biến động mạnh hơn.

Dịch bệnh TR4 khiến cây chuối héo khô

Bên cạnh đó, tại các khu vực của đảo Mindanao, tình hình an ninh bất ổn. Do đó, nông dân bỏ bê hàng ngàn ha trồng chuối đang bị dịch TR4 tàn phá. Thiệt hại diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Các quy định lỏng lẻo liên quan đến biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng. Ngoài ra còn do các mối quan hệ lao động phức tạp tại nơi sản xuất. Việc phun thuốc trên không cũng gặp nhiều xung đột. Do đó, Mindanao gặp nhiều bất lợi trong đầu tư, sản xuất và làm việc. Dẫn đến tình hình phát triển mặt hàng nông sản này bị sa sút.

Bỏ qua các vấn đề bất cập trên, vẫn có nhiều nguồn vốn đầu tư vào các vườn trồng mới trên đảo này. Không chỉ vốn nội địa mà còn quốc tế. Nếu các vườn chuối Cavendish mới và có năng suất cao có thể giúp duy trì sự ổn định của tình hình xuất khẩu chuối tại nơi đây.

Tầm ảnh hưởng của Ấn Độ

Ấn Độ có đóng góp rất lớn cho sản lượng chuối trên toàn thế giới. Các chuyên gia liên tục theo dõi xuất khẩu chuối của Ấn Độ trong nhiều năm nay. Trên cơ sở giả định, chỉ một phần rất nhỏ sản lượng chuối của Ấn Độ dành cho xuất khẩu cũng có thể châm ngòi cho hàng loạt tái cấu trúc thị trường. Đặc biệt là tại Tây và Đông Á, và có thể cả tại châu Âu. Có thể thấy xuất khẩu chuối ở Ấn Độ có sức ảnh hưởng rất lớn.

Trong năm 2019 vừa rồi, xuất khẩu chuối của bang Maharashtra có nhiều tích cực. Sản lượng xuất khẩu gia tăng trong những năm gần đây. Cụ thể đã vượt 120.000 tấn lần đầu tiên trong năm 2019, tăng 30% so với năm 2018. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là chính phủ Ấn Độ có một trọng tâm định hướng xuất khẩu và đang đầu tư vào phát triển và thuận lợi hóa thị trường. Do đó, Ấn Độ có thể dễ dàng nổi lên trở thành là một trong các thế lực lớn trong những năm tới. Có thể nói, hiện tại Ấn Độ là một “kẻ khổng lồ” trong ngành còn đang say ngủ.

Như ông Clinton Machado từ Maersk nhận định: “Nếu các nỗ lực của những người trồng chuối Ấn Độ thành công, họ có thể thâm nhập và các khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải”. Mặc dù Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ nhấn mạnh hồi đầu năm rằng 5.000ha diện tích trồng tại quận Jalgaon của  Maharashtra bị tác động tiêu cực của “nhiệt độ tăng”.

Một số thông tin hữu ích khác được cập nhật tại:

Nguồn: gappingworld.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi hiệu quả chống dịch tả lợn Châu Phi

Với tình hình dịch tả lợn châu Phi lan nhanh như vừa qua. Thì việc ứng dụng về mô hình …
Xem Chi Tiết