Cách phòng và trị bệnh thường gặp ở cá nuôi lồng bè tại miền Bắc

6 phút, 45 giây để đọc.

Hiện nay nghề nuôi cá lồng bè trên sông tại một số tỉnh miền Bắc đã phát triển rất mạnh. Ngành nghề này đã góp phần phát triển kinh tế địa phương.  Các giống cá được nuôi chủ yếu là cá lăng đen, cá rô phi, cá điêu hồng, cá chiên, cá ngạnh…, Ở nhiều địa phương, địa điểm nuôi cá lồng bè còn trở thành một nơi du lịch hút khách. 

Không thể nói hết được những lợi ích mà mô hình này mang lại cho người thực hiện. Nhất là về lợi ích kinh tế, nhiều gia đình đã thoát nghèo nhờ phương pháp này. Cúng chính vì vậy mà mật độ lồng nuôi ngày càng tăng. Số lượng nuôi trong một lồng cũng theo đó mà tăng theo. Tất cả những điều này đã khiến vùng nuôi quá tải. Cộng thêm việc biến động thời tiết đã gây ra rất nhiều bệnh cho cá. Chúng để lại những hậu quả lớn và gây ra những thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Tất cả các dịch bệnh xảy ra  đều ghi nhận ảnh hưởng lớn đến sản lượng và năng suất cá nuôi sau thu hoạch.

Nhằm giúp cho người nuôi cá hạn chế được phần nào thiệt hại do dịch bệnh. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh thường gặp trên cá nuôi lồng tại một số tỉnh phía Bắc. Nắm được các thông tin này sẽ giúp bà con phòng chống bệnh được tốt hơn cho cá nuôi của mình.

 Bệnh do vi rút gây bệnh trên cá nuôi lồng bè và biện pháp phòng bệnh

 Bệnh do cá nhiễm vi rút KHV (Koi Herpesvirus)

– Tác nhân gây bệnh:Do vi rút thuộc họ Herpesviridae

– Đối tượng chính nhiễm bệnh: Cá chép và cá chép cảnh

Cá nuôi lồng bè mắc bệnh
Bệnh do vi rút KHV (Koi Herpesvirus)

– Dấu hiệu bệnh:

Đầu tiên có thể là một vài tổn thường trên mang và tỷ lệ chết cao. Một số trường hợp vi khuẩn và KST là tác nhân thứ hai có thể làm cho virus nhiễm đầu tiên nguy hiểm hơn. Trạng thái cá nhiễm bệnh thường gần tầng mặt, bơi lờ đờ và có thể bị sốc do ngạt thở và bơi không định hướng.

Dấu hiệu bệnh ngoài của bệnh KHV có thể thấy mang có vết chấm lốm đốm màu đỏ và màu trắng (giống như bệnh vi khuẩn dạng sợi), mang chảy máu, mắt trũng, da có đám bạc màu hoặc phồng rộp. Lấy nhớt mang kiểm tra dưới kính hiển vi thường gặp số lượng lớn vi khuẩn và KST khác nhau.

Dấu hiệu bên trong của bệnh KHV không có gì đặc biệt, nhưng chúng có thể là các cơ quan bắm chặt vào xoang cơ thể và xuất hiện các chấm lốm đốm

– Mùa vụ xuất hiện bệnh: Cá thường bị bệnh vào mùa xuân khi nhiệt độ nước từ <25oC, bệnh thường lây từ cá sang cá.

– Phương pháp chẩn đoán: Kỹ thuật PCR

Bệnh do virus SCV (Spring Viremia of Carp)

– Tác nhân gây bệnh: Do vi rút thuộc họ họ Rhabdovirus carpio

– Đối tượng chính nhiễm bệnh:Cá chép và họ cá chép

– Dấu hiệu bệnh: Cá có thể bị nhiễm bệnh ở mọi giai đoạn phát triển. Khi bị bệnh, xuất hiện 1 trong các dấu hiệu:

+ Da cá thường có màu nhợt nhạt hoặc có màu đỏ, xuất huyết trên da và các gốc vây.

+ Mắt lồi, mang nhợt nhạt, thối mang hoặc các tia mang kết dính lại với nhau có màu đỏ không tự nhiên.

+ Bụng chướng to, bóng hơi bị teo một ngăn.

Cá nuôi lồng bè mắc bệnh
Bệnh do virus SCV (Spring Viremia of Carp)

– Mùa vụ xuất hiện bệnh: Sự biến động của nhiệt độ, đặc biệt vào lúc giao mùa thường xảy ra ở cuối mùa đông đầu mùa xuân khi nhiệt độ thấp dưới 18oC

– Phương pháp chẩn đoán: Kỹ thuật PCR

Cá trắm cỏ nuôi lồng nhiễm vi rút 

– Tác nhân gây bệnh:do Reovirus

– Đối tượng chính nhiễm bệnh:cá trắm cỏ và cá trắm đen

– Dấu hiệu bệnh lý:

+ Dấu hiệu bên ngoài: Da cá màu tối sẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Khi bệnh nặng cá có biểu hiện mắt lồi, mang nhợt nhạt, nắp mang và vây xuất huyết. Tỷ lệ cá chết cao từ 80-100% sau 2-3 tuần cá trong ao xuất hiện bệnh. Trong mùa dịch cá giống thường xuất hiện sớm hơn cá thịt.  Với vây đuôi chuyển màu đen, bề ngoài thân màu tối đen. Hai bên cơ lưng có thể xuất hiện 2 dải sọc màu trắng.

Bệnh vi rút trên cá trắm cỏ nuôi lồng
Bệnh vi rút trên cá trắm cỏ nuôi lồng

+ Dấu hiệu bên trong: Bóc da cá bệnh nhìn thấy các đốm hoặc đám cơ đỏ xuất huyết, bệnh nặng, cơ toàn thân xuất huyết đỏ tươi, đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của bệnh. Giải phẫu cơ quan nội tạng nhận thấy: ruột xuất huyết tương đối rõ ràng, một phần ruột hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không hoại tử.

– Mùa vụ xuất hiện bệnh:Xuất hiện quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất ở các tháng giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè (tháng 3 – tháng 6), giữa mùa hè và mùa đông (từ tháng 8 – tháng 10).

– Phương pháp chẩn đoán:Kỹ thuật PCR, nuôi cấy tế bào.

Bệnh vi rút trên cá rô phi

– Tác nhân gây bệnh: Tilapia lake virus (TiLV), vi rút thuộc họ Orthomyxoviridae. Vi rút được miêu tả đầu tiên bởi Eyngor et al. (2014);

– Đối tượng nhiễm bệnh:Cá rô phi

Bệnh vi rút trên cá rô phi
Bệnh vi rút trên cá rô phi

– Dấu hiệu bệnh:

TiLV ảnh hưởng chủ yếu lên cá rô phi giai đoạn giống, tỷ lệ chết của cá rô phi đỏ giai đoạn giống lên đến 90% trong vòng một tháng sau khi thả lồng. Trong khi đó tỷ lệ chết chỉ đạt 9% đối với cá rô phi vằn (O. niloticus) có kích thước từ trung bình đến lớn. Cá mắc bệnh do TiLV gây ra có biểu hiện giảm ăn, màu sắc cơ thể biến đổi (sẫm màu), thay đổi tập tính bơi lội như tập trung ở trên bề mặt, bơi lờ đờ và bơi tách đàn. Ở giai đoạn nhiễm bệnh nặng, trên thân cá xuất hiện các vết lở loét từ dạng điểm đến mảng, mang tái nhợt, mắt bị teo lại hoặc lồi ra, có hiện tượng đục thủy tinh thể, vẩy dựng, bong tróc; đuôi bị ăn mòn.

– Mùa vụ xuất hiện bệnh:Xuất hiện quanh năm.

– Phương pháp chẩn đoán: Kỹ thuật PCR, mô bệnh học, nuôi cấy tế bào, lai tại chỗ.

Một số phòng bệnh do vi rút trên cá nuôi lồng, bè

Đối với bệnh do vi rút, cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp như:

– Sau mỗi vụ nuôi kéo lồng lên bờ vệ sinh lồng bằng cách quét vôi lên khung lồng, lồng lưới được ngâm trong nước vôi sau đó giặt sạch phơi khô.

– Cá giống thả vào lồng nuôi cần phải kiểm tra đầu vào, để loại cá nhiễm mầm bệnh vi rút.

– Trong quá trình nuôi thường xuyên treo túi vôi hoặc viên TCCA hoặc BKD để khử trùng môi trường nước và tiêu diệt mầm bệnh.

– Định kỳ hàng tháng cho cá ăn Vitamin C hoặc bột tỏi để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

– Đối với cá bị bệnh chết cần phải được vớt lên nấu chín, hoặc tiêu hủy chôn với 1% vôi bột, không được vớt cá chết bỏ ra sông, suối dễ lây lan từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác.

Nguồn: Vietlinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết