Nhận biết và cách phòng, trị bệnh đường hô hấp trên thỏ

Nhận biết và cách phòng, trị bệnh đường hô hấp trên thỏ
4 phút, 19 giây để đọc.

Nuôi thỏ thịt hiện nay mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên nhiều người không thực sự dám mạnh dạn đầu tư vào mô hình này. Nguyên do là chưa thực sự hiểu rõ những kỹ thuật trong chăn nuôi thỏ thịt. Đặc biệt là một số bệnh thường gặp trên thỏ. Nhất là bệnh đường hô hấp. Điều này khiến nhiều người chăn nuôi thỏ rất lo lắng và chưa biết cách xử lí như thế nào. Dễ khiến thiệt hại cho cả đàn thỏ, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Dưới đây là cách nhận biết và cách phòng trị bệnh trên thỏ mà người nuôi nên lưu tâm nếu có ý định chăn nuôi thỏ thịt.

Theo đó, thỏ là loài gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da. Cơ thể thỏ thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Khi nhiệt độ không khí tăng trên 35 độ C và kéo dài, thỏ rất dễ bị cảm nóng. Do đó, lồng nuôi thỏ nên đặt tại những vị trí thoáng, mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông để tránh bệnh đường hô hấp.

Nguyên nhân gây bệnh

Trong các loài động vật nuôi, thỏ là loài nhạy cảm với các bệnh đường hô hấp. Trong niêm mạc đường khí quản của thỏ thường có vi trùng Pasteurella và Bordetella tiềm sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút sẽ rất mắc bệnh. Phần lớn là do môi trường ngoại cảnh tác động  như gió lùa, thay đổi thời tiết đột ngột, dinh dưỡng kém hoặc viêm mũi kéo dài…

Nhận biết và cách phòng, trị bệnh đường hô hấp trên thỏ
Thỏ là vật nuôi rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp

Lúc này vi trùng bệnh đường hô hấp sẽ tấn công và gây bệnh ở nhiều dạng khác nhau. Có thể kể đến như: viêm phổi, viêm kết mạc, phế mạc, viêm màng ngoài tim, viêm não… Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp do hít thở phải vi trùng ô nhiễm trong phân, bụi không khí. Mọi lứa tuổi của thỏ có thể bị bệnh đường hô hấp.

Nhận biết triệu chứng của bệnh

Triệu chứng thường thấy nhất là bị sổ mũi, thỏ hắt hơi, chảy nước mũi có bọt. Sau đó có lẫn dịch nhờn bít kín lỗ mũi làm thỏ thở khò khè. Sau đó chuyển sang bệnh viêm phế quản và phổi.

Nhận biết và cách phòng, trị bệnh đường hô hấp trên thỏ
Sốt cao, bỏ ăn, khó thở, gầy yếu là những triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên thỏ

Thỏ bỏ ăn, sốt cao 41 – 42 độ C, khó thở, gầy yếu nhanh rồi chết. Bệnh ở dạng cấp tính, có thể làm thỏ chết đột ngột. Chết nhiều trong thời gian ngắn mà không kịp thấy triệu chứng. Nếu bệnh trở thành thể mãn tính và mang trùng thì đó là các ổ bệnh rất nguy hiểm. Người nuôi cần theo sát tình hình bệnh ở thỏ.

Cách phòng bệnh

Theo đó, bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp nên phải đề phòng bằng cách nuôi dưỡng chăm sóc tốt. Bảo quản thỏ trong môi trường hợp vệ sinh. Không nên nhốt thỏ trên chuồng gà, chuồng heo. Vì vừa ngột ngạt, vừa có nguy cơ lây lan mầm bệnh từ vật nuôi khác sang thỏ. Định kỳ sát trùng chuồng trại 10 ngày/lần. Khi thời tiết thay đổi, hoà kháng sinh vào nước cho thỏ uống trong 3 ngày liên tiếp là được.

Nhận biết và cách phòng, trị bệnh đường hô hấp trên thỏ
Bệnh đường hô hấp trên thỏ chủ yếu lây qua đường hô hấp

Ngoài ra, thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, phải tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh. Và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Cụ thể, hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi. Định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ. Cần cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nuớc uống sạch sẽ, chất lượng tốt.

Cách điều trị bệnh

– Kháng sinh: genta-tylo, enrofloxacin 5%, pendistrep, amoxycillin: tiêm dưới da 3 ngày liên tục. Liều lượng 1cc/5kg thể trọng.

– Bổ sung B-complex: 3 – 5cc/con

– Ngoài ra, trên thị trường hiện đang bán nhiều loại thuốc trị viêm đường hô hấp ở thỏ. Tuy nhiên có nhiều thuốc tính an toàn hạn chế và lâu dần sẽ kháng thuốc. Gợi ý tới người nuôi  4 loại thuốc trị viêm đường hô hấp ở thỏ hiệu quả. Đó là: Trisolizin Injection, Tilmicosin Premix, Florfenicol Powder và thuốc Enpro-100 inj. Đây đều là những loại thuốc đặc trị và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Mời độc giả xem thêm thông tin trong chuyên mục:

Nguồn: Tiepthinongnghiep.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu và phòng ngừa căn bệnh thán thư trên hoa họ cúc

Hoa họ cúc là một loại hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau. Đối với các nước trên thế …
Xem Chi Tiết

Bệnh rỉ sắt – một trong những căn bệnh phổ biến ở hoa hồng

Bệnh rỉ sắt là bệnh khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng và hoa hồng cũng không ngoại lệ …
Xem Chi Tiết

Bệnh đốm đen vi khuẩn gây ra tác hại không nhỏ đến cà chua

Cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A. Đặc biệt là giàu lycopeme tốt …
Xem Chi Tiết

Giải pháp cứu thoát cây ngô (bắp) khỏi bệnh phấn đen

Ngô (bắp) là loại hạt ngũ cốc giàu chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bắp …
Xem Chi Tiết

Giúp nhà nông đánh bại sâu cuốn lá nhỏ ở cây lúa

Hiện nay, lúa chiếm diện tích đất trồng lớn nhất trong tất cả các loại lương thực ở nước ta …
Xem Chi Tiết

Cứu chữa sản lượng khoai tây khỏi căn bệnh héo vàng

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Hiện tượng heo nái chậm động dục: Khắc phục như thế nào?

Khi nuôi heo nái sinh sản, việc chăm sóc tốt hậu bị rất quan trọng. Để hạn chế và khắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng và trị bệnh ghẻ trên dê mà người nuôi cần nắm rõ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận định, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính. Bệnh thuộc nhóm …
Xem Chi Tiết

Heo nái bị bại liệt sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng, trị như thế nào?

Trong quá trình heo nái sinh đẻ, nếu không chăm sóc chu đáo thì rất rễ mắc bệnh  Một trong …
Xem Chi Tiết

Cách nhận biết và phương pháp phòng trị bệnh đậu ở gà

Khi thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh …
Xem Chi Tiết
Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp

Hiện nay, chim bồ câu pháp là giống vật nuôi đươạ ưa chuộng. Bởi giá trị kinh tế mà nó …
Xem Chi Tiết

Bệnh cước chân ở trâu bò: Nguyên nhân và cách phòng, trị

Ngày nay thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt. Nguy cơ trâu, bò mắc bệnh rất cao. Thời tiết …
Xem Chi Tiết