Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi vì những bệnh lý này sẽ khiển tôm bị bỏ ăn chậm lớn và thâm chí chết hàng loạt. Một số bệnh điển hình như tôm đi phân trắng, tôm lớn không đều,… đều có chung một nguyên nhân là do mắc bệnh đường ruột. Tính trên tổng diện tích nuôi thả tôm ở miền Nam, có tới 60% diện tích nhiễm bệnh liên quan đến đường ruột. Vậy nên những người nuôi tôm cần đặc biệt lưu ý đến điều này.
Tôm bị bệnh đường ruột gây thiệt hại lớn
Thời gian gần đây, người dân nuôi tôm gặp phải tình trạng tôm chết hàng loạt do bệnh đường ruột. Trong cuộc hội thảo về biện pháp phòng chống bệnh trên tôm nuôi trong mùa mưa. Người nuôi tôm đã nêu nhiều ý kiến thắc mắc về bệnh liên quan đến bệnh đường ruột trên tôm nuôi. Bà con đã tốn rất nhiều chi phí để điều trị nhưng hiệu quả không cao.
Thạc sĩ Võ Văn Bé – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết
Tại các vùng nuôi trồng thủy sản nước ta đang xảy ra dịch bệnh mới hội chứng đường ruột cấp, tôm chết đột ngột ở bất kỳ giai đoạn nào. Khi bị nhiễm bệnh này, tôm có các dấu hiệu:
– Tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp bờ, đường ruột bị loãng và đứt quảng
– Tôm rất sợ tiếng động và ánh sáng.
– Nếu bị nhẹ hơn thì tôm bị mũ cuối đuôi và có đốm trắng, xuất huyết đường ruột.
– Nếu khi tôm bị nhiễm bệnh mà nông dân tiếp tục cho ăn nhiều thì tôm sẽ chết ngày càng nhiều. Khi tôm bị nhiễm bệnh chỉ cần sau 2 – 3 ngày là tôm chết.
Thực tế người nuôi tôm đang đối phó với khá nhiều bệnh trên tôm nuôi. Trong đó bệnh đường ruột biểu hiện ngày càng phức tạp, gây tổn thất không nhỏ cho tôm nuôi. Ông Lê Văn Trọng ở xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Bệnh đầu vàng đốm trắng trên tôm nuôi bà con đã có cách khắc phục. Những vụ nuôi gần đây bệnh này cũng ít xảy ra. Nhưng hiện nay cái lo nhất là bệnh tôm chậm lớn, lớn không đồng đều và rồi tôm chết.”
Người nuôi tôm nên có các biện pháp phòng ngừa
Có thể đánh giá đây là bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm. Chủ yếu bà con nên có biện pháp phòng ngừa là chính, còn việc điều trị mang lại hiệu quả rất kém, thạc sĩ Võ Văn Bé – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng có những lưu ý sau. Đối với bệnh đường ruột do nhiều yếu tố biểu hiện có liên quan. Không thể trị khi tôm phát bệnh mà bà con cần lưu ý đến biện pháp phòng ngừa là chính.
Cụ thể như phải sử dụng kích thích tiêu hóa, xổ độc trộn thường xuyên cho tôm ăn… Thực hiện tốt việc sử dụng vi sinh làm sạch đáy ao để hạn chế thấp nhất mầm bệnh phát triển do ô nhiễm đáy ao gây ra. Đặc biệt hiện nay là giai đoạn tôm dễ bị bệnh đường ruột nhất.
Trung tâm Khuyến nông, các ngành chuyên môn của Sở NN&PTNT đang tăng cường các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với người nuôi tôm. Giúp bà con hạn chế thấp nhất rủi ro ở giai đoạn cuối vụ nuôi. Đây cũng là giai đoạn bất lợi cho tôm nuôi, do thời tiết mưa nắng thất thường.
Xem thêm các bài viết tại đây.
Nguồn: Vietlinh.vn